Sử dụng OFDM cho ghép kênh và đa truy nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiến trúc giao diện vô tuyến trong lte (Trang 55 - 57)

Hình 2.10 mô tả sử dụng OFDM cho đa truy nhập OFDM để có thể truyền

dẫn đồng thời đến và từ các máy đầu cuối bằng phân chia tần số. Phương pháp này được gọi là ghép kênh các người sử dụng cho đường xuống (từ trạm gốc tới các trạm đầu cuối di động) và đa truy nhập cho đường lên (từ các máy đầu cuối di động đến trạm gốc)

Hình 2.10. OFDM được s dng cho sơđồ ghép kênh/đa truy nhp: a) đường xung, b) đường lên

Trên đường xuống, OFDM được sử dụng làm sơ đồ ghép kênh các người sử dụng. Trong khoảng thời gian một ký hiệu OFDM, toàn bộ các sóng mang con khả dụng được chia thành các tập con khác nhau và được gán cho các người sử dụng khác nhau để truyền đến các đầu cuối khác nhau (hình 2.1 lạ).

Tương tự trên đường lên, OFDM được sử dụng làm sơ đồ đa truy nhập. Trong khoảng thời gian một ký hiệu OFDM toàn bộ các sóng mang con khả dụng được chia thành các tập con khác nhau và được gán cho các người sử dụng khác nhau để truyền từ các đầu cuối khác nhau đến trạm gốc (hình 2.1 lb). Sơ đồ đa truy nhập đường lên sử dụng OFDM được gọi là đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA) đổi với đường từ MS đến BS.

Thông thường thuật ngữ OFDMA được sử dụng cho cả đường xuống và đường lên vì thế để đơn giản ta sẽ chỉ sử dụng thuật ngữ này cho cả hai đường.

đến/từ máy di động đầu cuối. Tuy nhiên các tập con sóng mang con được phân bố trên toàn bộ các sóng mang con khả dụng cũng được sử dụng để truyền dẫn đến/từ các máy đầu cuối di động (hình 2.11). Lợi ích của sơ đồ OFDM phân bố là có thể nhận được phân tập tần số bổ sung trải rộng trên toàn băng thông rộng hơn cho từng đường truyền.

Hình 2.11. Ghép kênh người s dng/OFDMA phân b

Trong trường hợp OFDMA được sử dụng cho đường lên, tín hiệu OFDM phát đi từ các đầu cuối di động khác nhau được ghép kênh theo tần số, điều quan trọng là các truyền dẫn từ các đầu cuối ở các vị trí khác nhau so với trạm gốc phải đến trạm gốc một cách đồng bộ theo thời gian. Đặc biệt là sự mất đồng bộ giữa các truyền dẫn từ các đầu cuối di động khác nhau tại trạm gốc phải nhỏ hơn độ dài CP để đảm bảo tính trực giao giữa các sóng mang con thu được từ các đầu cuối di động khác nhau để tránh nhiễu giữa các người sử dụng.

Do khác nhau về khoảng cách từ các đầu cuối di động đến trạm gốc và vì thế dẫn đến khác nhau về thời gian truyền lan (sự khác nhau có thể vượt xa độ dài CP), nên phải định thời phát của từng đầu cuối (hình 2.12). Điều khiển định thời phát nhằm điều chỉnh định thời phát của từng đầu cuối di động để đảm bảo rằng các truyền dẫn đường lên được đồng bộ tại trạm gốc. Do thời gian truyền lan thay đổi khi đầu cuối di động chuyển động trong ô, điều khiển định thời phát phải là một quá trình tích cực liên tục điều chỉnh định thời phát cho đừng đầu cuối di động

Hình 2.12. Điu khin định thi phát đường lên

Ngay cả khi điều khiển định thời phát hoàn hảo, vẫn luôn có một lượng nhiễu giữa các sóng mang con do sai số tần số. Trong trường hợp sai số tần số hợp lý và trải Doppler nhỏ nhiễu này thường tương đối nhỏ. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi coi rằng các sóng mang con khác nhau được thu tại trạm gốc với công suất gần như nhau. Trên đường lên do khoảng cách giữa các đầu cuối di động đến trạm gốc khác nhau. Nếu hại đầu cuối phát cùng một công suất thì do khoảng cách khác nhau công suất tín hiệu thu tại trạm gốc từ hai đầu cuối này có thể rất khác nhau và vì thế tín hiệu thu từ trạm đầu cuối mạnh hơn sẽ gây nhiễu với tín hiệu thu yếu hơn cho dù vẫn duy trì được trực giao hoàn hảo giữa các sóng mang con. Để tránh điều này cần phải thực hiện điều khiển công suất phát của các đầu cuối ở một mức độ nhất định đối với OFDMA đường lên bằng cách giảm công suất của đầu cuối ở gần trạm gốc để đảm bảo công suất của các tín hiệu thu gần như nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiến trúc giao diện vô tuyến trong lte (Trang 55 - 57)