Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận 3, TP hồ chí minh (Trang 28)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.3. Xây dựng khung phân tích sự tham gia của người dân

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân

Alsop & các cộng sự (2005) định nghĩa thực lực của công dân là khả năng của một người hoặc một nhóm người để thực hiện các lựa chọn có chủ đích. Theo cả nghĩa đo lường sự trao quyền và hành động để tăng cường sự trao quyền thì có thể dự đốn

thực lực của một người hoặc nhóm người phần lớn thông qua tài sản của họ. Trong khuôn khổ trao quyền các loại tài sản được xem xét, bao gồm: Tài sản tâm lý, Tài sản thông tin, Tài sản nhóm và mạng lưới, Tài sản vật chất, Tài sản tài chính và Tài sản con người. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do đặc thù của khu vực nghiên cứu là đô thị phát triển khá ổn định, tài sản vật chất và tài chính thường gắn liền với nhau nên tác giả đã gộp chung Tài sản tài sản vật chất và Tài sản tài chính thành một nhóm là Tài sản vật chất và tài chính. Trong nghiên cứu này sẽ có 5 loại tài sản được xem xét gồm: Tài sản tâm lý, Tài sản thông tin, Tài sản nhóm và mạng lưới, Tài sản vật chất và tài chính và Tài sản con người.

Nghiên cứu Alsop & các cộng sự (2005) được xem là tổng hợp của các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến sự tham gia, tiếp cận khía cạnh nghiên cứu kinh tế. Để phù hợp với tiếp cận khía cạnh hành vi trong quản lý cơng, trong nghiên cứu này tác giả kế thừa các nghiên cứu khác để lập luận cho các loại tài sản theo nghiên cứu Alsop & các cộng sự (2005) như sau:

(1) Tài sản tâm lý (Trust and Solidarity)

Tài sản tâm lý thường nhắc đến niềm tin của cá nhân đối với cộng đồng nơi mà họ đang sống hoặc sự nhạy bén đối với những thay đổi theo thời gian (Grootaert, 2004). Tuy nhiên, định nghĩa niềm tin lại không hề đơn giản bởi trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu niềm tin lại có một cách định nghĩa riêng. Luhmann (2000) cho rằng, niềm tin là một giải pháp của rủi ro, hay Gambetta (2000) nhấn mạnh niềm tin là giải pháp cho những hành động thiếu hiểu biết dẫn đến không chắc chắn, trong trường hợp này niềm tin là trạng thái hành động ở giữa đức tin và tự tin. Do vậy hành động của con người khơng chỉ phụ thuộc vào khả năng mà cịn phụ thuộc vào niềm tin.

Cá nhân sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động nào về kinh tế và chính trị nếu họ mất niềm tin, đặc biệt hơn niềm tin là điều kiện tiên quyết của sự tham gia và là điều kiện tốt để sử dụng tốt nhất các cơ hội (Luhmann, 2000). Tương tự ý kiến trên, Weil (1986) khẳng định niềm tin của công chúng giữ vai trò quyết định để các đảng phái xây dựng cộng đồng tốt hơn.

Khi nghiên cứu tại Mỹ Latinh, Montalvo & Phillip (2008) phát hiện ra rằng, nếu dân chúng phát hiện ra có hiện tượng tham nhũng hoặc họ thấy có nhiều lợi ích từ các dự án thì họ tham gia nhiều hơn với chính quyền. Vì mất niềm tin vào các nhà cầm quyền nên công chúng tham gia nhiều hơn. Nhưng mất niềm tin kéo theo tham gia ở đây không hề bị đối nghĩa với việc khơng hề tham gia khi khơng có niềm tin như Luhmann (2000) đã khẳng định, bởi trong cả hai nghiên cứu mỗi cá nhân đều đưa ra lựa chọn hợp lý để giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, một loại tài sản tâm lý tiếp theo được tìm thấy phù hợp nghiên cứu đó là mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng (Grootaert & các cộng sự, 2004). Sự thân thiện của cộng đồng dân cư, tính đồn kết hợp tác tham gia giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng, sự tương trợ, giúp đỡ từ hàng xóm khi gặp khó khăn.

