Để tổng kết quá trình chuyển luồng số liệu qua tất cả các lớp giao thức, thí dụ minh họa cho trường hợp ba gói IP, hai trên một kênh mang vô tuyến và một trên một kênh mang vô tuyến khác được cho trên hình 3.15. Luồng số liệu trong trường hợp truyền dẫn đường lên cũng tương tự. PDCP thực hiện (tày chọn) nén tiêu đề IP và sau đó là mật mã hóa. Tiêu đề PDCP được bổ sung để mang thông tin cần thiết cho giải mật mã trong đầu cuối di động. Đầu ra của PDCP là RLC.
Giao thức RLC thực hiện móc nối và (hoặc) phân đoạn các PDCP PDU và bổ xung tiêu đề RLC. Tiêu đề này được sử dụng để chuyển theo đúng thứ tự (trên kênh
logic) trong đầu cuối di động và để nhận dạng các PLC PDU trong trường hợp phát lại. Các RLC PDU được chuyển đến lớp MAC, lớp này lấy ra số thứ tự của RLC PDU, lắp ráp các RLC PDU vào một MAC SDU và gắn tiều đề MAC để tạo nên một khối truyền tải. Kích thước khối truyền tải phụ thuộc vào tốc độ số liệu tức thời do cơ chế thích ứng đường truyền chọn. Vì thế thích ứng đường truyền ảnh hưởng cả xử lý MAC lẫn xử lý RLC. Cuối cùng lớp vật lý gắn thêm CRC cho khối truyền tải để phát hiệp lỗi, thực hiện mã hóa điều chế và phát tín hiệu tổng vào không gian.
Hình 3.15. Thí dụ về luồng số liệu
Như vậy ta đã xét kiến trúc phân lớp tổng quát của giao diện vô tuyến. Sau đó xét cụ thể cấu trúc của các lớp của kiến trúc này như: cấu trúc và xử lý lớp điều khiển liên kết vô tuyến (RLC), cấu trúc và xử lý lớp điều khiển truy nhập môi trường, cấu trúc và xử lý lớp vật lý. Ngoài ra chương này cũng xét một số vấn đề đặc thù của giao diện vô tuyến như: HARQ, các trạng thái LTE và cấu trúc luồng số liệu của LTE.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong suốt thời gian tìm hiểu về đồ án cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Điện tử viễn thông và đặc biệt là thầy TS. Nguyễn Vũ Sơn - đã tận tình hướng dẫn em đã làm cho em hiểu về kiến trúc giao diện vô tuyến LTE và kĩ thuật OFDM được sử dụng trong mạng. Nhưng do thời gian tìm hiểu ngắn và trình độ còn hạn chế nên em chỉ mới bắt đầu nắm được những vấn đề mang tính tổng quan của kiến trúc giao diện vô tuyến LTE. Vậy em mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để em có thể hiểu sâu hơn và có thể tiếp tục thực hiện nghiên cứu đồ án của mình trong thời gian tới đây.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
[1] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập”, NXB Bưu Điện, 09/2004.
[2] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Giáo trình thông tin di động”, NXB Bưu Điện, 06/2002.
[3] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Giáo trình thông tin di động thế hệ ba”, NXB Bưu Điện, 03/2004.
[4] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Giáo trình cơ sở truyền dẫn vi ba sổ”, NXB Bưu Điện, 4/2001.
[5] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “ Thông tin di động GSM”, NXB Bưu Điện, 1999. [6] H. Holma and A. Toskala, WCDMA for UMTS: Radio Access for Third Generation
Mobile Communications, John Wiley and Sons, Chichester, England, 2000.
[7] China Unicom et al., ‘Joint Proposal for 3GPP2 Physical Layer for FDD Spectra’, 3GPP2 TSG-C WG3 Contribution C30-20060731-040R2, July 2006. [8] A. Huebner, F. Schuehlein, M. Bossert, E. Costa and H. Haas, ‘A Simple
Space-uequency Coding Scheme with Cyclic Delay Diversity for OFDM\
Proceedỉngs of the 5th European Personaỉ Mobile Communications Cori/erence, Glasgow, Scotland, April 2000.
[9] ‘Views on OFDM Parameter Set for Evolved UTRA Downlink’, NTT DoCoMo et al., Tdoc Rl-050386, 3GPP TSG-RAN WG1, Athens, Greece, May 9- 13, 2005.
[10]J. Karlsson, M. Meyer, s. Parkvall, J. Torser and M. Wahlqvist, ‘Technical Solutions for the 3G Long-term Evolution’, IEEE Communications Magazine, 04/2006
[11]‘3rd Generation Partnership Project; Technical Specification Group Radio Access Network; Radio Interíace Protocol Architecture’, 3GPP, 3GPP TS 25.301.