Tổng quan chương trình phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 39)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng quan chương trình phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng

bàn tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long với tổng diện tích là

3.328.7 km² và dân số toàn tỉnh năm 2017 là 1.720.808 người. Trong đó, Phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng thuộc Campuchia với đường biên giới dài 47,8 km với 3 cửa khẩu: Thơng Bình, Dinh Bà và Thường Phước; Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; Phía Tây giáp tỉnh An Giang; Phía Đơng giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Hình 4.1: Vị trí địa lý của tỉnh Đồng Tháp

Nguồn: Tổng hợp lý thuyết và đề xuất của tác giả (2019)

Hiện nay, Đồng Tháp có 12 huyện/thị/thành phố với 2 thành phố loại III, 1 thị xã, 9 huyện và 144 xã/phường/thị trấn, trong đó có 8 xã biên giới với đặc điểm tình

hình dân cư qua lại biên giới làm ăn buôn bán thường xuyên. Do vị trí địa lý có đường biên giới dài nên tình hình tệ nạn mại dâm, ma túy tại tỉnh Đồng Tháp rất

nghỉ, karaoke, bia ôm liên tục phát triển với nhiều hình thức khác nhau là một trong những nguyên nhân làm dịch HIV/AIDS ở địa phương ngày càng phức tạp, khó

kiểm sốt.

4.1.1. Tình hình nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Ước tính đến ngày 31/12/2017, số trường hợp nhiễm HIV lũy tích của Đồng

Tháp là 5.999 trường hợp. Trong đó, thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự là 2 nơi

có tổng số trường hợp lũy tích nhiều nhất, còn huyện Tháp Mười là ít nhất. Mặt khác đã có 3.275 trường hợp đã chuyển sang AIDS và 1.814 trường hợp tử vong,

100% xã/phường/thị trấn đã có người nhiễm HIV. Số trường hợp nhiễm HIV còn

sống phân theo các huyện/thị/thành phố nhiều nhất ở thị xã Hồng Ngự, thấp nhất là huyện Tháp Mười lần lượt là 272 trường hợp và 71 trường hợp. Nhìn chung, số trường hợp nhiễm HIV còn sống được quản lý là 2.214 trường hợp, chiếm 79,0%

trong số trường hợp nhiễm HIV cịn sống. Hình 4.2 thể hiện số trường hợp

HIV/AIDS, tử vong tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2008 – 2017.

Hình 4.2: Số trường hợp HIV/AIDS, tử vong tại Đồng Tháp năm 2008 - 2017

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)

Mỗi năm phát hiện khoảng 332 trường hợp nhiễm HIV, trong đó năm 2008 đạt mức cao nhất là 395 trường hợp. Từ năm 2008 - 2011 số trường hợp nhiễm HIV

giảm xuống. Số trường hợp chuyển AIDS năm 2009 đột ngột tăng hơn 100 trường hợp so với 2008 (có thể do thời điểm này tỉnh bắt đầu triển khai rộng rãi chương trình điều trị ARV) và số lượng này tiếp tục duy trì cho đến năm 2014. Riêng năm 2013 số trường hợp chuyển AIDS và tử vong cao là do tỉnh đã cập nhật, bổ sung các

trường hợp AIDS, tử vong từ các huyện/thị báo về và qua rà soát số liệu theo chỉ đạo của Cục Phịng, Chống HIV/AIDS. Nhưng nhìn chung số trường hợp tử vong qua các năm không tăng nhiều, trên dưới 100 trường hợp/năm.

Hình 4.3: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm tuổi 2008 - 2017

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)

Các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm tuổi tập trung khoảng 70% ở nhóm >

25 - 49 tuổi, nhóm ≤ 15 tuổi và > 49 tuổi chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ năm 2008 - 2017, xu hướng nhiễm HIV theo nhóm tuổi ở Đồng Tháp khơng thay đổi theo thời gian, nhóm tuổi nhiễm HIV từ 25 đến 49 tuổi vẫn chiếm đa số.