(2) Tài sản thông tin (Information and Community)

Tài sản thông tin (Information and Communication) chính là mấu chốt của tương tác xã hội. Thơng tin thuận chiều từ các chính sách của nhà nước và thông tin ngược từ địa phương là một trong những thành phần quan trọng cho sự phát triển. Bên cạnh đó, luồng thơng tin ngang cịn cung cấp cho xã hội một phương tiện để trao đổi các kiến thức và ý tưởng. Các cuộc đối thoại mở, tức là các bên đều nhận được thơng tin góp phần ni dưỡng ý thức cộng đồng, trong khi đó các thơng tin khơng được cơng khai sẽ dẫn đến ngờ vực và không đáng tin cậy. Như vậy tăng cường công tác phổ biến thông tin hay vun đắp tài sản thơng tin cho các bên tham gia có thể loại bỏ tâm lý tiêu cực, xây dựng niềm tin và sự gắn kết.

Cho đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng tài sản thơng tin ngày càng có vai trị thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn. Cụ thể, Abraham (1979) kết luận rằng để kết quả bầu cử tốt hơn công dân phải được trao đổi thông tin với các quan chức và người được họ bổ nhiệm. Nếu công dân biết thông tin về việc quan chức hoặc quyết định của chính phủ sẽ tạo lập niềm tin và thúc đẩy họ đóng góp nhiều hơn. Tiếp theo, Narayan-Parker (2002) khẳng định khả năng tiếp cận thông tin là công cụ để cộng đồng có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề ảnh hưởng đến họ. Hay gần đây, Nino (2010) nhấn mạnh cần phải tăng cường vai trò của các cơ quan giám sát khơng thuộc chính phủ/cơ quan hành chính

trong thực hiện quyền lực dân chủ, nhất là ở những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao và những nước có hiệu quả quản trị cơng thấp. Các cơ quan này góp phần thúc đẩy tiếp cận thơng tin cơng cộng, qua đó thể hiện tốt hơn sự tham gia của công dân.

Tài sản thông tin biểu hiện ở khả năng được nghe,được biết thông tin từ các kênh truyền thông như radio, loa phát thanh, tờ thông tin, ti vi, internet… (Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc Hùng, 2012). Do vậy, tài sản này thường được các tác giả đo lường gián tiếp thông qua công cụ để cá nhân tiếp cận thông tin (Milakovich, 2010; Stanley & Weare, 2004).

Bên cạnh cách đo tài sản thông tin qua các công cụ để tiếp cận thông tin ở trên, tài sản thơng tin cịn được đo lường thơng qua việc cá nhân nắm giữ và biết thông tin tới mức độ nào. Silva (2012) cho rằng các nhân viên y tế là chuyên gia về hiệu quả, lợi ích, tiềm năng và tác hại của phương pháp điều trị. Do vậy nhân viên y tế nên sẵn sàng để chia sẻ thông tin đối với bệnh nhân hoặc những người liên quan. Nỗ lực hợp tác để ra quyết định y tế làm nâng cao kiến thức của người dân về tình trạng của họ và dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn. Vậy nên, một cách nữa để thể hiện tài sản thơng tin đó là đánh giá mức độ cá nhân chủ động chia sẻ thông tin với người khác trong q trình trao đổi.

(3) Tài sản nhóm và mạng lưới (Group and Networks)

Tài sản nhóm và mạng lưới (Group and Networks) xem xét tính chất và mức độ tham gia của thành viên trong các tổ chức xã hội (Grootaert & các cộng sự, 2004). Khi tham gia các tổ chức xã hội, nếu một cá nhân có biểu hiện gắn kết xã hội (sẵn sàng và có thể làm việc với người khác, khắc phục những hạn chế và xem xét lợi ích một cách đa dạng) thì họ có thể thúc đẩy sự bình đẳng của các cơ hội, xóa bỏ tất cả các rào cản chính thức và phi chính thức để tham gia.

