Linh hoạt phổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiến trúc giao diện vô tuyến trong lte (Trang 77 - 79)

Mức độ linh hoạt phổ cao là một trong các đặc tính của truy nhập vô tuyến LTE. Mục đích của linh hoạt phổ là để cho phép triển khai truy nhập LTE trong các dạng phổ khác nhau, các sắp xếp song công khác nhau, hoạt động tại các băng tần khác nhau và các kích thước phổ khả dụng khác nhau.

3.2.6.1.Linh hot trong sp xếp song công

Một trong tính năng quan trọng của LTE liên quan đến linh hoạt phổ là khả năng triển khai LTE trong phổ kép và phổ đơn, nghĩa là LTE phải hỗ trợ cả sơ đồ ghép song công theo tần số (FDD) và ghép song công phân chia theo thời gian (TDD). Trong ghép song công phân chia theo tần số (FDD) truyền dẫn đường xuống và đường lên xảy ra trong các băng tần khác nhau (hình 3.5a). Trong ghép song công phân chia theo thời gian (TDD) truyền dẫn đường xuống và đường lên xảy ra trong cùng một băng tần nhưng luân phiên theo thời gian (hình 3.5b). Vì thế TDD có thể hoạt động trong phổ đơn còn FDD đòi hỏi phổ kép.

Hình 3.5. FDD và TDD

Hỗ trợ cả phổ kép lẫn phổ đơn đã có trong đặc tả của 3GPP ngay từ phát hành R3, mặc dù hiện nay mới triển khai FDD cho WCDMA và HSPA. Tuy nhiên chi

tiết các công nghệ truy nhập vô tuyến FDD và TDD cho WCDMA là khác nhau, trái lại LTE hỗ trợ cả FDD và TDD trong cùng một công nghệ truy nhập vô tuyến, vì thế sự khác nhau giữa FDD và TDD đối với truy nhập vô tuyến LTE là rất ít. Vì thế truy nhập vô tuyến được trình bày trong các phần sau sẽ đúng cho cả FDD và TDD. Trường hợp xảy ra khác biệt sẽ được giải thích riêng.

3.2.6.2.Linh hot trong khai thác băng tn

LTE được thiết kế để triển khai theo nhu cầu, trong đó phổ khả dụng có thể là phổ được ấn định mới cho thông tin di động (băng 2.6 Ghz chẳng han) hay chuyển dịch đến LTE từ phổ hiện đang sử dụng cho các công nghệ thống tin di động khác, như hệ thống GSM hay thậm chí không phải là các công nghệ thống tin di động. Vì thế truy nhập vô tuyến LTE phải hoạt động trong các dải băng tần rộng từ 450 Mhz đến ít nhất là 2.6 Ghz.

Khả năng hoạt động trong một công nghệ truy nhập vô tuyến trong các băng tàn khác nhau thực ra không phải là mới. Chẳng hạn các đầu cuối GSM ba băng hiện rất phổ biến có khả năng hoạt động trong các băng 900, 1800 và 1900. Từ quan điểm hoạt động truy nhập vô tuyến, sẽ không có gì cản trở việc các đặc tả lớp vật lý LTE sẽ bao trùm mọi băng đặc thù. Điêu khác biệt giữa các đặc tả cho các băng tân khác nhau chủ yếu là các yêu cầu vô tuyến đặc thù hơn như: công suất phát cho phép cực đại, các hạn chế phát xạ ngoài băng... Sở dĩ như vậy vì các quy định bên ngoài do các cơ quan quy định đặt ra có thể khác nhau giữa các băng tần khác nhau.

3.2.6.3 Linh hot băng thông

Khả năng triển khai truy nhập vô tuyến LTE trong các băng khác nhau phụ thuộc vào khả năng LTE hoạt động với các băng thông truyền dẫn khác nhau trên cả đường lên và đường xuống. Lý do chính là lượng phổ khả dụng cho LTE có thể thay đổi rất lớn giữa các băng tần khác nhau và cũng còn phụ thuộc vào tình trạng của nhà khai thác. Ngoài ra khả năng hoạt động trong các ấn định phổ khác nhau cho phép chuyển dịch phổ từ các công nghệ truy nhập vô tuyến khác sang LTE

LTE hỗ trợ hoạt động trong dải rộng các ấn định tần số. Để hỗ trợ hiệu quả các tốc độ số liệu cao khi có phổ khả dụng cần có băng thông truyền dẫn rộng. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng có đủ khối lượng phổ cần thiết, một mặt do băng tần

khai thác mặt khác do việc chuyển dần một công nghệ khác mà tại đây đó LTE có thể hoạt động với băng thông nhỏ hơn. Rõ ràng rằng trong các trường hợp này tốc độ số liệu sẽ bị giảm tương ứng.

Các đặc tả lớp vật lý LTE theo triết lý không thể biết băng thông và không đưa ra quy định cụ thể bất kỳ nào về việc hỗ trợ các băng thông truyền dẫn ngoài một giá trị tối thiểu. Trong phần sau ta sẽ thấy, đặc tả truy nhập vô tuyến cơ sở bao gồm các đặc tả lớp vật lý và giao thức, cho phép mọi băng thông truyền dẫn trong dải từ 1 Mhz đến 20 Mhz với bước nhẩy 180 khz. Đồng thời, tại giai đoạn đầu, các yêu cầu tần số vô tuyến chỉ được đặc tả cho một tập hạn chế băng thông truyền dẫn tương ứng với dự báo liên quan đến các kích thước ấn định phổ và các kịch bản chuyển dịch tương ứng. Vì thế, trong thực tế truy nhập vô tuyến LTE hỗ trợ tập hạn chế các băng thông, nhưng có thể dễ dàng hỗ trợ bổ sung các băng thông truyền dẫn bằng cách cập nhật các đặc tả vô tuyến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiến trúc giao diện vô tuyến trong lte (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)