Đường lây truyền HIV chủ yếu là qua quan hệ tình dục chiếm trên 90%. Lây

truyền qua đường máu có xu hướng khơng tăng qua các năm (đạt đỉnh cao nhất là 5,7% năm 2013) và đến những năm gần đây thì tỷ lệ này đã giảm xuống hiện tại 0,0%. Lây truyền từ mẹ sang con có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008 - 2017 cao

nhất là 7,2% vào năm 2009, các năm sau này có xu hướng giảm dần do triển khai

chương trình dự phịng lây truyền từ mẹ sang con (Hình 4.4).

Hình 4.4: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo đường lây truyền giai đoạn 2008 - 2017

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)

Số trường hợp trẻ dưới 15 tuổi phát hiện nhiễm HIV của tỉnh Đồng Tháp không quá 30 trường hợp mỗi năm có thể do có sự triển khai đồng bộ từ tỉnh đến xã chương trình dự phịng lây truyền mẹ con và chương trình mục tiêu quốc gia.

Hình 4.5: Chiều hướng nhiễm HIV ở trẻ em dưới 15 tuổi 2008 – 2017

4.1.2. Các chương trình hỗ trợ giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS

Hoạt động can thiệp giảm tác thiểu tác hại của HIV/AIDS tập trung chủ yếu cho các nhóm nguy cơ cao như mại dâm, đồng tính với sự trợ giúp của chương trình

mục tiêu quốc gia và các dự án (đầu tiên là DFID năm 2000, kế đến ADB, WB) hiện còn 1 dự án (QTC) đang được triển khai tại 7/12 huyện/thị. Các họat động can thiệp giảm tác hại chủ yếu là phát bao cao su (BCS), bơm kim tiêm (BKT) và geo

bôi trơn thông qua mạng lưới đồng đẳng viên (ĐĐV) và cộng tác viên (CTV)

Hình 4.6 cho thấy, nguồn tài chính cho phịng chống HIV/AIDS có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2008 - 2014 (năm 2008: 16,4 tỷ đồng; Năm 2014: 33,7 tỷ đồng). Sang năm 2015 có sự sụt giảm đáng kể do nguồn tài trợ từ các tổ chức phi

chính phủ giảm, sau đó tăng trở lại trong giai đoạn 2016 - 2017 nhưng khơng nhiều.

Hình 4.6: Nguồn tài chính cho phịng chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 - 2017

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)

Trong cơ cấu nguồn tài chính cho phịng chống HIV/AIDS, nguồn tài chính từ

các tổ chức phi chính phủ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 58,6%; Các định chế tài chính chiếm 25,3% và từ NSNN chiếm nhỏ nhất với 16,1% (Hình 4.5).

Hình 4.7: Cơ cấu quỹ tài chính phịng chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 - 2017

Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)

4.2. Đánh giá tác động của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Dữ liệu của tất cả 12 /12 huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) thuộc tỉnh Đồng Tháp trong thời gian 10 năm (2008 - 2017) được sử dụng để đánh giá tác

động của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV.

Sau khi làm sạch dữ liệu còn đủ 120 quan sát (lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu là 90),

đảm bảo đủ để thực hiện các phân tích thống kê.

4.2.1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 25 - 49 tuổi trung bình là 48,55% (Nhỏ nhất: 48,20%, Lớn nhất: 49,00%); Tỷ lệ hộ nghèo trung bình là 8,46% (Nhỏ nhất: 6,67%, Lớn nhất: 9,92%); Thu nhập đầu người bình quân là 3,03 triệu

đồng/người/tháng (Nhỏ nhất: 2,73 triệu đồng/người/tháng, Lớn nhất: 3,45 triệu đồng/người/tháng);

Tỷ lệ sinh viên/dân số trung bình là 0,97‰ (Nhỏ nhất: 0,92‰, Lớn nhất: 1,03‰). Chi tiêu cho HIV/AIDS trung bình là 2,68 tỷ đồng/huyện (Nhỏ nhất: 0,88

tỷ đồng/huyện, Lớn nhất: 6,92 tỷ đồng/huyện); Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Biến Ký hiệu Trung

bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Tỷ lệ độ tuổi 25 - 49 (%) Rate4925 48,55 0,25 48,20 49,00 Tỷ lệ hộ nghèo (%) POOR 8,46 1,06 6,67 9,92 Thu nhập đầu người (triệu

đồng/tháng)

