Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia xây dựng ĐSV Hở KDC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận 3, TP hồ chí minh (Trang 54)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia xây dựng ĐSV Hở KDC

4.3.1. Tài sản tâm lý (MA)

Tài sản tâm lý là yếu tố được người dân đánh giá cao, là động lực quan trọng thúc đẩy người dân tham gia xây dựng ĐSVH KDC. Trong đó, nổi bật nhất là sự tin tưởng của người dân vào cán bộ quản lý tại KDC, cũng như tin tưởng giúp họ và gia đình có điều kiện sống tốt hơn khi tham gia. Từ đó ta thấy rằng, cán bộ cơ sở là những người thật, việc thật luôn đi sát với dân, lắng nghe dân, có những lời nói và việc làm đi đôi với nhau sẽ là cơ sở cho niềm tin của dân đối với phong trào.

Bảng 4.1. Tài sản tâm lý Tài sản Tài sản tâm lý Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất MA 5,719 1,169 2,4 7 MA1 5,82 1,408 1 7 MA2 5,58 1,487 1 7 MA3 5,83 1,308 1 7 MA4 5,69 1,353 1 7 MA5 5,68 1,306 1 7 Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp 0% 20% 40% 60% 80% 100% Không biết chữ Biết đọc, biết viết Trung học cơ sở Phổ thông trung học Trung cấp/đào tạo nghề Đại học, cao đẳng Sau đại học

Trong thang đo, ta thấy biến Tôi luôn tin tưởng cán bộ quản lý tại KDC (MA3) có mức độ đồng ý trung bình cao nhất (5,83/7) với mức độ thống nhất của các người dân tham gia khảo sát ở mức độ trung bình (độ lệch chuẩn 1,308). Như vậy, đội ngũ cán bộ ở địa phương phải thực sự gương mẫu vì người dân tin vào Đảng, tin vào Chính quyền qua những con người cụ thể, những việc làm cụ thể. Qua hình ảnh của những người cán bộ cơ sở mẫn cán, tận tụy, luôn đi đầu, tiên phong trong mọi phong trào sẽ góp phần tạo niềm tin cho nhân dân. Biến Mọi người chung quanh ln thân thiện, đồn kết tham gia giải quyết những vấn đề chung của KDC (MA4) được đánh giá ở mức độ trung bình cho thấy việc tham gia của người dân cịn rất chừng mực, chỉ có những vấn đề nào họ cho rằng quan trọng, có liê hệ mật thiết đến cuộc sống của chính gia đình mình thì họ mới tham gia.

4.3.2. Tài sản nhóm và mạng lưới (OA)

Đây là một trong những nhân tố góp phần gắn kết xã hội, cung cấp cho thành viên những thói quen về sự hợp tác cũng như các kỹ năng thực hành cần thiết khác để tham gia vào đời sống công cộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố Tài sản nhóm và mạng lưới được các người dân tham gia khảo sát đánh giá khá cao (trung bình chung 5,63/7). Ở nhân tố này, có sự thống nhất của những người tham gia khảo sát ở một mức độ khá cao (độ lệch chuẩn 1,23). Bảng 4.2 : Tài sản nhóm và mạng lưới Tài sản nhóm, mạng lưới Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất OA 5,632 1,234 1,67 7 OA1 5,87 1,345 2 7 OA2 5,56 1,357 1 7 OA3 5,47 1,366 1 7 Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Xét cụ thể cho từng biến trong thang đo, ta thấy biến Tôi thường tham gia các hoạt động của KDC và các tổ chức đoàn hội (QA1) có mức độ đánh giá trung bình cao