Các nghiên cứu đánh giá tích cực và tiêu cực của việc công dân tham gia quyết định công cộng cho rằng thiếu kỹ năng tham gia là một trong những nguyên nhân điển hình khiến cho sự tham gia của công dân tốn kém và không hiệu quả (Irvin & Stansbury, 2004; Abraham, 2014). Bên cạnh đó, những vấn đề cơng cộng cần kỹ thuật để ra quyết định thì cơng dân dường như khơng có khả năng tham gia (Parker, 2002). Tài sản nhóm và mạng lưới là một trong những nhân tố góp phần giải quyết vấn đề trên. Bởi lẽ, các

hiệp hội và mạng lưới chính thức cung cấp cho thành viên những thói quen về sự hợp tác cũng như các kỹ năng thực hành cần thiết khác để tham gia vào đời sống cơng cộng (Putnam, 2001). Ngồi ra, Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc Hùng (2012) đã phần nào giải thích khẳng định trên bằng cách đưa ra ví dụ tại Việt Nam như sau: khác với các dân tộc thiểu số khác, người Kinh có mạng lưới xã hội rộng lớn hơn, ít co cụm và có khả năng sinh sản thêm tài sản xã hội, do vậy, họ có khả năng hành động với nhau một cách có hiệu quả hơn nhằm theo đuổi các mục đích chung.

(4) Tài sản vật chất và tài chính

Tài sản vật chất và tài chính là một chủ đề quan trọng cần bàn trong những nghiên cứu sự tham gia. Bởi điều kiện cần để tham gia hiệu quả đó là cơng dân phải có đủ thu nhập để việc tham gia khơng ảnh hưởng đến việc lo cho gia đình (Irvin & Stansbury, 2004).

Có thể thấy, sự tham gia của người nghèo rất dễ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và gia đình. Do đó, sự tham gia của người nghèo rất thấp và gần như khơng có tiếng nói trong các quyết định cho dù quyết định này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ (Gaventa, 2002; Gaventa, 2004; Schưnwälder, 1997). Bên cạnh đó, lý thuyết tháp nhu cầu 5 tầng của Maslow (Maslow, 1943) cho rằng các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Tài sản vật chất và tài chính là một phần nguồn gốc đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy, tài sản vật chất và tài chính càng nhiều thì nhu cầu con người càng địi hỏi các tầng cao hơn. Trong khi đó, tham gia các tổ chức cộng đồng lại là nhu cầu bậc cao của con người. Vì vậy, tài sản vật chất và tài chính có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân.

Ngoài ra, nghiên cứu của (Law, 2002) chỉ ra rằng, thu nhập của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội và giải trí của các thành viên. Những người có gia đình thu nhập cao sẽ tham gia nhiều hơn những người gia đình có thu nhập thấp. Ngồi ra, thu nhập gia đình cịn thể hiện ở mức độ ổn định, số lượng thành viên trong hộ có thu nhập.

(5) Tài sản con người

Tài sản con người (human capital) là các giá trị, chuẩn mực của xã hội, các mơ hình ứng xử, các thói quen tốt, các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng được hình thành thơng qua một quá trình học hỏi và đào tạo để đáp ứng vai trò xã hội. Theo Kwon (2009), tài sản con người (human capital) có hai cách định nghĩa như sau:

- Cách thứ nhất: Tài sản con người được xem là đầu vào làm gia tăng giá trị kinh tế tương tự như các yếu tố đầu vào khác (tài sản tài chính, đất đai, máy móc…).

- Cách thứ hai: nguồn nhân lực có thể xem như là mục tiêu cho đầu tư giáo dục và đào tạo. Ở đây, tài sản con người là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được thơng qua tương tác giữa bản thân và môi trường.

Do các tác giả có xu hướng cơng nhận và sử dụng định nghĩa thứ hai nhiều hơn (Ciccone & Papaioannou, 2006; Pennings, Lee & cộng sự, 1998) nên định nghĩa thứ hai được sử dụng trong nghiên cứu này.

