Tài sản con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận 3, TP hồ chí minh (Trang 58)

Tài sản con người thể hiện thơng qua trình độ học vấn, kiến thức và kỹ năng là thành phần quan trọng để tăng cường nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với vấn đề tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có mức độ đánh giá trung bình khá cao từ những người tham gia khảo sát (trung bình đạt 5,52/7) với giá trị trung bình nhỏ nhất là 1 và giá trị trung bình lớn nhất là 7. Biến Tơi đủ trình độ học vấn để quan tâm và tham gia các quyền được biết, được thảo luận và quyết định tại KDC (HA1) có mức độ đánh giá trung bình cao nhất trong thang đo, cho thấy khi người dân có trình độ học vấn, họ sẽ có khả năng hiểu biết và có nhiều cơ hội hơn để nâng cao nhận thức xã hội của bản thân. Điều đó giúp cho họ tự tin trong tham gia những hoạt động ở KDC ở tầm mức sâu hơn: tham gia vào những nội dung mang tính chất quyết định, và những ý kiến của họ có giá trị ứng dụng.

Bảng 4.5: Tài sản con người Tài sản Tài sản con người Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất HA 5,52 1,302 1 7 HA1 5,74 1,352 1 7 HA2 5,68 1,386 1 7 Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Từ kết quả này, ta có thể thấy trình độ học vấn của người dân ngày càng cao sẽ giúp cho hoạt động của phong trào địa phương được nâng cao về chất lượng. Vì người dân nhận thức được mục đích ý nghĩa của những nội dung mà mình tham gia.

4.4. Đánh giá mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC

4.4.1. Mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC

Người dân thực sự đã tham gia nhiều vào các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC trên địa bàn, từ việc công dân được đưa ra ý kiến, đến kế hoạch phối hợp, ủy quyền và kiểm sốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 87,4% người dân được khảo sát cho

rằng họ đã tham gia xây dựng ĐSVH KDC từ mức 5 trở lên, tức Công dân được đưa ra ý kiến, Kế hoạch phối hợp, Cộng đồng được ủy quyền, Cộng đồng có quyền kiểm sốt. Trong đó, Cơng dân được đưa ra ý kiến và Cộng đồng có quyền kiểm sốt chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 24,2% và 28,8%. Tuy nhiên, vẫn cịn 3,6% khơng tham gia và 9,0% có mức độ tham gia ở mức 2 và 3 tức Công dân nhận thông tin và Công dân nhận được sự tư vấn.

Hình 4.15: Mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Xét theo mức độ tham gia ta thấy mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC của những người tham gia khảo sát trung bình ở mức độ 5 (trung bình 5,15) tức ở mức Kế hoạch phối hợp. Ở mức độ này, các nhà chức trách trình bày kế hoạch dự kiến từ trước và để cho những người ảnh hưởng đưa ý kiến nếu muốn thay đổi kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn có những người đánh giá ở mức độ 1, tức không tham gia vào việc xây dựng ĐSVH KDC. Và cũng có những người đánh giá ở mức độ 7, tức Cộng đồng có quyền kiểm sốt. Như vậy những kế hoạch mà các nhà quản lý KDC đề ra, người dân đồng ý thuận chiều là đa số, ít khi có ý kiến thay đổi. Nhưng vẫn có ý kiến người dân khơng tham gia hoặc chỉ ở mức nhận thông tin, nhận tư vấn như vậy sự tham gia đó chỉ mang

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 Khơng tham gia Cơng dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được ủy quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt 3.6 4.0 5.0 24.2 16.9 17.5 28.8

chiều nhiều hơn, thì phong trào đang đáp ứng được đa số nhu cầu của người dân, cần nhân rộng và phát huy thành quả này. Nhưng điều đó cũng nhắc nhở các nhà lãnh đạo phải theo sát phong trào để nhận biết được nội dung nào đã dần trở nên hình thức để kịp thời đổi mới, cũng như nội dung nào người dân rất quan tâm đã cuốn hút họ tham gia nhiệt tình để ni dưỡng, vun bồi.

Tóm lại, qua những kết quả thống kê trên, ta thấy ở tất cả các nhân tố đều có mức độ đánh giá trung bình khá cao (trung bình đánh giá đều lớn hơn 5). Trong đó, nhân tố về tài chính có mức độ trung bình thấp nhất (trung bình 5, 10), nhân tố tài sản thơng tin có mức độ trung bình đánh giá cao nhất (trung bình 5,85). Và ở tất cả các nhân tố có mức độ thống nhất của những người tham gia khảo sát chưa thực sự cao (độ lệch chuẩn đều lớn hơn 1).

