Sơ đồ truyền dẫn đường xuống của LTE dựa trên OFDM. OFDM là một sơ đồ truyền dẫn hấp dẫn vì: do thời gian ký hiệu OFDM kết hợp với tiền tố chu trình khá dài, OFDM đảm bảo độ bền chắc chống lại chọn lọc tần số của kênh vô tuyến cao hơn. Mặc dù về nguyên tắc có thể xử lý sự méo dạng tín hiệu do kênh chọn lọc tần số gây ra bằng cách cân bằng tại phía thu, nhưng độ phức tạp của cân bằng trở nên quá cao đối với thực hiện đầu cuối tại các băng thông lớn hon 5 Mhz. Vì thế OFDM với khả năng đề kháng phadinh chọn lọc sẵn có là một kĩ thuật hấp dẫn cho đường xuống đặc biệt khi được kết hợp với ghép kênh không gian.
Một số lợi ích khác của OFDM là:
OFDM cung cấp truy nhập đến miền tần số, vì thế cho phép mở rộng mức độ tự do cho bộ lập biểu phụ thuộc kênh so với HSPA.
FDM dễ dàng hỗ trợ ấn định băng thông linh hoạt (ít nhất từ quan điểm
băng gốc) bằng cách thay đổi số lượng các sóng mang con sử dụng cho truyền dẫn. Tuy nhiên cũng cần nói rằng hỗ trợ ấn định nhiều phổ cũng đòi hỏi bộ lọc RF linh hoạt và một khai thác chính xác với sơ đồ truyền dẫn liên quan. Mặc dù vậy, việc giữ nguyên cấu trúc xử lý băng gốc không phụ thuộc vào băng thông cũng cho phép thực hiện đầu cuối dễ dàng.
OFDM cho phép thực hiện đơn giản truyền dẫn quảng bá / đa phương trong đó cùng một thông tin được phát đi từ nhiều trạm gốc.
Đổi với đường lên của LTE, truyền dẫn đơn sóng mang dựa trên OFDM trải phổ DFT được sử dụng. Sử dụng đơn sóng mang cho phép giảm tỷ số công suất
đỉnh trên công suất trung bình (PAPR) so với truyền dẫn đa sóng mang như OFDM. PAPR càng nhỏ, thì công suất phát trung bình càng cao đối với một bộ khuyếch đại công suất cho trước. Vì thế truyền dẫn đơn sóng mang cho phép đạt được hiệu suất sử dụng bộ khuyếch đại công suất cao hơn và điều này dẫn đến tăng vùng phủ. Điều này thực sự quan trọng đối với đầu cuối di động có công suất hạn chế. Đồng thời vấn đề xử lý méo tín hiệu đơn sóng mang do phadinh chọn lọc tần số gây ra trên đường lên cũng không phải là quan trọng vì nó được thực hiện tại trạm gốc nơi có khả năng xử lý tín hiệu mạnh hơn.
Khác với đường lên của WCDMA/HSPA cũng dựa trên truyền dẫn đơn sóng mang, đường lên của LTE dựa trên phân cách trực giao các người sử dụng trong miền thời gian và miền tần số. Trong nhiều trường hợp, phân cách trực giao các người sử dụng rất có lợi vì nó tránh được nhiễu nội ô. Tuy nhiên cấp phát đồng thời tài nguyên băng thông rất rộng cho một người sử dụng là một chiến lược không hiệu quả trong các tình trạng mà ở đó tốc độ số liệu chủ yếu bị hạn chế bởi cộng suất truyền dẫn chứ không phải băng thông truyền dẫn. Trong các tình trạng này, một đầu cuối thường được cấp phát một phần trong băng thông truyền dẫn tổng, còn các đầu cuối khác có thể phát song song trong phần phổ còn lại. Vì thế đường lên LTE chứa một phần tử đa truy nhập miền tần số, và sơ đồ truyền dẫn đường lên của LTE cũng được gọi là FDMA đơn sóng mang (SC-FDMA).