nhất (trung bình đạt 5,87/7) và có giá trị nhỏ nhất là 2, giá trị lớn nhất là 7 với độ lệch chuẩn là 1,35. Biến Các tổ chức hội, đồn thể cung cấp cho tơi những thói quen về sự hợp tác cũng như các kỹ năng thực hành cần thiết khác để tham gia vào đời sống cộng đồng (QA3) là biến có mức độ đánh giá trung bình thấp. Như vậy, ta có thể thấy rằng các tổ chức đồn hội ở khu dân cư hoặc các mơ hình đội nhóm được người dân chọn tham gia nhưng chất lượng hoạt động của các loại hình này chưa thỏa mãn được hết nhu cầu của họ. Điều này phản ảnh việc thu hút người dân đến với các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội người cao tuổi,… vẫn còn hạn chế do nội dung và hình thức hoạt động chậm đổi mới, cịn mang tính hình thức, nguồn kinh phí dành cho tổ chức các hoạt động phong trào hạn hẹp. Việc nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình này phải đổi mới theo hướng cán bộ cơ sở nắm chắc và hiểu được nhu cầu của người dân để xây dựng mơ hình tập hợp phù hợp thì phong trào mới sâu rộng và đi vào thực chất.

4.3.3. Tài sản thông tin (IA)

Tài sản thơng tin ngày càng có vai trị thúc đẩy sự tham gia người dân vào xây dựng ĐSVH KDC, biểu hiện ở khả năng được nghe/được biết thông tin từ các kênh truyền thông như internet, tivi, báo, đài và bạn bè. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4.3 cho thấy đây là nhân tố có mức độ đánh giá trung bình cao nhất trong các nhân tố (trung bình chung đạt 5,85) với giá trị trung bình nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 7.

Bảng 4.3. Tài sản thông tin Tài sản Tài sản thông tin Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất IA 5,846 1,35 1 7 IA1 5,65 1,528 1 7 IA2 6,05 1,387 1 7 Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Xét cụ thể từng biến trong thang đo, ta thấy biến Tơi cho rằng mình có đầy đủ phương tiện để tiếp cận các thông tin mới (internet, tivi, báo, đài, bạn bè,…) (IA2) là biến có đánh giá trung bình rất cao (trung bình đạt 6,05/7), với mức độ thống nhất trung

bình của những người tham gia khảo sát (độ lệch chuẩn là 1,39). Điều này phản ảnh sự tiến bộ của người dân ở vị trí trung tâm của thành phố như Quận 3, có nhiều cơ quan thơng tin đại chúng, hệ thống báo chí, có nhiều chương trình của các cơ quan truyền thơng trên địa bàn quận, điều này mang đến lợi ích cho mỗi người dân về khả năng tiếp cận thông tin vừa nhanh, vừa đa dạng. Biến Tôi chủ động chia sẻ thơng tin trong q trình trao đổi với người khác (IA1) có mức độ trung bình đánh giá đạt thấp cho thấy sự tương tác giữa những người dân trong khu phố chưa nhiều, chưa thường xuyên, có thể là do nội dung hoạt động của KDC chưa hấp dẫn nên người dân không nhất thiết phải thảo luận với nhau.

4.3.4. Tài sản vật chất và tài chính (CA).

Tài sản vật chất và tài chính, thể hiện thơng qua thu nhập của cá nhân và gia đình ảnh hưởng đến sự tham gia xây dựng ĐSVH KDC của người dân. Qua kết quả thống kê, ta thấy Tài sản vật chất và tài chính là một nội dung mà các lãnh đạo cũng cần quan tâm. Nếu vì tham gia những phong trào với địa phương mà việc chăm sóc cho gia đình bị ảnh hưởng thì người dân sẽ khơng hào hứng tham gia, điều này thể hiện qua kết quả của biến (CA1) Tơi có đủ thu nhập để việc tham gia khơng ảnh hưởng đến việc lo cho gia đình. Bảng 4.4: Tài sản vật chất và tài chính Tài sản vật chất và tài chính Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất CA 5,103 1,433 1 7 CA1 5,38 1,556 1 7 CA2 5,00 1,746 1 7 CA3 4,93 1,764 1 7 Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Nhưng cũng khơng phải gia đình nào có mức thu nhập cao cũng đều đồng ý tham gia hết các hoạt động của phong trào địa phương, thể hiện qua biến (CA2) Thu nhập của tơi càng cao thì nhu cầu tham gia của tơi càng cao. Điều đó cho thấy nội dung của các phong trào phải thiết thực, gần gũi với cuộc sống, để thu hút được số đông người dân

tham gia và nhất thiết là việc tham gia đó khơng ảnh hưởng đến hoạt động chăm lo cho gia đình riêng của họ.

