CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Nguyên nhân thất thu thuế TNDN
4.2.2. Nguyên nhân do Cơ quan thuế
Hình thức và nội dung tun truyền chính sách pháp luật thuế và nghĩa vụ nộp thuế còn chưa phù hợp, chưa đi vào đúng trọng tâm.
Thiếu phân loại nhóm NNT nên nội dung, hình thức tun truyền cho các nhóm NNT cịn chung chung, khơng cụ thể dẫn đến hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đối với DN mới thành lập chưa tốt. Do mới thành lập nên các DN này chưa hiểu biết kịp chính sách thuế, thủ tục thuế: Loại hồ sơ thuế nào cần kê khai, cách kê khai thu, thời gian khai thuế, thời gian nộp thuế…nên NNT không hoặc chậm trễ kê khai, kê khai khơng đúng, nộp thuế khơng đúng…
Các chương trình hướng dẫn chính sách pháp luật thuế và đối thoại với DN theo chun đề cịn ít, chưa sát theo nhu cầu của NNT.
Trình độ một số cơng chức làm cơng tác hỗ trợ tuyên truyền chưa tốt nên việc tuyên truyền chính sách thuế chưa tốt và giải đáp thắc mắc cho NNT chưa thỏa đáng; do đó, ý thức của NNT khi tham gia các buổi đối thoại hoặc tập huấn thuế chưa cao, phần lớn chủ DN chưa quan tâm đến tham dự để nắm bắt thông tin dẫn đến hiệu quả công tác này chưa cao.
Hiệu quả công tác kiểm tra thanh tra thuế chưa cao
Số lượng NNT hoạt động nhiều, tỷ lệ NNT vi phạm thuế cao, tuy nhiên, số lượng cơng chức bố trí ở phịng thanh tra, kiểm tra ít dẫn đến NNT được đưa vào kế hoạch kiểm tra thanh tra thấp, do đó gây thất thu NSNN.
Việc lựa chọn chuyên đề để đưa lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra chưa phù hợp, chưa trọng tâm dẫn đến hiệu quả công tác này không cao; thiếu các kỹ năng thanh tra kiểm tra các lĩnh vực như: xây dựng, kinh doanh bán lẻ, bất động sản,...
Việc đôn đốc số nộp sau thanh tra kiểm tra chưa tốt nên số thuế xử lý sau kiểm tra, thanh tra chưa được DN nộp kịp thời vào NSNN dẫn đến nợ đọng thuế cao.
Một số công chức cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế về kỹ năng làm việc, nghiệp vụ chuyên môn, khả năng sử dụng các ứng dụng QLT hoặc khơng có sự chuẩn bị cho cuộc thanh tra kiểm tra nên kết quả cuộc kiểm tra thanh tra chưa cao.
Công tác quản lý, đôn đốc vàcưỡng chế nợ thuế chưa được đẩy mạnh và hiệu quả không cao
Việc quản lý, theo dõi và đôn đốc nợ thuế TNDN chưa tốt; chưa chú trọng vào các DN lớn có số nợ thuế lớn, các DN có tỷ lệ nợ thuế lớn.
Cơng tác cưỡng chế thuế cịn chưa được quan tâm đúng mức. Số trường hợp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cịn q ít, số tiền thuế nợ thu hồi không cao.
Công tác quản lý đăng ký thuế và kê khai thuế
Bỏ sót một số trường hợp có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng NNT không chịu đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
Chưa theo dõi, đôn đốc, kiểm sốt hết NNT kê khai thuế do đó NNT kê khai sai hoặc chậm; chưa tập trung theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh và kê khai của một số doanh nghiệp lớn.
Hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn chưa đáp ứng kịp thời với thay đổi của chính sách thuế
Hệ thống CNTT vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ đổi mới nhanh chóng của yêu cầu cải cách và hiện đại hoá QLT, với các nội dung thay đổi của hệ thống chính sách pháp luật thuế; ứng dụng của Tổng cục Thuế thường xuyên nâng cấp, sửa lỗi nên việc khai thác sử dụng các ứng dụng có hiệu quả chưa cao.
Thời gian vừa qua, CQT đã hiện đại hóa trang thiết bị quản lý song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động QLT. CQT chưa có các thiết bị điện tử theo dõi các giao dịch mua bán lẻ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn chưa được chú trọng
Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ mới chỉ tập trung vào một số cán bộ chủ chốt, chưa làm được nhiều và thường xuyên đối với đội ngũ đông đảo cán bộ trực tiếp quản lý thuế ở các CCT. Vì vậy, trình độ chuyên mơn của cán bộ thuế ở các CCT cịn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được những kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chun mơn mình đảm nhận.
Chưa có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao quy trình nghiệp vụ, kiến thức kỹ năng cho công chức cán bộ như: Kê khai - kế toán thuế, hỗ trợ tuyên truyền NNT, kiểm tra thanh tra thuế, quản lý nợ thuế...
Chưa tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu như: kỹ năng thanh tra kiểm tra lĩnh vực mua bán lẻ, xây dựng...