4.4.2. Phân tích mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá của người dân theo đặc điểm cá nhân.

4.4.2.1. Quan hệ giữa mức độ tham gia với mức độ hiểu biết về hoạt động xây dựng đời sống văn hố.

Người dân có mức độ hiểu biết về hoạt động xây dựng đời sống văn hố càng thấp thì mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá càng thấp. Tỷ lệ những người khơng biết và biết ít chiếm tới 54,6% số người khơng tham gia vào hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, người lại những người biết khá nhiều và biết rất rõ chỉ chiếm 27,3% số người của nhóm này. Tỷ lệ này dần thay đổi theo mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá của người dân, cho tới nhóm có mức độ Cộng đồng có quyền kiểm sốt thì số người biết ít và khơng biết về các hoạt động động xây dựng đời sống văn hoá KDC chỉ còn 14%, số người biết khá nhiều và biết rất rõ chiếm tới 54, 7%.

Hình 4.16: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ hiểu biết

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

4.4.2.2. Quan hệ giữa mức độ tham gia với mức đánh giá sự cần thiết xây dựng đời sống văn hoá KDC.

Mức độ đánh giá sự cần thiết của người dân đối với mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hố của người dân có mối quan hệ chặt chẽ. Người dân càng cho rằng xây dựng đời sống văn hố là khơng cần thiết thì mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC sẽ càng thấp.

Hình 4.17: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ cần thiết

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Khơng biết Biết ít Trung bình Khá nhiều Biết rất rõ

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Cụ thể, ở nhóm đối tượng khơng tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hố thì có tới 45,5% người dân đánh giá là khơng cần thiết, chỉ có 27,3% người đánh giá là rất cần thiết. Ngược lại hồn tồn, ở nhóm người tham gia xây dựng đời sống ở mức độ cộng đồng có quyền kiểm sốt thì có tới 52,9% người dân đánh giá là rất cần thiết, chỉ có 1,1% người dân đánh giá là khơng cần thiết.

4.4.2.3. Quan hệ giữa mức độ tham gia với mức độ tự nguyện tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hoá KDC của người dân.

Dễ dàng để nhận thấy rằng, người dân có mức độ tự nguyện càng cao thì sẽ có mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá càng cao. Cụ thể, ở nhóm đối tượng khơng tham gia xây dựng đời sống văn hố KDC thì có tới 45,5% người dân có mức độ tự nguyện là khơng tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hoá. Ngược lại hồn tồn với nhóm khơng tham gia, nhóm người dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC ở mức độ cộng đồng có quyền kiểm sốt thì có tới 67,8% người dân có tinh thần tự nguyện hồn tồn và khơng có người dân nào có tinh thần khơng tham gia, chỉ có 4,6% người dân có tinh thần tự nguyện ở mức độ bắt buộc tham gia.

Hình 4.18: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ tự nguyện

Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp

4.4.2.4. Quan hệ giữa mức độ tham gia với việc tự do được phát biểu ý kiến.

Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa việc được tự do phát biểu đóng góp ý kiến với mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC. Người dân càng được tự do đóng

góp ý kiến thì mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC càng cao. Và tỷ lệ này dần thay đổi cho đến nhóm đối tượng tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC ở mức độ cộng đồng có quyền kiểm sốt thì 100% là người dân được quyền tự do đóng góp ý kiến.

Hình 4.19: Thống kê mức độ tham gia theo tính tự do phát biểu ý kiến

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Từ đó cho thấy, việc Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là đúng đắn, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì phong trào sẽ đạt hiệu quả cao.

4.4.2.5. Quan hệ giữa mức độ tham gia với giới tính.

Mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hố KDC của người dân khơng có sự khác biệt lớn ở nam và nữ. Từ đó cho thấy, mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC khơng phụ thuộc vào giới tính.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Hình 4.20: Thống kê mức độ tham gia theo giới tính

