Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận 3, TP hồ chí minh (Trang 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Mục đích của phân tích là cung cấp thơng tin tổng quan về mẫu nghiên cứu dựa vào kết quả thống kê mơ tả: tần suất, tỉ lệ, trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, các biểu đồ thống kê về đặc điểm cá nhân và thực trạng tham gia xây dựng ĐSVH KDC của người được khảo sát, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVH KDC.

Tóm tắt Chương 3:

Chương 3 nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC là một khía cạnh trong nghiên cứu kinh tế vừa mang tính chuyên biệt lại vừa mang tính tổng hợp. Để có thể giải quyết yêu cầu của nghiên cứu, đề tài sử dụng cách tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện và tiếp cận theo kinh tế vi mô. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra phỏng vấn, nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thơng qua các mơ hình phân tích thống kê mô tả đơn biến, đa biến để giải quyết các vấn đề nghiên cứu là sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan thực trạng xây dựng khu phố văn hóa ở Quận 3

Quận 3 là một trong những quận trung tâm thành phố có diện tích 4,92km2, được chia thành 14 phường, 63 khu phố, 873 tổ dân phố, với 58.148 hộ và số dân thực tế thường trú là 198.886 người (107.089 nữ). Địa bàn quận là nơi trú đóng của nhiều cơ quan, đơn vị thuộc trung ương và thành phố, trụ sở các công ty doanh nghiệp lớn và các cửa hàng buôn bán, kinh doanh dịch vụ, các trường học trong nước và quốc tế, các cơ sở tín ngưỡng tơn giáo và dân gian, các cơ sở vui chơi giải trí và tổ chức biểu diễn nghệ thuật … thu hút số lượng lớn người dân trong và ngoài thành phố, kể cả người nước ngoài đến sinh sống, làm việc. Với cơ sở hạ tầng tài sản có đã ổn định từ trước, từng bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, bộ mặt đô thị của quận khá khang trang, mặt bằng dân trí khá cao, đời sống người dân nhìn chung khá ổn định.

4.1.1. Về số lượng cơng nhận khu phố văn hóa

Qua hơn 16 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Khu phố văn hóa”, số lượng khu phố được cơng nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa” khơng ngừng được nâng lên. Tính đến năm 2018, tồn quận có 51/63 khu phố đạt chuẩn, tỷ lệ 80,95%; công nhận lần đầu năm 2017 là 2 khu phố. Một số phường có tỷ lệ khu phố văn hóa cao như: phường 1, 2, 7, 9, 11, 13, và 14.

4.1.2. Về chất lượng khu phố văn hóa 4.1.2.1. Đời sống kinh tế

Đời sống kinh tế của nhân dân ở các khu phố văn hóa khơng ngừng được nâng lên. Kết quả khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn quận. Hộ nghèo: 706 hộ, 2.898 nhân khẩu, hộ cận nghèo: 766 hộ, 2.753 nhân khẩu.

Công tác thực hiện giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2016: 6/14 phường đã hoàn thành mục tiêu phường khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2016-2020 gồm các Phường: 2, 4, 5, 6, 9, 12. Đến năm 2017, Quận 3 hoàn thành mục tiêu khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố giai đoạn 2016-2020. Năm 2018, địa bàn quận còn 564 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 1,24% so với tổng số hộ dân.

4.1.2.2. Đời sống văn hóa tinh thần

Đến năm 2018 - Tỷ lệ gia đình đạt “Gia đình văn hóa” 31.591/ 33.717 hộ đạt chuẩn, tỷ lệ 93,69%, trong đó gia đình văn hóa 3 năm là 29.363 đạt tỉ lệ 92,95%. ĐSVH tinh thần của các gia đình khơng ngừng được nâng lên. Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các khu phố văn hóa phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều người dân tham gia.

Các ban ngành, đoàn thể và 14 phường trên địa bàn quận tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Kết quả, nhiều đơn vị phường đã có sáng kiến hay, hiệu quả trong vận động, thuyết phục các hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành những quy định pháp luật về trật tự đơ thị; xây dựng văn phịng, cửa hàng… theo đúng giấy phép được cấp; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; hướng dẫn người dân trong thực hiện các thủ tục xin phép xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân quận trong cấp phép xây dựng đúng thời hạn theo quy định.

4.1.2.3. Môi trường cảnh quan, thiết chế văn hóa thể thao

100% hộ dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cửa hàng ở mặt tiền đường 63 khu phố ký hợp đồng thu gom rác theo quy định, thường xuyên quét dọn xung quanh nhà, không đổ nước thải sinh hoạt ra vỉa hè, lịng đường, lịng kênh, khơng để súc vật phóng uế bừa bãi. Vận động nhà hàng, quán ăn trang bị giỏ rác hợp vệ sinh theo quy định; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân, người dân tại phường, khu phố thả cá xuống lịng kênh góp phần làm sạch mơi trường, khơng đánh bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Nhà ở KDC, các cơng trình cơng cộng được xây dựng theo quy hoạch. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo mảng xanh, trồng cây xanh, rau sạch tại nhà....Đến nay, tại các khu phố văn hóa khơng để xảy ra điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường.