GDP

3,03 0,24 2,73 3,45 Tỷ lệ sinh viên/dân số

(‰) EDU 0,97 0,04 0,92 1,03

Chi tiêu cho HIV/AIDS

(tỷ đồng) HIVFUND 2,68 1,63 0,88 6,92

Tỷ lệ nhiễm HIV (‰) HIV_Rate 3,28 2,67 1,00 8,59

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả (2019)

4.2.2. Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng

trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Kiểm định sự khác biệt trung bình (t-test) về tỷ lệ nhiễm HIV giữa thời điểm

năm 2008 và năm 2017. Bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV đã tăng từ 1,76‰ lên mưcs 3,28‰ vào năm 2017. Chênh lệch tăng 1,52‰ cóý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, theo thời gian, tỷ lệ nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã

tăng lên đáng kể.

Bảng 4.2: Kiểm định khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV giữa 2008 và 2017

Biến 2008 2017 Tăng, giảm Pr (T > t)

Tỷ lệ nhiễm HIV (‰) 1,76 3,28 1,52 0,05

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả (2019)

4.2.3. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

4.2.3.1. Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.5 cho thấy, mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV có hệ số R2 = 0,8316 = 83,16%, nghĩa là các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV trong

mơ hình nghiên cứu giải thích được 83,16% sự thay đổi trong tỷ lệ nhiễm HIV. Giá trị kiểm định tổng thể của mơ hình F(5, 114) = 112,57, tương ứng với mức ý nghĩa (Prob > F) là 0,000: Mơ hình hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê. Độ phóng

đại phương sai (VIF) của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 10: khơng có hiện tượng đa

cộng tuyến.

Bảng 4.3: Hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV

Biến độc lập Ký hiệu biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn P > |t| VIF Tỷ lệ độ tuổi 25 - 49 (%) Rate4925 0,699 0,342 0,043 1,03 Tỷ lệ hộ nghèo (%) POOR 0,244 0,119 0,042 2,06 Thu nhập đầu người (triệu

đồng/tháng) GDP -0,378 0,185 0,049 1,81

Tỷ lệ sinh viên/dân số (%) EDU -3,619 2,601 0,167 1,35 Chi tiêu cho HIV/AIDS (tỷ

đồng) HIVFUND -1,393 0,068 0,000 1,36

Hằng số Const -27,932 17,527 0,114

Kiểm định tổng thể: N = 120; F(5, 114) = 112,57; Pro > F = 0,000 R2 = 0,8316 Kiểm định White: (20) = 44,57 Pro > =0,001

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả (2019)

Kết quả kiểm định White với giá trị (20) = 44,57 tương ứng với (Pro > ) = 0,001 < 0,05 cho thấy có hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV. Tiến hành sử dụng vòng lặp robustness trong phần mềm Stata để đảm bảo tính vững của mơ hình (Trần Thị Tuấn Anh,

2014). Bảng 4.4 cho thấy, mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV sau khi đã khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi rất có ý nghĩa thống kê do giá trị F(5, 114) = 18,19 tương ứng với Pro > F = 0,000 và giá trị R2 = 0,8316.

Các biến độc lập ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ nhiễm HIV ở mức ý nghĩa 5% gồm có: Tỷ lệ độ tuổi 25 - 49; Tỷ lệ hộ nghèo; Thu nhập bình quân đầu

người; Chi tiêu cho HIV/AIDS. Như vậy, có thể khẳng định mơ hình định lượng các

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV với vòng lặp robustness Yếu tố Ký hiệu Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn P > |t| Tỷ lệ độ tuổi 25 - 49 (%) Rate4925 0,699 0,313 0,028 Tỷ lệ hộ nghèo (%) POOR 0,244 0,082 0,003

Thu nhập đầu người (triệu

đồng/tháng) GDP -0,308 0,169 0,041

Tỷ lệ sinh viên/dân số (%) EDU -3,619 2335 0,124 Chi tiêu cho HIV/AIDS (tỷ đồng) HIVFUND -1,393 0,062 0,000

Hằng số Cons -27,932 16,533 0,094

N = 248 F(5, 114) = 114,36 Pro > F = 0,000 R2 = 0,8316

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả (2019)

