3.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC
3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá
nhân
3.2.4.1 Năng lực tài chính khách hàng
Năng lực tài chính của khách hàng sẽ thể hiện cho biết được khách hàng có được những tiềm lực về tài chính vững mạnh để thực hiện kế hoạch sản xuất hoặc kinh doanh. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khi khách hàng càng có tiềm lực về kinh tế sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh, mang lại lợi nhuận do đó, khách hàng có nhiều điều kiện để trả nợ vay tín dụng đúng hạn cho ngân hàng. Theo Trương Đơng Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), khi khách hàng có được tiềm lực tài chính, khách hàng có điều kiện tài chính thực hiện đầu tư cho hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh, tiết kiệm được một khoản chi phí lãi suất, cho nên có thể có kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, tăng khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Chính vì thế, giả thuyết H1 được đặt ra như sau:
H1: Năng lực tài chính khách hàng là một yếu tố có tác động thuận chiều đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ
3.2.4.2 Tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo sẽ góp phần bảo lãnh cho khoản nợ vay tại ngân hàng của khách hàng. Khi giá trị tài sản đảm bảo càng lớn hơn giá trị của khoản vay tại ngân hàng, thì mức đảm bảo càng lớn, khoản vay càng được bảo lãnh với mức giá trị càng lớn. Hơn thế, khi giá trị tài sản đảm bảo càng lớn hơn giá trị khoản vay thì khách hàng sẽ càng có trách nhiệm hơn trong việc hồn trả nợ cho ngân hàng. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tỷ số giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản đảm bảo càng thấp, thì càng thể hiện được sự đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng. Trương Đông Lộc (2010) lập luận, những khoản vay càng được đảm bảo thơng qua tài sản đảm bảo cáo giá trị, thì càng chắc chắn hơn trong việc thu hồi nợ của khách hàng. Chính vì thế, giả thuyết H2 được đặt ra như sau:
26
3.2.4.3 Lịch sử vay vốn
Lịch sử vay vốn góp phần phản ánh được quá khứ vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Do đó, nếu trong quá khứ khách hàng đã từng có nợ q hạn tại các tổ chức tín dụng, điều này cho thấy tình hình tài chính của khách hàng có thể bị hạn chế, cho nên có thể bị lặp lại ở tương lai, khách hàng sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc hồn trả nợ vay tín dụng. Phan Đình Khơi và Nguyễn Việt Thành (2017) cũng lập luận tương tự, khi khách hàng từng có nợ q hạn tại các tổ chức tín dụng trong quá khứ, có thể sẽ lặp lại ở tương lai, khách hàng có thể sẽ tiếp tục trả nợ khơng đúng hạn cho ngân hàng. Chính vì thế, giả thuyết H3 được đặt ra như sau:
H3: Lịch sử vay vốn là một yếu tố có tác động nghịch chiều đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ
3.2.4.4 Việc sử dụng vốn vay
Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ thể hiện được khách hàng đang thực hiện tốt hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh, cho nên đang đi đúng hướng với kế hoạch ban đầu. Điều này cho thấy, khách hàng đang hoạt động có hiệu quả, cho nên việc hoàn trả nợ cho ngân hàng thuận lợi hơn. Ngược lại, khi khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, có nghĩa khách hàng đang khơng thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, kế hoạch hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh của khách hàng không tiến triển tốt. Cho nên, dễ ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) lập luận, khi khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Chính vì thế, giả thuyết H4 được đặt ra như sau:
H4: Việc sử dụng vốn vay là một yếu tố có tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ
3.2.4.5 Kiểm tra, giám sát vốn vay
Việc kiểm tra, giám sát các khoản vốn vay sẽ góp phần thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với khoản vay, ngân hàng dễ dàng nắm được thông tin của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay, từ đó có những biện pháp khắc phục nếu phát hiện
27
rủ ro có thể xảy ra. Hơn thế, việc kiểm tra và giám sát sẽ tạo một áp lực đối với khách hàng, buộc khách hàng phải trách nhiệm hơn về khoản vay tại ngân hàng. Do đó, việc kiểm tra, giám sát khoản vay sẽ góp phần làm tăng khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết cũng lập luận tương tự, khi thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tạo ra thu nhập để hồn trả nợ cho ngân hàng; khơng chỉ thế, công tác này cũng giúp cho ngân hàng thực hiện đôn đốc, thu nợ và xử lý kịp thời các trường hợp trả nợ không đúng hạn tại ngân hàng. Chính vì thế, giả thuyết H5 được đặt ra như sau:
H5: Kiểm tra, giám sát vốn vay là một yếu tố có tác động thuận chiều đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ
3.2.4.6 Kinh nghiệm của các bộ tín dụng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng giúp ích rất nhiều cho cơng tác xem xét hồ sơ vay vốn, thẩm định trước khi giải ngân và đưa ra quyết định giải ngân hàng đúng. Do khi cán bộ tín dụng có nhiều năm làm việc tại bộ phận tín dụng, sẽ tích lũy được những kinh nghiệm nhất định trong việc phân tích hồ sơ, thăm dị ý khách hàng, thẩm định khoản vay. Điều này góp phần giúp nâng cao hiệu quả hơn đối với công tác cho khách hàng vay vốn. Ngược lại, khi cán bộ tín dụng khơng có nhiều kinh nghiệm, khó lịng trong việc xác định và phân tích thơng tin trong hồ sơ vay vốn cũng như thẩm định khách hàng. Làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Trương Đông Lộc (2010) lập luận tương tư, khi cán bộ tín dụng có kinh nghiệm sẽ thực hiện phân tích tốt về khả năng tài chính của khách hàng, dự báo được tình hình và tư vấn được cho khách hàng cách thức vượt qua khó khăn nhất thời, cho nên kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tác động thuận chiều đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Chính vì thế, giả thuyết H6 được đặt ra như sau:
H6: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng là một yếu tố có tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