Stt Yếu tố Biến Giải thích sự lựa chọn biến Kỳ vọng dấu
1 Yếu tố hành vi Khơng có biến
đo lường
Ở cấp độ cá nhân, hành vi an tồn hay có nguy cơ cao về nhiễm HIV có thể nhận
biết được nhưng ở cấp độ cộng đồng, khơng có cơng cụ đo lường cho hành vi.
2 Độ tuổi 25-49 Rate4925 Tỷ lệ nhiễm HIV cao xảy ra ở những người nằm trong độ tuổi lao động 25 - 49 tuổi
(Christobel và cộng sự, 2012)
+
3 Nghèo POOR Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn được sử dụng làm đại diện cho tình trạng nghèo đói của cộng đồng. Nghèo đói làm gia tăng khả năng nhiễm HIV (Stillwaggon, 2002).
+
4 Thu nhập đầu
người GDP
Thu nhập đầu người cao phản ánh cơ sở hạ tầng tốt hơn, tiếp cận các dịch vụ y tế và
dinh dưỡng tốt, làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS Ainsworth và Teokul (1997)
-
5 Đơ thị hóa Khơng có biến
đo lường
Khơng có dữ liệu đo lường tốc độ đơ thị hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nên không sử dụng yếu tố này
6 Giáo dục EDU
Đo lường bằng tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng trong tổng dân số. Những người
nhiễm HIV có học vấn đại học thấp hơn so với phần còn lại của dân số (Parker (1997)
-
7 Chi tiêu cho
HIV/AIDS HIVFUND
Các chính sách tài chính hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ là một trong những yếu tố quan trọng của quản trị công nhằm chống lại dịch HIV (Bonnel, 2000). Vì vậy, chi tiêu cho HIV/AIDS được sử dụng để đại diện cho quản trị cơng. Khi chi tiêu càng lớn thì có khuynh hướng làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS
-
3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
3.2.1. Nguồn dữ liệu
Cơ sở lý thuyết và các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được thu
thập từ sách, báo, tạp chí trong và ngồi nước.
Số liệu thống kê về dân số, độ tuổi từ 25 đến 49 tuổi, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập
đầu người, số lượng sinh viên cao đẳng, đại học được thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp; Số liệu về chi tiêu cho HIV/AIDS hàng năm được lấy từ Trung tâm
kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp. Thời gian của dữ liệu: 10 năm (từ 2008 đến
2017).
3.2.2. Chọn địa bàn điều tra
Tỉnh Đồng Tháp có tổng cộng 12 thành phố/thị xã, huyện trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). Đề tài chọn tất cả 12 huyện để lấy số liệu điều tra gồm: Huyện
Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Tam Nông, huyện Tháp Mười, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng, huyện Thanh Bình, huyện Châu Thành, huyện Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự.
3.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Theo Tabachnick và Fidell (1996), cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là n = 50 + 8m (m: số biến độc lập). Nghiên cứu này có 5 biến độc lập,
nên kích thước mẫu tối thiểu phải đạt được là n = 50 + 8*5 = 90. Để đảm bảo số
quan sát trong mẫu, đề tài chọn 12 huyện, mỗi huyện dự kiến thu dữ liệu của 10
năm. Tổng số quan sát dự kiến là 12*10 = 120 quan sát.
3.2.4. Cách thức thu thập dữ liệu
Tác giả trực tiếp liên hệ với Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp để thu thập dữ liệu. Các dữ liệu được lấy từ các niên giám thống kê, file mềm của Cục Thống kê và từ các báo cáo tài chính hàng năm của Trung tâm kiểm soát Bệnh tật. Dữ liệu được nhập vào phần mềm Microsoft Excel phiên bản 2013 theo từng huyện trong tổng số 12 huyện của tỉnh Đồng Tháp.
3.3. Kiểm tra, làm sạch dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành kiểm tra lại số liệu theo từng cột, dịng để phát hiện các thơng tin bất thường (quá lớn hoặc quá nhỏ), hoặc thiếu thông tin quan trọng. Tác giả sẽ liên hệ lại với nguồn cung cấp số liệu để bổ sung thông tin thiếu hoặc kiểm tra lại các thông tin bất thường. Trường hợp không thể bổ sung, kiểm tra thông tin quan trọng hoặc bất thường thì sẽ loại đi dữ liệu tương ứng.
Các biến định lượng trong mơ hình nghiên cứu: tỷ lệ nữ trong tổng dân số; Tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập đầu người, tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng trong tổng dân số, chi tiêu cho HIV/AIDS là các biến liên tục hữu hạn, sử dụng thang đo tỷ lệ (ratio
scale) để đo lường.
3.4. Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: Đánh giá tác động của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác
phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Sử dụng thống kê mơ tả (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhất)
để để mơ tả những đặc tính cơ bản của các biến định lượng trong mơ hình nghiên
cứu. Sử dụng kiểm định t-test để so sánh sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giữa các thời điểm năm 2008 và năm 2017.