Anderson & cộng sự (2010) cho rằng người nghèo có trình độ học vấn thấp, tức là ít tài sản con người có thể là một lý do khiến họ ít quan tâm đến các quyền được biết, được bàn và quyết định, nên việc tham gia của họ bị hạn chế.

Nếu xét kiến thức và kỹ năng là thành phần quan trọng của tài sản con người thì giáo dục chính là yếu tố cốt lõi để tăng tài sản con người (Kwon, 2009). Gaventa & Valderrama (1999) cịn cho rằng giáo dục chính là một phương pháp truyền thống để tăng cường nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với vấn đề tham gia.

2.3.2. Khung phân tích sự tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVH KDC Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân tại mục 2.3.1 và đo lường sự tham gia của người dân tại mục 2.2.2, khung phân tích của đề tài gồm có 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn Quận 3 được xây dựng gồm : (1) Tài sản tâm lý, (2) Tài sản nhóm và mạng lưới, (3) Tài sản thơng tin, (4) Tài sản vật chất và tài chính, và (5) Tài sản con người.

Hình 2.2: Khung phân tích sự tham gia của người dân

Tóm tắt Chương 2:

Như vậy trong Chương 2, tác giả đã trình bày các lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Bên cạnh đó, khung phân tích và các biến đưa vào mơ hình cũng được đề xuất thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Trong Chương 3, tác giả sẽ trình bày cụ thể hơn về quy trình thực hiện nghiên cứu cũng như phương pháp, công cụ và dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này.

Tài sản tâm lý

Tài sản nhóm và mạng lưới

Tài sản thông tin

Tài sản con người

Sự tham gia của người dân vào xây dựng đời sống văn hóa

ở khu dân cư Tài sản vật chất và tài

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này tác giả sẽ giới thiệu về thủ tục nghiên cứu và quy trình nghiên cứu được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Chương này chỉ ra cách mà tác giả trả lời và giải thích các nguyên nhân mà tác giả đã nêu trong Chương 1, bao gồm: cách mà tác giả thu thập dữ liệu, các cơng cụ được sử dụng để phân tích và xử lý dữ liệu đã thu thập được.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp qui nạp với tuần tự theo hai bước.

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ. Tác giả tiến hành kỹ thuật tổng hợp các lý thuyết và phân tích các nghiên cứu trước đây về sự tham gia của người dân để đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết, xác định tiêu chí đánh giá và thang đo sự tham gia của người dân. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và hồn chỉnh bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu chính thức.

Bước 2: Nghiên cứu chính thức. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, từ kết quả nghiên cứu của Bước 1, sau khi xác định thang đo và bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ tiến hành phỏng vấn chính thức để thu thập dữ liệu thực tế người dân của 63 KDC trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất, tác giả tiến hành thu thập thông tin và dữ liệu; dữ liệu thu thập về được tổng hợp, làm sạch và xử lý trước khi phân tích. Bằng phương pháp phân tích mơ tả đơn biến và đa biến, tác giả sẽ tiến hành sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá và phân tích thực trạng tham gia, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 qua số liệu khảo sát. Cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích và thảo luận kết quả.

Mục tiêu Lý thuyết Phân tích Kết quả Thảo luận

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp

Số liệu được nghiên cứu thu thập thông qua báo cáo tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” các năm và giai đoạn 2015-2018; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND Quận 3; báo cáo triển khai các tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2017- 2021 trên địa bàn Quận 3; dữ liệu thống kê trên địa bàn Quận 3 và kết quả xét duyệt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa”; các tài liệu và báo cáo liên quan khác.

3.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sẽ được thu thập dự kiến gồm 300 phiếu khảo sát thành viên của hộ (mỗi hộ 1 thành viên đại diện). Phỏng vấn trực tiếp các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu về tình hình kinh tế hộ và sự tham gia của người dân trong xây dựng khu phố văn hóa tại địa phương thông qua các phiếu khảo sát đã chuẩn bị trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận 3, TP hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)