Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân khó khăn của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 47 - 50)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân khó khăn của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác

đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp

Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đang tham gia các chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại của dịch HIV/AIDS với tư cách họ là người hiểu rõ nhất về hiện

trạng, hạn chế mà họ gặp phải khi tham gia các chương trình can thiệp giảm thiểu

tác hại của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Phương pháp chun gia khơng địi hỏi phải xác định trước quy mô mẫu, mà

tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn đến khi nào thông tin thu được là bão hịa thì ngưng.

Trên cơ sở đó, tác giả quyết định chọn đã phỏng vấn 5 cán bộ đang công tác tại Ban

Quản lý dự án Quỹ tồn cầu phịng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2018 - 2020 và 3 bác sĩ thuộc Trung tâm Y học dự phòng tỉnh Đồng Tháp. Tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn sâu và gửi trước nội dung sẽ phỏng vấn cho chuyên gian (Xem thêm phụ lục 2). Nội dung trả lời phỏng vấn được tác giả ghi thành văn bản.

Kết quả tổng hợp những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân khó khăn của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV tại tỉnh Đồng Tháp thông qua phỏng vấn chuyên gia kết hợp với các báo cáo chuyên đề về HIV/AIDS được tóm tắt như sau:

4.3.1. Thuận lợi

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng đạt được tốc độ khá, tạo điều kiện có nguồn lực tài chính để triển khai các chương trình

phịng, chống HIV/AIDS.

Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phịng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020” làm cơ sở pháp lý cho hoạt động tìm kiếm nguồn tài chính cho phịng, chống HIV.

Chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại của dịch HIV/AIDS hướng đến đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV với nội dung quan trọng là triển khai cấp phát

thuốc ARV điều trị HIV/AIDS đã được triển khai đến tất cả 63 tỉnh/ thành phố, làm

tăng khả năng tiếp cận đến bệnh nhân HIV/AIDS. Hệ thống BHYT đã triển khai cấp

phát thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú trên toàn quốc, đối tượng được điều trị bằng thuốc ARV đã được mở rộng cho tất cả các đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai, bệnh nhân Lao (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, 2018).

đối với hành vi của mình, hạn chế sự lây lan của dịch HIV (Ý kiến của cán bộ thuộc

Ban Quản lý dự án Quỹ tồn cầu phịng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp, giai

đoạn 2018 - 2020, phỏng vấn ngày 05/6/2019).

4.3.2. Khó khăn và ngun nhân khó khăn

Nguồn tài chính cho phịng chống HIV quá nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Trong khi đó, nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngồi

có xu hướng ngày càng giảm. Các dự án của Ngân hàng thế giới - WB, DFID, Ngân

hàng phát triển Châu Á - ADB triển khai từ năm 2000 đã kết thúc. Trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp chỉ còn 1 dự án - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS đang

hoạt động đã làm giảm đáng kể các hoạt động phòng chống HIV/AIDS (Ý kiến của của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tỉnh

Đồng Tháp, giai đoạn 2018 - 2020, phỏng vấn ngày 05/6/2019).

NSNN chiếm tỷ trọng rất thấp trong các dự án phòng chống HIV/AIDS, chủ yếu dưới dạng vốn đối ứng của dự án thanh toán cho các hoạt động quản lý dự án

như: lương của Ban quản lý dự án, điện nước, chi phí văn phịng, chi phí cho đồng đẳng viên thường không được cấp đủ theo tiến độ triển khai dự án, do đó ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án (Ý kiến của của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án Quỹ

toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2018 - 2020, phỏng vấn ngày 05/6/2019).

Chương trình can thiệp dự phịng giảm tác hại HIV/AIDS qua thời gian triển khai đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Bệnh nhân HIV/AIDS cần được chăm sóc, điều trị liên tục, suốt đời, chi phí điều trị lớn. Số lượng người nhiễm HIV/AIDS tiếp

tục tăng, mỗi năm tỉnh Đồng Tháp có thêm khoảng 400 trường hợp nhiễm HIV mới và hàng chục trường hợp tử vong do AIDS gây tác động rất lớn về kinh tế, xã hội (Ý kiến của cán bộ thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, phỏng vấn ngày 06/6/2019).

Các loại thuốc điều trị HIV/AIDS đều phải nhập khẩu từ nước ngồi với chi phí lớn, trong nước chưa sản xuất được nên làm gia tăng chi phí điều trị (Ý kiến của cán bộ thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, phỏng vấn ngày

06/6/2019).

Số lượng những người có hành vi nguy cơ cao về lây nhiễm HIV/AIDS (mại dâm, ma túy, …) vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV

trong cộng đồng (Ý kiến của cán bộ thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, phỏng vấn ngày 06/6/2019).

Nguồn lực để phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu từ viện trợ của nước ngồi đang giảm nhanh, trong khi nguồn tài chính trong nước không bù đắp kịp, nhu cầu

cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tiếp tục tăng cao, nên nguồn lực cho các hoạt động can thiệp dự phòng, giảm tác hại, xét nhiệm HIV, điều trị HIV/AIDS bị phân tán, chưa đủ mức có thể khống chế HIV/AIDS (Ý kiến của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án Quỹ tồn cầu phịng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2018 - 2020, phỏng vấn ngày 05/6/2019).

Hoạt động kêu gọi, huy động tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức trong nước

chưa được các cơ quan, ban ngành quan tâm đúng mức. Nhận thức không tốt về tài

trợ cho HIV/AIDS cộng với quyền lợi để doanh nghiệp nhận được khi tham gia tài

trợ cho các hoạt động HIV/AIDS là không đáng kể, dẫn đến họ khơng muốn tham gia. Doanh nghiệp có thể chi rất nhiều tiền tài trợ cho bóng đá, các cuộc thi về sắc

đẹp nhưng không muốn chi tiền cho phòng chống HIV/AIDS (Ý kiến của cán bộ

thuộc Ban Quản lý dự án Quỹ tồn cầu phịng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp,

giai đoạn 2018 - 2020, phỏng vấn ngày 06/6/2019).

Do nguồn tài chính cho phịng chống HIV/AIDS bị suy giảm, dẫn đến nhân lực cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm, hoặc không được chi trả lương, trợ cấp khi tham gia hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị cho bệnh

nhân HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)