Sử dụng mơ hình hồi quy đa biến OLS để đánh giá tác động của chi tiêu cho
HIV/AIDS đến tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Theo
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), để mơ hình hồi quy OLS đảm
bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, cần thực hiện các kiểm định sau:
Thứ nhất, kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy. Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Prob < 0,05), kết luận
tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Thứ hai, mức độ giải thích và phù hợp của mơ hình. Nếu R2 hiệu chỉnh càng lớn thì mức độ giải thích của mơ hình càng cao.
Thứ ba, hiện tượng đa cộng tuyến, là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ
cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể khơng có ý nghĩa. Sử dụng độ phóng
đại phương sai (VIF), điều kiện là VIF < 10 để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.
Thứ tư, hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Sử dụng kiểm định White để kiểm tra hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Tiêu chuẩn đánh giá: so sánh mức ý nghĩa của kiểm định (Prob > Chi2) với 5%, nếu mức ý nghĩa của kiểm định > 5% thì khơng có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi; Ngược lại, nếu mức ý nghĩa của kiểm định ≤ 5% thì có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Sử dụng vòng lặp robustness trong phần mềm thống kê Stata nếu có hiện tượng phương sai thay
đổi (Trần Thị Tuấn Anh, 2014).
Đối với mục tiêu 2: Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
của khó khăn, vướng mắc của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các cán bộ chuyên trách thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Y học dự phòng đang tham gia
các chương trình hỗ trợ giảm thiểu tác hại của dịch HIV/AIDS, đồng thời, kết hợp
với các báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp để xác định
những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc.
Đối với mục tiêu 3: Hàm ý chính sách nhằm cải thiện ảnh hưởng tích cực của
hoạt động hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Sử dụng phương pháp tổng hợp các kết quả thu được từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để khuyến nghị chính sách.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Phương pháp định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật hồi quy đa biến OLS với cỡ mẫu gồm 130 quan
sát của 12 đơn vị hành chính cấp huyện được sử dụng để đánh giá tác động của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
vướng mắc và nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc của hỗ trợ tài chính đối với cơng
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan chương trình phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bàn tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích là
3.328.7 km² và dân số tồn tỉnh năm 2017 là 1.720.808 người. Trong đó, Phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng thuộc Campuchia với đường biên giới dài 47,8 km với 3 cửa khẩu: Thơng Bình, Dinh Bà và Thường Phước; Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; Phía Tây giáp tỉnh An Giang; Phía Đơng giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Hình 4.1: Vị trí địa lý của tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: Tổng hợp lý thuyết và đề xuất của tác giả (2019)
Hiện nay, Đồng Tháp có 12 huyện/thị/thành phố với 2 thành phố loại III, 1 thị xã, 9 huyện và 144 xã/phường/thị trấn, trong đó có 8 xã biên giới với đặc điểm tình
hình dân cư qua lại biên giới làm ăn buôn bán thường xuyên. Do vị trí địa lý có đường biên giới dài nên tình hình tệ nạn mại dâm, ma túy tại tỉnh Đồng Tháp rất
nghỉ, karaoke, bia ôm liên tục phát triển với nhiều hình thức khác nhau là một trong những nguyên nhân làm dịch HIV/AIDS ở địa phương ngày càng phức tạp, khó
kiểm sốt.
4.1.1. Tình hình nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Ước tính đến ngày 31/12/2017, số trường hợp nhiễm HIV lũy tích của Đồng
Tháp là 5.999 trường hợp. Trong đó, thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự là 2 nơi
có tổng số trường hợp lũy tích nhiều nhất, cịn huyện Tháp Mười là ít nhất. Mặt khác đã có 3.275 trường hợp đã chuyển sang AIDS và 1.814 trường hợp tử vong,
100% xã/phường/thị trấn đã có người nhiễm HIV. Số trường hợp nhiễm HIV còn
sống phân theo các huyện/thị/thành phố nhiều nhất ở thị xã Hồng Ngự, thấp nhất là huyện Tháp Mười lần lượt là 272 trường hợp và 71 trường hợp. Nhìn chung, số trường hợp nhiễm HIV còn sống được quản lý là 2.214 trường hợp, chiếm 79,0%
trong số trường hợp nhiễm HIV còn sống. Hình 4.2 thể hiện số trường hợp
HIV/AIDS, tử vong tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2008 – 2017.
Hình 4.2: Số trường hợp HIV/AIDS, tử vong tại Đồng Tháp năm 2008 - 2017
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)
Mỗi năm phát hiện khoảng 332 trường hợp nhiễm HIV, trong đó năm 2008 đạt mức cao nhất là 395 trường hợp. Từ năm 2008 - 2011 số trường hợp nhiễm HIV
giảm xuống. Số trường hợp chuyển AIDS năm 2009 đột ngột tăng hơn 100 trường hợp so với 2008 (có thể do thời điểm này tỉnh bắt đầu triển khai rộng rãi chương trình điều trị ARV) và số lượng này tiếp tục duy trì cho đến năm 2014. Riêng năm 2013 số trường hợp chuyển AIDS và tử vong cao là do tỉnh đã cập nhật, bổ sung các
trường hợp AIDS, tử vong từ các huyện/thị báo về và qua rà sốt số liệu theo chỉ đạo của Cục Phịng, Chống HIV/AIDS. Nhưng nhìn chung số trường hợp tử vong qua các năm không tăng nhiều, trên dưới 100 trường hợp/năm.
