Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị lao đa kháng thuốc tại TP hồ chí minh (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang có nhóm so sánh được thực hiện để so sánh sức khỏe liên quan chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao kháng thuốc với người có nhiễm lao tiềm ẩn đồng thời tìm hiểu các yếu tố tác động lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Hình 3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp Nghiên cứu được thực hiện thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng tham gia nghiên cứu bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn đã được thẩm định chất lượng và tự điền bảng câu hỏi SF-36 để kiểm định giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu. Từ đó tìm ra kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp.

3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu: có sự khác biệt về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân lao đa kháng thuốc và người nhiễm lao tiềm ẩn. Có nhiều nghiên cứu HRQoL thực hiện trên bệnh nhân điều trị lao có hoặc khơng có nhóm so sánh cho kết quả là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của họ (M Bauer, Leavens, & Schwartzman, 2013; Brown et al., 2015). Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những yếu tố khác có thể các động đến HRQoL của bệnh nhân lao đa kháng thuốc và so sánh với nhóm đối chứng là người nhiễm lao tiềm ẩn, đồng thời phân tích tác động của các yếu tố về kinh tế xã hội lên sức khỏe của người bệnh lao đa kháng thuốc.

Cỡ mẫu được tính tốn để có thể phát hiện sự khác biệt giữa chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (Health related quality of life, HRQoL) của bệnh nhân lao đa kháng thuốc và người nhiễm lao tiềm ẩn. Điểm trung bình trên 1 yếu tố của

SF-36 ở nhóm bệnh nhân thấp hơn 5 điểm so với điểm trung bình một yếu tố trong nhóm đối chứng trong một nghiên cứu của Chamla.D và cộng sự (2004) được thực hiện ở Trung Quốc so sánh không bắt cặp điểm của bộ câu hỏi SF-36 giữa bệnh nhân lao và nhóm đối chứng (Chamla, 2004). Cỡ mẫu được tính để thấy sự khác biệt điểm trung trình của 2 nhóm bệnh nhân và nhóm đối chứng. Giả định chênh lệch quan trọng về mặt lâm sàng là 5 điểm (cũng như sự khác biệt quan trọng về mặt lâm sàng được thảo luận trong nghiên cứu nêu trên) và phương sai 14 x 14= 196, chúng tơi có tổng cỡ mẫu là 124 trong mỗi nhóm (tức tổng số mẫu cần thu thập là 248). Giả sử α =0,05 và β =0.1 (power= 90%), sử dụng sự khác biệt của 2 trung bình (Sakpal, 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị lao đa kháng thuốc tại TP hồ chí minh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)