63/63 khu phố có các Đội văn nghệ, Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, Câu lạc bộ ơng bà và cháu và đội nhóm khác do Trung tâm Văn hóa và các đồn thể quận quản lý.

4.1.2.4. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Các khu phố văn hóa thường xuyên được phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Hoạt động hịa giải có hiệu quả; đa số những mâu thuẫn, bất hịa được giải quyết tại cộng đồng.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; khơng có khiếu kiện đơng người trái pháp luật.

Hệ thống chính trị ở các khu phố văn hóa ngày càng vững mạnh và phát huy tốt vai trị. Ở các khu phố văn hóa, chi bộ Đảng, chính quyền thường xun đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

4.1.2.5. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng

Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng.

Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cơ đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.

4.2. Đánh giá tình hình tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 qua kết quả khảo sát KDC trên địa bàn Quận 3 qua kết quả khảo sát

4.2.1. Thông tin chung mẫu khảo sát

Dựa trên các yêu cầu và thiết kế nghiên cứu, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát với các đối tượng nghiên cứu là hộ dân ở các KDC. Kết quả thu được 302 phiếu điều tra đạt yêu cầu đủ để các phân tích dữ liệu của tác giả là có ý nghĩa về mặt khoa học trong đề tài nghiên cứu này.

Về giới tính, nhìn chung với mẫu điều tra nhận được đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng điều tra cân bằng giữa nam và nữ, cũng như nhận thấy được sự cân bằng về giới tính của các cá nhân trong KDC, với khoảng 48% là nam và 52% là nữ.

Về độ tuổi, độ tuổi người dân tham gia khảo sát tương đối cao. Theo kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân tham gia khảo sát từ 31 đến 50; trong đó, số người có độ tuổi trung niên từ 41-50 tuổi là nhiều nhất, chiếm 27,1%, tiếp đến là độ tuổi từ 31-40 tuổi (chiếm khoảng 23,7%). Và ít nhất là độ tuổi dưới 30 chỉ chiếm khoảng 11%. Điều này cho thấy đặc điểm cư dân tham gia khảo sát hầu hết có độ tuổi từ 31 trở lên, độ tuổi đã có sinh sống tại địa bàn tương đối lâu năm vì ở độ tuổi này địa điểm cư trú khá ổn định.

Hình 4.1: Độ tuổi của thành viên tham gia khảo sát

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Về trình độ học vấn, đa phần người tham gia khảo sát là những người có trình độ học vấn cao. Qua kết quả thống kê về trình độ học vấn của những người tham gia khảo sát, thì hầu hết đều có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên. Có khoảng 2,7% tương ứng với 8/302 khảo sát là ở trình độ Khơng biết đọc. Đối tượng có trình độ sau đại học với 17/302 khảo sát (chiếm 5,7%), đối tượng có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 44,6% (với 133/302 khảo sát). Tiếp đến là đối tượng có trình độ trung học phổ thơng với 68/302 khảo sát (chiếm khoảng 14,6%), đối tượng có trình độ trung cấp/ đào tạo nghề với 44/154 khảo sát (chiếm khoảng 22,8%), đối tượng có trình độ trung học cơ sở 26/302 khảo sát (chiếm 8,7%) và cịn lại là trình độ biết đọc, biết viết 2/298 khảo sát (chiếm 0,7%). 11.0% 23.7% 27.1% 17.1% 21.1% Dưới 30 tuổi 31-40 tuổi 41-50 tuổi 51-60 tuổi

Hình 4.2: Trình độ học vấn của thành viên tham gia khảo sát

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Về nghề nghiệp, đa số người tham gia khảo sát có nghề nghiệp hiện tại ổn định. Thống kê về nghề nghiệp của những người được khảo sát cho thấy các đối tượng khảo sát có việc làm đa dạng với 87/302 khảo sát là cán bộ, công chức (chiếm 29,5%), 86/302 khảo sát là người làm công việc kinh doanh (chiếm 29,2%), 68/302 khảo sát là hưu trí (chiếm 23,1%), cịn lại 54/302 khảo sát làm công việc khác (chiếm 18,3%). Tỷ lệ cho thấy có sự đa dạng về nghề nghiệp của những cá nhân tham gia khảo sát.

Hình 4.3: Nghề nghiệp hiện tại của thành viên tham gia khảo sát

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Về quy mô hộ, quy mô hộ tương đối lớn, thời gian định cư lâu. Qua kết quả thống kê cho thấy, trung bình có 4,85 thành viên trong một hộ, trong đó hộ có số thành viên đơng nhất đến 12 người. Có hơn 50% thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động,

2.7% 0.7% 8.7% 22.8% 14.8% 44.6% 5.7% Không biết chữ Biết đọc, biết viết Trung học cơ sở Phổ thông trung học Trung cấp/đào tạo nghề Đại học, cao đẳng Sau đại học

trung bình 2,64 người trong một hộ gia đình. Độ tuổi hầu hết là trung niên, thế nên đa số cư dân có thời gian làm sinh sống khá lâu, bình qn là 22,6 năm, hộ định cư lâu nhất là 70 năm.

