Lập biểu phụ thuộc kênh và thích ứng tốc độ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiến trúc giao diện vô tuyến trong lte (Trang 71 - 75)

Cốt lõi của sơ đồ truyền đẫn LTE là sử dụng truyền dẫn kênh chia sẻ, trong đó tài nguyên thời gian- tần số được chia sẻ giữa các người sử dụng. Điều này cũng giống như cách xử lý trong HSPA, mặc dù việc thực hiện tài nguyên chia sẻ giữa hai công nghệ này khác nhau: trong LTE là thời gian và tần số còn trong HSPA là thời gian và mã định kênh. Việc sử dụng truyền dẫn kênh chia sẻ là hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu tài nguyên thay đổi rất nhanh do truyền dẫn gói gây ra và nó cũng cho phép LTE sử dụng các cộng nghệ then chốt khác.

Đối với từng thời điểm, bộ lập biểu điều khiển việc sử dụng nào được ấn định tài nguyên chia sẻ. Nó cũng quyết định tốc độ số liệu sẽ được sử dụng cho từng liên

kết và thích ứng đường truyền cũng có thể được coi như là một bộ phận của bộ lập biểu. Bộ lập biểu là phần tử then chốt và ở mức độ rất lớn nó quyết định hiệu năng tổng thể của đường xuống, đặc biệt trong mạng có tải cao. Cả đường xuống và đường lên đều chịu sự điều khiển chặt chẽ của lập biểu, có thể đạt được độ lợi dung lượng hệ thống đáng kể, nếu xét đến các điều kiện kênh trong quyết định lập biểu hay còn gọi là lập biểu phụ thuộc kênh. Điều này đã được khai thác trong hspa, trong đó bộ lập biểu đường xuống cho phép phát đến người sử dụng có điều kiện

kênh ưu việt để đạt được tốc độ số liệu cực đại. Ở mức độ nào đó điều này cũng được thực hiện trên đường lên cho hsupa. Tuy nhiên ngoài miền thời gian, lte cũng có thể truy nhập đến miền tần số nhờ việc sử dụng ofdm cho đường xuống và DFTS-ofdm cho đường lên. Vì thế, đối với từng miền tần số, bộ lập biểu có thể chọn người sử dụng có điều kiện kênh tốt nhất. Nói một cách khác, lập biểu trong lte có thể xét đến các thay đổi điều kiện kênh không chỉ trong miền thời gian như hspa mà cả trong miền tần số như trên hình 3.3.

Khả năng lập biểu phụ thuộc kênh trong miền tần số đặc biệt hữu ích tại các tốc độ số liệu thấp, nói một cách khác khi kênh thay đổi chậm theo thời gian. Lập biểu phụ thuộc kênh dựa trên các thay đổi chất lượng kênh để nhận được độ lợi dung lượng hệ thống. Đối với các dịch vụ nhạy cản trễ, bộ lập biểu chỉ cho miền thời gian có thể bị buộc phải lập biểu cho một người sử dụng cho dù chất lượng kênh của người này là không tốt lắm. Trong trường họp này, việc khai thác cả các thay đổi chất lượng kênh trong miền tần số sẽ hỗ trợ cải thiện tổng hiệu năng hệ thống. Đối với lte, các quyết định lập biểu được thực hiện một lần trong 1 ms và tính hạt trong miền tần số là 180 khz. Điều này cho phép bộ lập biểu bám theo các thay đổi kênh khá nhanh.

Hình 3.3. Lp biu ph thuc kênh đường xung trong min thi gian và min tn s

3.2.2.1. Lp biu đường xung

Trên đường xuống, mỗi đầu cuối báo cáo ước tính chất lượng kênh tức thời cho trạm gốc. Các ước tính này nhận được bằng cách đo một tín hiệu tham khảo được phát đi từ trạm gốc và cũng được sử dụng cho mục đích giải điều chế. Dựa trên ước tính chất lượng kênh, bộ lập biểu đường xuống ấn định các tài nguyên cho các người sử dụng,vềnguyên tắc đầu cuối được lập biểu có thể được ấn định một tổ hợp bất kỳ gồm các khối tài nguyên rộng 180 khz trong mỗi khoảng thời gian lập biểu 1 ms.

3.2.2.2. Lp biu đường lên

Đường lên của lte được xây dựng trên cơ sở phân tách trực giao các người sử dụng và đây là nhiệm vụ của bộ lập biểu đường lên. Bộ lập biểu đường lên ấn định các tài nguyên cho các người sử dụng khác nhau (tdma/fdma) trong cả miền thời gian và miền tần số. Quyết định lập biểu được đưa ra mỗi 1 ms một lần để điều

khiển việc các đầu cuối nào được quyền phát trong ô trong khoảng thời gian cho trước và trên các tài nguyên tần số nào cũng như tốc độ số liệu đường lên là bao nhiêu (khuôn dạng truyền tải). Lưu ý rằng đầu cuối được ấn định một vùng tần số liên tục do truyền dẫn đơn sóng mang được sử dụng cho đường lên của lte.

Các điều kiện kênh cũng được xét trong quá trình lập biểu đường lên giống như trong lập biểu đường xuống. Tuy nhiên, nhận được thông tin về các điều kiện kênh đường lên không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Vì thế cần bổ sung thêm các phương tiện để đạt được phân tập đường lên trong trường hợp không sử dụng lập biểu đường lên phụ thuộc kênh.

3.2.2.3. Điu phi nhiu gia các ô

LTE đảm bảo tính trực giao giữa các người sử dụng trong một ô cho cả đường lên và đường xuống. Vì thế có thể nói rằng hiệu năng liên quan đến hiệu năng sử dụng phổ của LTE bị giới hạn nhiều hơn bởi nhiễu đến từ các ô khác (nhiễu giữa các ô) so với wcdma/hspa. Vì thế phương tiện để giảm nhiễu hay để điều khiển nhiễu giữa các ô sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho hiệu năng liên quan lte (tốc độ số liệu chẳng hạn) nhất là đối với các người sử dụng tại biên ô.

Điều phối nhiễu giữa các ô là một chiến lược trong đó các tốc độ số liệu tại biên ô được tăng nhờ xét đến nhiễu giữa các người sử dụng, về cơ bản, điều phối nhiễu giữa các ô có nghĩa là đưa ra các hạn chế nhất định (miền thời gian) cho các bộ lập biểu đường lên và đường xuống để điều khiển nhiễu giữa các ô. Bằng cách hạn chế công suất của một số bộ phận phổ trong ô, nhiễu trong các ô lân cận trong phần phổ này sẽ giảm. Phần phổ này có thể được sử dụng để cung cấp tốc độ số liệu cao hơn cho các người sử dụng trong các ô lân cận. về thực chất, hệ số tái sử dụng tần số trên các phần khác nhau của ô sẽ khác nhau (hình 3.4).

Hình 3.4. Thí d vềđiu phi nhiu gia các ô, trong đó mt s phn ph b hn chế công sut

Lưu ý rằng điều phối nhiễu giữa các ô chủ yếu là một chiến lược lập biểu với xét đến tình trạng trong các ô lân cận. Như vậy, điều phối nhiễu ô lân cận là một vấn đề của thực hiện và có lẽ khó đưa vào các đặc tả. Điều này cũng có nghĩa là điều phối nhiễu giữa các ô có thể được áp dụng chỉ cho một tập các ô được chọn phụ thuộc vào các yêu cầu của một triển khai cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiến trúc giao diện vô tuyến trong lte (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)