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

4.4.2.6. Quan hệ giữa mức độ tham gia với độ tuổi.

Độ tuổi càng cao thì mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC càng thấp. Ta thấy, ở nhóm đối tượng khơng tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hố KDC thì có tới 63,6% người dân có độ tuổi trên 60, ngược lại khơng có người dân nào có độ tuổi từ 40 trở xuống. Ngược lại với tỷ lệ này, ở nhóm đối tượng tham gia xây dựng đời sống văn hố KDC ở mức độ cộng đồng có quyền kiểm sốt thì chỉ có 17,2% người dân có độ tuổi trên 60, và có tới 47,1% người dân có độ tuổi từ 40 trở xuống. Điều này đặt ra cho Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH KDC” nên quan tâm đổi mới nội dung hoạt động của khu phố, sao cho phù hợp với điều kiện cuộc sống, sức khỏe, tâm lý lứa tuổi. Đời sống ở khu dân cư rất đa dạng, độ tuổi từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi, nhưng trọng tâm là ở độ tuổi nào là có điều kiện tham gia nhiều nhất và có thể tham gia ở mức độ nào để từ đó, cán bộ cơ sở phải đa dạng hóa hình thức tổ chức.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Hình 4.21: Thống kê mức độ tham gia theo độ tuổi

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

4.4.2.7. Quan hệ giữa mức độ tham gia với ngành nghề.

Nhóm đối tượng cán bộ, cơng chức có mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hố KDC cao hơn các nhóm đối tượng khác. Cụ thể ở nhóm đối tượng khơng tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hố KDC thì khơng có người dân nào thuộc cán bộ, cơng chức và có tới 54,5% là nhóm đối tượng khác, 36,4% là nhóm đối tượng kinh doanh. Ngược lại ở nhóm tham gia xây dựng đời sống văn hố KDC ở mức độ cộng đồng có quyền kiểm sốt thì có tới 39,1% là đối tượng cán bộ, cơng chức và chỉ có 13,8% là nhóm đối tượng khác, 25,3% là nhóm đối tượng kinh doanh và 21,8% là nhóm đối tượng hưu trí.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Hình 4.22: Thống kê mức độ tham gia theo ngành nghề

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

4.4.2.8. Quan hệ giữa mức độ tham gia với trình độ học vấn

Những người có học vấn càng cao thì mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hố KDC càng cao. Cụ thể, ở nhóm đối tượng khơng tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hố KDC thì có 9,1% là người có trình độ biết đọc, biết viết trở xuống, có 18,2% người dân có trình độ đại học trở lên. Nhưng khi đến mức độ tham gia là cộng đồng được uỷ quyền thì khơng có người dân nào có trình độ biết đọc, biết viết trở xuống, và có tới 62,3% người dân có trình độ từ đại học trở lên. Từ kết quả này, chúng ta cần phải khẳng định tính đúng đắn của việc quan tâm đầu tư cho giáo dục. Nhiều năm qua, Quận 3 đã thực hiện nhiều chương trình dự án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho người dân trong quận. Đến nay Quận đã đạt tỉ lệ 100% trẻ trong độ tuổi vào lớp một được đi học, hiệu suất đào tạo cấp tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 99,5%.

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Hình 4.23: Thống kê mức độ tham gia theo trình độ học vấn

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Tóm tắt Chương 4:

Trong chương này, tác giả đã trình bày về tình hình thực hiện phong trào xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn quận và kết quả khảo sát người dân về quá trình thực hiện phong trào này. Đa phần người dân tham gia khảo sát có độ tuổi từ 31 trở lên, định cư tại địa phương tương đối lâu năm, có độ tuổi và trình độ học vấn tương đối cao, có nghề nghiệp hiện tại ổn định.

Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia xây dựng ĐSVH KDC đều có vai trị tác động nhất định. Đối với nhân tố tài sản tâm lý, kết quả đã cho thấy niềm tin của dân vào đội ngũ cán bộ, vào từng nội dung hoạt động của phong trào là quan trọng. Khi người dân đã có niềm tin thì phong trào sẽ phát triển. Muốn vậy mỗi cán bộ của phong trào phải biết làm và làm tốt công tác vận động quần chúng, sát dân, đưa thơng tin về chủ trưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân một cách kịp thời và nhanh chóng. Hiện nay, đội ngũ cán bộ phong trào còn thiếu về số lượng, kỹ năng thực hành nhiệm vụ chưa chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ kế thừa chưa có sự “tiếp lửa” của thế hệ cha anh. Đúng như suy nghĩ “dân là người đưa thuyền mà dân cũng là người lật thuyền”. Điều đó buộc các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ các giải pháp để xây dựng, rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của mình “vừa hồng, vừa

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Khơng biết chữ Biết đọc, biết viết Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận 3, TP hồ chí minh (Trang 58)