4.3.5. Tài sản con người (HA)

Tài sản con người thể hiện thơng qua trình độ học vấn, kiến thức và kỹ năng là thành phần quan trọng để tăng cường nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với vấn đề tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có mức độ đánh giá trung bình khá cao từ những người tham gia khảo sát (trung bình đạt 5,52/7) với giá trị trung bình nhỏ nhất là 1 và giá trị trung bình lớn nhất là 7. Biến Tơi đủ trình độ học vấn để quan tâm và tham gia các quyền được biết, được thảo luận và quyết định tại KDC (HA1) có mức độ đánh giá trung bình cao nhất trong thang đo, cho thấy khi người dân có trình độ học vấn, họ sẽ có khả năng hiểu biết và có nhiều cơ hội hơn để nâng cao nhận thức xã hội của bản thân. Điều đó giúp cho họ tự tin trong tham gia những hoạt động ở KDC ở tầm mức sâu hơn: tham gia vào những nội dung mang tính chất quyết định, và những ý kiến của họ có giá trị ứng dụng.

Bảng 4.5: Tài sản con người Tài sản Tài sản con người Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất HA 5,52 1,302 1 7 HA1 5,74 1,352 1 7 HA2 5,68 1,386 1 7 Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Từ kết quả này, ta có thể thấy trình độ học vấn của người dân ngày càng cao sẽ giúp cho hoạt động của phong trào địa phương được nâng cao về chất lượng. Vì người dân nhận thức được mục đích ý nghĩa của những nội dung mà mình tham gia.

4.4. Đánh giá mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC

4.4.1. Mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC

Người dân thực sự đã tham gia nhiều vào các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC trên địa bàn, từ việc công dân được đưa ra ý kiến, đến kế hoạch phối hợp, ủy quyền và kiểm sốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 87,4% người dân được khảo sát cho

rằng họ đã tham gia xây dựng ĐSVH KDC từ mức 5 trở lên, tức Công dân được đưa ra ý kiến, Kế hoạch phối hợp, Cộng đồng được ủy quyền, Cộng đồng có quyền kiểm sốt. Trong đó, Cơng dân được đưa ra ý kiến và Cộng đồng có quyền kiểm sốt chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 24,2% và 28,8%. Tuy nhiên, vẫn cịn 3,6% khơng tham gia và 9,0% có mức độ tham gia ở mức 2 và 3 tức Công dân nhận thông tin và Công dân nhận được sự tư vấn.

Hình 4.15: Mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hố KDC

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

Xét theo mức độ tham gia ta thấy mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC của những người tham gia khảo sát trung bình ở mức độ 5 (trung bình 5,15) tức ở mức Kế hoạch phối hợp. Ở mức độ này, các nhà chức trách trình bày kế hoạch dự kiến từ trước và để cho những người ảnh hưởng đưa ý kiến nếu muốn thay đổi kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn có những người đánh giá ở mức độ 1, tức không tham gia vào việc xây dựng ĐSVH KDC. Và cũng có những người đánh giá ở mức độ 7, tức Cộng đồng có quyền kiểm sốt. Như vậy những kế hoạch mà các nhà quản lý KDC đề ra, người dân đồng ý thuận chiều là đa số, ít khi có ý kiến thay đổi. Nhưng vẫn có ý kiến người dân không tham gia hoặc chỉ ở mức nhận thông tin, nhận tư vấn như vậy sự tham gia đó chỉ mang

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 Khơng tham gia Cơng dân nhận thơng tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được ủy quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt 3.6 4.0 5.0 24.2 16.9 17.5 28.8

chiều nhiều hơn, thì phong trào đang đáp ứng được đa số nhu cầu của người dân, cần nhân rộng và phát huy thành quả này. Nhưng điều đó cũng nhắc nhở các nhà lãnh đạo phải theo sát phong trào để nhận biết được nội dung nào đã dần trở nên hình thức để kịp thời đổi mới, cũng như nội dung nào người dân rất quan tâm đã cuốn hút họ tham gia nhiệt tình để ni dưỡng, vun bồi.

