Các yếu tố nguy cơ của HIV ở người trẻ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 29 - 33)

Nguồn: Joshua Kembo (2012)

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Khảo sát Sức khỏe và Nhân khẩu học của

Zimbabwe được thực hiện vào năm 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn gấp 2 lần so với nam. Những người trẻ tuổi đã ly dị, góa vợ

hoặc độc thân có nguy cơ cao đáng kể so với người chưa kết hơn. Những người có học vấn thấp và sống ở thành thị hoặc sống xa nhà có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn.

Christobel và cộng sự (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế xã hội, nhân khẩu học với tình trạng nhiễm HIV của người trưởng thành ở Lesicia, Malawi, Swaziland và Zimbabwe. Mơ hình nghiên cứu gồm các yếu tố: Giới tính, khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tuổi. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Khảo sát nhân khẩu học và sức khỏe. Ở cả bốn quốc gia khảo sát, kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Xác suất tồn tại HIV dương tính với phụ nữ cao hơn nam giới; (ii) Khả năng tỷ lệ nhiễm bệnh ở thành thị cao hơn so với người dân nơng thơn; và (iii) Có một mối quan hệ ngược giữa tuổi và tình trạng HIV nghĩa là những

người trẻ tuổi (18 - 35) thì tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn; (iv) xác suất nhiễm HIV ở nhóm có thu nhập thấp sẽ cao hơn và thay đổi theo từng quốc gia nghiên cứu.

John (2013) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa HIV và các yếu tố nguy cơ thay đổi theo thời gian thơng qua chính sách can thiệp dự phòng giảm HIV ở

Tanzania. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách can thiệp dự phòng đã giúp tỷ lệ

Tỷ lệ nhiễm HIV Các yếu tố về kinh tế xã hội

- Học vấn

- Nơi cư trú

- Tình trạng sức khỏe

Các yếu tố về nhân khẩu học

- Tuổi

- Giới tính

- Tình trạng hơn nhân

- Tôn giáo

nhiễm HIV từ 7,9% xuống 6,8% trong thời gian 4 năm giữa các cuộc khảo sát,

nhưng mức giảm này chỉ có ý nghĩa trong số những người đàn ông thành thị. Các

yếu tố nguy cơ nhiễm HIV gồm có: (i) phụ nữ độc thân có nguy cơ nhiễm HIV cao

hơn phụ nữ đã lập gia đình, (ii) học vấn thấp và thu nhập thấp làm gia tăng nguy cơ

nhiễm HIV; (iii) cư dân thành thị có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn so với khu vực nông

thôn nhưng tỷ lệ gia tăng lây nhiễm HIV ở nông thôn lại cao hơn so với thành thị.

Carlos và cộng sự (2013), nghiên cứu về các yếu tố quyết định tài chính của chính phủ danh cho HIV/AIDS 10 năm (2000 - 2010) ở 125 quốc gia thu nhập thấp

đến trung bình. Nhóm nghiên cứu đã phân tích xu hướng mười năm và xác định các

yếu tố dự đoán độc lập về chi tiêu HIV cơng cộng bằng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu công cho HIV ở cấp quốc gia là: GDP bình

qn đầu người, ổn định chính trị, chất lượng quy định và quy tắc của pháp luật, tỷ

lệ nhiễm HIV.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nước thu nhập thấp và trung bình đã chi 2,1 tỷ đô la Mỹ từ các nguồn của chính phủ vào năm 2000, tăng lên 6,6 tỷ đơ la Mỹ tỷ

trong năm 2010, tăng gấp ba lần. Chi tiêu bình qn đầu người cho phịng ngừa HIV thời điểm năm 2010 dao động từ 0,05 đơ la Mỹ tại các quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV thấp là Trung Đông đến 32 đô la Mỹ ở các nước thu nhập trung bình tại Nam Phi, nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao và tăng nhanh. Trung bình chi tiêu cơng bình qn đầu người cho HIV tại các quốc gia trong giai đoạn này là 2,55 đơ la Mỹ. Phân tích

cho thấy tỷ lệ mắc HIV, GDP bình quân đầu người có ảnh hưởng cùng chiều đến

chi tiêu cơng cho HIV tại một quốc gia. Khi tỷ lệ nhiễm HIV tăng thêm 10% sẽ làm

gia tăng 2,5% chi tiêu cơng cho HIV; Tăng 10% GDP bình qn đầu người sẽ làm tăng 11,49% chi tiêu công cho HIV.