Hình 4.3: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm tuổi 2008 - 2017
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)
Các trường hợp nhiễm HIV theo nhóm tuổi tập trung khoảng 70% ở nhóm >
25 - 49 tuổi, nhóm ≤ 15 tuổi và > 49 tuổi chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ năm 2008 - 2017, xu hướng nhiễm HIV theo nhóm tuổi ở Đồng Tháp không thay đổi theo thời gian, nhóm tuổi nhiễm HIV từ 25 đến 49 tuổi vẫn chiếm đa số.
Đường lây truyền HIV chủ yếu là qua quan hệ tình dục chiếm trên 90%. Lây
truyền qua đường máu có xu hướng khơng tăng qua các năm (đạt đỉnh cao nhất là 5,7% năm 2013) và đến những năm gần đây thì tỷ lệ này đã giảm xuống hiện tại 0,0%. Lây truyền từ mẹ sang con có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008 - 2017 cao
nhất là 7,2% vào năm 2009, các năm sau này có xu hướng giảm dần do triển khai
chương trình dự phịng lây truyền từ mẹ sang con (Hình 4.4).
Hình 4.4: Phân bố các trường hợp nhiễm HIV theo đường lây truyền giai đoạn 2008 - 2017
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)
Số trường hợp trẻ dưới 15 tuổi phát hiện nhiễm HIV của tỉnh Đồng Tháp không quá 30 trường hợp mỗi năm có thể do có sự triển khai đồng bộ từ tỉnh đến xã chương trình dự phịng lây truyền mẹ con và chương trình mục tiêu quốc gia.
Hình 4.5: Chiều hướng nhiễm HIV ở trẻ em dưới 15 tuổi 2008 – 2017
4.1.2. Các chương trình hỗ trợ giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS
Hoạt động can thiệp giảm tác thiểu tác hại của HIV/AIDS tập trung chủ yếu cho các nhóm nguy cơ cao như mại dâm, đồng tính với sự trợ giúp của chương trình
mục tiêu quốc gia và các dự án (đầu tiên là DFID năm 2000, kế đến ADB, WB) hiện còn 1 dự án (QTC) đang được triển khai tại 7/12 huyện/thị. Các họat động can thiệp giảm tác hại chủ yếu là phát bao cao su (BCS), bơm kim tiêm (BKT) và geo
bôi trơn thông qua mạng lưới đồng đẳng viên (ĐĐV) và cộng tác viên (CTV)
Hình 4.6 cho thấy, nguồn tài chính cho phịng chống HIV/AIDS có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2008 - 2014 (năm 2008: 16,4 tỷ đồng; Năm 2014: 33,7 tỷ đồng). Sang năm 2015 có sự sụt giảm đáng kể do nguồn tài trợ từ các tổ chức phi
chính phủ giảm, sau đó tăng trở lại trong giai đoạn 2016 - 2017 nhưng khơng nhiều.
Hình 4.6: Nguồn tài chính cho phịng chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 - 2017
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)
Trong cơ cấu nguồn tài chính cho phịng chống HIV/AIDS, nguồn tài chính từ
các tổ chức phi chính phủ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 58,6%; Các định chế tài chính chiếm 25,3% và từ NSNN chiếm nhỏ nhất với 16,1% (Hình 4.5).
Hình 4.7: Cơ cấu quỹ tài chính phịng chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 - 2017
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp (2019)
4.2. Đánh giá tác động của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Dữ liệu của tất cả 12 /12 huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) thuộc tỉnh Đồng Tháp trong thời gian 10 năm (2008 - 2017) được sử dụng để đánh giá tác
động của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV.
Sau khi làm sạch dữ liệu còn đủ 120 quan sát (lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu là 90),
đảm bảo đủ để thực hiện các phân tích thống kê.
4.2.1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 25 - 49 tuổi trung bình là 48,55% (Nhỏ nhất: 48,20%, Lớn nhất: 49,00%); Tỷ lệ hộ nghèo trung bình là 8,46% (Nhỏ nhất: 6,67%, Lớn nhất: 9,92%); Thu nhập đầu người bình quân là 3,03 triệu
đồng/người/tháng (Nhỏ nhất: 2,73 triệu đồng/người/tháng, Lớn nhất: 3,45 triệu đồng/người/tháng);
Tỷ lệ sinh viên/dân số trung bình là 0,97‰ (Nhỏ nhất: 0,92‰, Lớn nhất: 1,03‰). Chi tiêu cho HIV/AIDS trung bình là 2,68 tỷ đồng/huyện (Nhỏ nhất: 0,88
tỷ đồng/huyện, Lớn nhất: 6,92 tỷ đồng/huyện); Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng
Bảng 4.1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Biến Ký hiệu Trung
bình Độ lệch chuẩn