Tóm lại, qua những kết quả thống kê trên, ta thấy ở tất cả các nhân tố đều có mức độ đánh giá trung bình khá cao (trung bình đánh giá đều lớn hơn 5). Trong đó, nhân tố về tài chính có mức độ trung bình thấp nhất (trung bình 5, 10), nhân tố tài sản thơng tin có mức độ trung bình đánh giá cao nhất (trung bình 5,85). Và ở tất cả các nhân tố có mức độ thống nhất của những người tham gia khảo sát chưa thực sự cao (độ lệch chuẩn đều lớn hơn 1).

4.4.2. Phân tích mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá của người dân theo đặc điểm cá nhân.

4.4.2.1. Quan hệ giữa mức độ tham gia với mức độ hiểu biết về hoạt động xây dựng đời sống văn hố.

Người dân có mức độ hiểu biết về hoạt động xây dựng đời sống văn hoá càng thấp thì mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá càng thấp. Tỷ lệ những người khơng biết và biết ít chiếm tới 54,6% số người không tham gia vào hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, người lại những người biết khá nhiều và biết rất rõ chỉ chiếm 27,3% số người của nhóm này. Tỷ lệ này dần thay đổi theo mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hố của người dân, cho tới nhóm có mức độ Cộng đồng có quyền kiểm sốt thì số người biết ít và khơng biết về các hoạt động động xây dựng đời sống văn hoá KDC chỉ còn 14%, số người biết khá nhiều và biết rất rõ chiếm tới 54, 7%.

Hình 4.16: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ hiểu biết

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

4.4.2.2. Quan hệ giữa mức độ tham gia với mức đánh giá sự cần thiết xây dựng đời sống văn hoá KDC.

Mức độ đánh giá sự cần thiết của người dân đối với mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hố của người dân có mối quan hệ chặt chẽ. Người dân càng cho rằng xây dựng đời sống văn hố là khơng cần thiết thì mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC sẽ càng thấp.

Hình 4.17: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ cần thiết

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Khơng biết Biết ít Trung bình Khá nhiều Biết rất rõ

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không tham gia Công dân nhận thông tin Công dân nhận được sự tư vấn Công dân được đưa ra ý kiến Kế hoạch phối hợp Cộng đồng được uỷ quyền Cộng đồng có quyền kiểm sốt

Cụ thể, ở nhóm đối tượng khơng tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hố thì có tới 45,5% người dân đánh giá là khơng cần thiết, chỉ có 27,3% người đánh giá là rất cần thiết. Ngược lại hồn tồn, ở nhóm người tham gia xây dựng đời sống ở mức độ cộng đồng có quyền kiểm sốt thì có tới 52,9% người dân đánh giá là rất cần thiết, chỉ có 1,1% người dân đánh giá là khơng cần thiết.

4.4.2.3. Quan hệ giữa mức độ tham gia với mức độ tự nguyện tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hoá KDC của người dân.

Dễ dàng để nhận thấy rằng, người dân có mức độ tự nguyện càng cao thì sẽ có mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hoá càng cao. Cụ thể, ở nhóm đối tượng khơng tham gia xây dựng đời sống văn hố KDC thì có tới 45,5% người dân có mức độ tự nguyện là không tham gia vào việc xây dựng đời sống văn hoá. Ngược lại hồn tồn với nhóm khơng tham gia, nhóm người dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá KDC ở mức độ cộng đồng có quyền kiểm sốt thì có tới 67,8% người dân có tinh thần tự nguyện hồn tồn và khơng có người dân nào có tinh thần khơng tham gia, chỉ có 4,6% người dân có tinh thần tự nguyện ở mức độ bắt buộc tham gia.

Hình 4.18: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ tự nguyện

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp

4.4.2.4. Quan hệ giữa mức độ tham gia với việc tự do được phát biểu ý kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận 3, TP hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)