4.2.3.2. Phương trình hồi quy tuyến tính

Phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV:

HIV_Rate = 0,699*Rate4925 + 0,244*POOR - 0,308*GDP - 1,393*HIVFUND + ε (4.1)

Hay, tỷ lệ nhiễm HIV = 0,699*Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 25-49 + 0,244*Tỷ lệ hộ nghèo - 0,308*Thu nhập bình quân đầu người - 1,393*Số tiền chi cho phòng

chống HIV/AIDS+ phần dư (4.2)

Căn cứ vào phương trình 4.2, Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất gồm có: (1) Số tiền

chi cho phòng chống HIV, Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 25 đến 49 tuổi, Thu nhập bình

quân đầu người, Tỷ lệ hộ nghèo.

4.3. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân khó khăn của hỗ trợ tài chính

đối với cơng tác phòng chống lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng

Tháp

Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đang tham gia các chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại của dịch HIV/AIDS với tư cách họ là người hiểu rõ nhất về hiện

trạng, hạn chế mà họ gặp phải khi tham gia các chương trình can thiệp giảm thiểu

tác hại của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Phương pháp chuyên gia không địi hỏi phải xác định trước quy mơ mẫu, mà

tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn đến khi nào thơng tin thu được là bão hịa thì ngưng.

Trên cơ sở đó, tác giả quyết định chọn đã phỏng vấn 5 cán bộ đang công tác tại Ban

Quản lý dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2018 - 2020 và 3 bác sĩ thuộc Trung tâm Y học dự phòng tỉnh Đồng Tháp. Tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn sâu và gửi trước nội dung sẽ phỏng vấn cho chuyên gian (Xem thêm phụ lục 2). Nội dung trả lời phỏng vấn được tác giả ghi thành văn bản.

Kết quả tổng hợp những thuận lợi, khó khăn và ngun nhân khó khăn của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV tại tỉnh Đồng Tháp thông qua phỏng vấn chuyên gia kết hợp với các báo cáo chuyên đề về HIV/AIDS được tóm tắt như sau:

4.3.1. Thuận lợi

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng đạt được tốc độ khá, tạo điều kiện có nguồn lực tài chính để triển khai các chương trình

phịng, chống HIV/AIDS.

Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020” làm cơ sở pháp lý cho hoạt động tìm kiếm nguồn tài chính cho phịng, chống HIV.

Chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại của dịch HIV/AIDS hướng đến đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV với nội dung quan trọng là triển khai cấp phát

thuốc ARV điều trị HIV/AIDS đã được triển khai đến tất cả 63 tỉnh/ thành phố, làm

tăng khả năng tiếp cận đến bệnh nhân HIV/AIDS. Hệ thống BHYT đã triển khai cấp

phát thuốc ARV tại các phịng khám ngoại trú trên tồn quốc, đối tượng được điều trị bằng thuốc ARV đã được mở rộng cho tất cả các đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai, bệnh nhân Lao (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, 2018).

đối với hành vi của mình, hạn chế sự lây lan của dịch HIV (Ý kiến của cán bộ thuộc

Ban Quản lý dự án Quỹ tồn cầu phịng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp, giai

đoạn 2018 - 2020, phỏng vấn ngày 05/6/2019).

4.3.2. Khó khăn và nguyên nhân khó khăn

Nguồn tài chính cho phịng chống HIV q nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngồi. Trong khi đó, nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngồi

có xu hướng ngày càng giảm. Các dự án của Ngân hàng thế giới - WB, DFID, Ngân

hàng phát triển Châu Á - ADB triển khai từ năm 2000 đã kết thúc. Trên địa bàn tỉnh

Đồng Tháp chỉ còn 1 dự án - Dự án Quỹ tồn cầu phịng, chống HIV/AIDS đang

hoạt động đã làm giảm đáng kể các hoạt động phòng chống HIV/AIDS (Ý kiến của của cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án Quỹ tồn cầu phịng, chống HIV/AIDS tỉnh

Đồng Tháp, giai đoạn 2018 - 2020, phỏng vấn ngày 05/6/2019).

NSNN chiếm tỷ trọng rất thấp trong các dự án phòng chống HIV/AIDS, chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)