Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 50 - 53)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV tại

Bảng 4.4, tác giả nhận thấy:

các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ người dân trong độ tuổi 25 đến 49 tuổi tăng

thêm 1% thì tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng tại tỉnh Đồng Tháp tăng thêm 0,699‰. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Christobel và cộng sự (2012) khi cho rằng những người tỷ lệ nhiễm HIV xảy ra cao hơn ở dân số đang trong tuổi lao động trẻ. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế ở tỉnh Đồng Tháp,

hơn 70% những người nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 25 đến 49.

Tỷ lệ hộ nghèo (POOR): Có hệ số hồi quy là +0,244, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ hộ nghèo tăng thêm 1% thì tỷ lệ nhiễm HIV sẽ tăng thêm

0,244‰. Kếtquả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Stillwaggon (2002) khi cho rằng về mặt sinh học người nghèo dễ nhiễm bệnh hơn do điều kiện sinh hoạt kém, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế bị hạn chế; Đồng thời phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Bloom và cộng sự (2001) khi cho rằng những khu vực nghèo nhất trong xã hội có ít kiến thức về cách lây truyền và phịng chống AIDS.

Thu nhập bình qn đầu người (GDP): Có hệ số hồi quy là -0,308, phù hợp với kỳ vọng về dấu và ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng thì tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng sẽ giảm đi 0,308‰.

Tỷ lệ sinh viên/dân số: Có hệ số hồi quy là -3,619, phù hợp với kỳ vọng về dấu

nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nghĩa là, tỷ lệ sinh viên/dân

số ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng. Kết quả này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Lachaud (2007). Tại Burkina- Faso, những người có học vấn sẽ bị ảnh hưởng bởi HIV ít hơn so với phần còn lại

của dân số (Lachaud, 2007). Sự khác biệt này có thể lý giải là do tại Burkina-Faso, trình độ dân trí thấp hơn nhiều so với trình độ dân trí của tỉnh Đồng Tháp, hơn nữa, tỷ lệ sinh viên/dân số của tỉnh Đồng Tháp ở mức thấp, chỉ bằng 0,97‰dân số, nên sự ảnh hưởng của tỷ lệ sinh viên/dân số là không đáng kể đến tỷ lệ nhiễm HIV.

Chi tiêu cho phịng chống HIV/AIDS (HIVFUND): Có hệ số hồi quy là - 1,393, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê mở mức ý nghĩa 5%.

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ nhiễm HIV trong mơ hình nghiên cứu. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi tiêu cho phòng chống HIV/AIDS tăng thêm trung bình 1 tỷ đồng/huyện thì tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng sẽ giảm đi -1,393‰. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bonnel

(2000). Chi tiêu cho HIV/AIDS đo lường bằng số tiền chi từ nguồn ngân sách hoặc vận động từ các nguồn tài trợ bên ngồi để phịng ngừa HIV/AIDS, thể hiện sự ưu tiên của chính quyền địa phương trong quản trị công nhằm chống lại dịch HIV (Bonnel, 2000). Kết quả này phù hợp với thực tế, chương trình giảm thiểu tác hại

của dịch HIV được chính quyền địa phương phối hợp cùng với Quỹ tồn cầu về phịng ngừa HIV/AIDS triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao (mại

dâm, đồng giới, nghiện ma túy).

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày kết quả tác động của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác

phịng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của khó khăn của hỗ trợ tài chính đối với cơng tác phịng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Với dữ liệu thống kê của 12 huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp trong 10 năm (2008 -

2017), kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động tích cực của hỗ trợ tài chính đối phịng chống lây nhiễm HIV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động hỗ trợ tài chính đối với công tác phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng tháp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)