Nghiên cứu của Kavita Singh và cộng sự (2013) về mối quan hệ giữa giáo dục và bình đẳng giới vói tỷ lệ nhiễm HIV tại Kenya, Zambia và Zimbabwe. Nghiên

cứu tập trung vào những phụ nữ hiện đang kết hôn ở độ tuổi từ 15 đến 34. Dữ liệu

được lấy từ Khảo sát Sức khỏe và Dân số. Hồi quy logistic đã được sử dụng để

sau khi kiểm soát cả các yếu tố xã hội và sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo dục và giới tính có liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV. Những người được có nền tảng giáo dục tốt thì ít nhiễm HIV hơn. Phụ nữ dễ mắc HIV hơn nam giới. Những

đối tượng có hành vi nguy cơ cao như là mại dâm, ma túy, quan hệ đồng giới, … có

tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn.

Vassall và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về chi phí phịng ngừa HIV ở nhóm

có nguy cơ nhiễm HIV cao tại miền Nam của Ấn Độ. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước tính hiệu quả chi phí từ các chương trình phịng ngừa HIV tại 22

quận thuộc bốn bang ở Ấn Độ có tỷ lệ nhiễm HIV cao.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của 150.000 người có nguy cơ nhiễm HIV cao từ năm 2004 đến 2008 tại 22 quận, kết quả cho thấy, chi phí trung bình cho mỗi người đạt 327 đô la Mỹ trong giai đoạn 2004 - 2008. Nhờ có chi phí phịng ngừa này mà có 61.000 ca nhiễm HIV được ngăn chặn. Chi phí điều trị trung bình cho mỗi trường hợp nhiễm HIV là 785 đô la Mỹ. Với chi phí phịng ngừa 50 triệu

đơ la được chi trong 4 năm, giá trị DALY (năm sống khỏe mạnh và lao động đóng

góp cho xã hội) tại 22 quận kể trên là 77 triệu đô la.

Ở Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả, các nghiên cứu về HIV hầu hết đều

thuộc về các lĩnh vực y học, xã hội học hoặc nhân chủng học. Tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào về lĩnh vực tài chính, phân bổ Ngân sách hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Do đó đề tài nghiên cứu của tác giả được kỳ vọng sẽ mang tính mới hơn so với các nghiên cứu trước đây. Liên

quan đến tỷ lệ nhiễm HIV chủ yếu tập trung ở lĩnh vực y tế, có thể kể tên một số

nghiên cứu như: Lưu Thị Minh Châu, Trần Như Nguyên, “Tỷ lệ nhiễm và hành vi

nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy tại thành phố Hà Nội, năm

2004”; Vũ Văn Chiểu, Nguyễn Thị Minh Tâm (2010), “Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục khơng an tồn của người tiêm chích ma túy tại Việt Nam”. Trong đó,

đáng chú ý là nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và Đặng Văn Chính (2014) nghiên

cứu về tỷ lệ nhiễm HIV và các yếu tố liên quan của khách hàng đến phòng khám tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại tỉnh Tây Ninh. Với cỡ mẫu 4.775 cá nhân

tham gia xét nghiệm HIV, tỷ lệ nhiễm HIV là 10,1%. Có mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HIV với nhóm tuổi, nơi cư trú, học vấn, tình trạng hơn nhân, yếu tố

nguy cơ của bản thân (mại dâm, ma túy).

2.3.2. Đánh giá tổng quan các tài liệu

Qua lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả rút ra một số nhận xét sau:

Một là, vai trị của tài chính cơng rất quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS. Ở các quốc gia kém phát triển, tài chính cơng rất hạn hẹp nên phải phụ thuộc phần lớn từ tài trợ bên ngoài. Tuy nhiên, kể từ năm 2015, chi tiêu công cho HIV/AIDS chứng kiến sự sụt giảm 1 tỷ USD tại 13/14 quốc gia kém phát triển,

tương đương 13% so với năm 2014 sau giai đoạn 5 năm chi tiêu công cho HIV tăng trưởng liên tục.

Hai là, có nhiều yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng

đồng: Độ tuổi, giới tính, nghèo đói, giáo dục, thu nhập đầu người, …

Ba là, chi tiêu công cho HIV/AIDS phần lớn tập trung ở chi phí điều trị (chăm sóc y tế và dược phẩm) cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS. Các chi phí phịng ngừa thường chiếm rất nhỏ trong chi tiêu công cho HIV/AIDS. Chi tiêu cho HIV/AIDS

bình qn đầu người có xu hướng tăng theo thời gian.

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 trình bày Tổng quan về HIV, AIDS và chương trình phịng chống

HIV, AIDS ở Việt Nam; Vai trò của tài chính cơng đối với phòng chống

HIV/AIDS. Chương này cũng lược khảo một số nghiên cứu trong và ngồi nước có

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mơ hình nghiên cứu

3.1.1. Khung phân tích

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, khung phân tích

của đề tài được trình bày tại Hình 3.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)