4.2.2. Tình hình tham gia xây dựng ĐSVH KDC của người dân

Về kênh tìm hiểu hoạt động xây dựng ĐSVH KDC, chính quyền là kênh truyền thơng được nhiều người biết đến nhất. Kết quả thống kê chỉ ra rằng sự hiểu biết của cư dân về các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC phần lớn đến từ hoạt động của chính quyền (chiếm 30,5%), tiếp theo là trên tivi với 24,3% và đoàn hội với 19,7%. Các phương tiện kém hiệu quả hơn là radio với 2,2%, loa với 2,8%, từ gia đình là 5,4%, áp phích là 6,8% và hàng xóm chiếm 7,1%. Các phương tiện truyền thơng đã liệt kê khá đầy đủ nên tỷ lệ tìm hiểu qua phương tiện khác chỉ chiếm 1,2%. Vì Quận 3 là 1 trong những quận thuộc khu vực trung tâm của thành phố, tốc độ phát triển kinh tế tăng, dịch chuyển theo hướng thương mại – dịch vụ nên hình thức tun truyền bằng loa hoặc radio khơng cịn phổ biến nữa. Hiện nay quận đã khơng cịn dùng phương tiện này để tun truyền.

Hình 4.4: Tiếp nhận thông tin của thành viên tham gia khảo sát

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Đa số người dân ít trao đổi thơng tin về xây dựng ĐSVH KDC với các cán bộ văn hóa ở địa phương. Theo như kết quả thống kê, tỷ lệ trao đổi không thường xuyên chiếm đến 51,0%, không trao đổi chiếm 10,1%. Tỷ lệ trao đổi thường xuyên là 38,9%. Cán bộ làm cơng tác văn hóa được bố trí 1 người/phường, số lượng cơng việc của khối văn hóa nhiều. Việc thực hiện phong trào “Tồn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” chỉ là

24.3% 2.2% 30.5% 2.8% 6.8% 19.7% 7.1% 5.4% 1.2% Tivi Radio Chính quyền Loa Áp phích Đồn hội Hàng xóm Gia đình Khác

một mảng cơng việc. Ngồi ra, họ cịn phải hồn thành những nội dung khác như: quản lý nhà nước về cơng tác văn hóa, về thể thao, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động chính trị, tổ chức các hoạt động lễ hội, … Người dân trên địa bàn quận đa phần thời gian dành cho việc làm việc, học tập, việc gia đình, khi nào cần thiết có giao dịch những thủ tục hành chính mới có tiếp xúc với cán bộ địa phương. Họ chưa có thói quen gặp cán bộ phường để trao đổi về lĩnh vực thực hiện các phong trào địa phương.

Người dân cho rằng xây dựng ĐSVH KDC là cần thiết. Theo khảo sát, đa số các cư dân đều cho rằng việc xây dựng ĐSVH KDC là cần thiết với 59,1% và rất cần thiết là 37,6%. Số cư dân cho rằng không cần thiết là 10/302 khảo sát chiếm tỷ lệ 3,4%.

Hình 4.5: Sự cần thiết của xây dựng ĐSVH KDC

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Sự tự nguyện tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC của người dân chưa cao. Theo như khảo sát, các cư dân cho rằng tự nguyện tham gia hoạt động chiếm 59,4%, tỷ lệ cho rằng muốn tham gia cũng được, không tham gia cũng được chiếm 32,2%. Số người cho rằng phải bắt buộc mới tham gia chiếm 5,4%, cịn tỷ lệ khơng tham gia chiếm 3%. Hình thức tuyên truyền miệng là hình thức phổ biến vì nhu cầu gặp gỡ, trao đổi giữa những người sống cùng chung một con hẻm, một khu phố là nhu cầu có thật. Người dân thành phố sống trong địa bàn các khu dân cư, nhà ở san sát nhau, hẻm theo ô bàn cờ, … vẫn cịn duy trì được nếp sinh hoạt “bán bà con xa, mua láng giềng gần”, nên việc tuyên truyền miệng vì vậy vẫn là cách thông tin phổ biến.

37.6% 59.1% 3.4% Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần thiết

Hình 4.6: Sự tự nguyện tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Lý do tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC vì mong muốn phát triển cộng đồng. Nhìn chung người dân khi tham gia là vì mong muốn phát triển cộng đồng. Tỷ lệ dân cư có lý do được lựa chọn khi tham gia chiếm 11,8%, vì mục tiêu cá nhân chiếm 5,3%. Đa số người tham gia đều là vì sự phát triển chung của cộng đồng, tỷ lệ này chiếm tới 79,8%. Lý do khác khi tham gia chiếm 5,1%.

Hình 4.7: Lý do tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Người dân đã chú trọng đến việc tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng ĐSVH KDC. Số người tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận 3, TP hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)