CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Quan điểm, mục tiêu quản lý nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
4.2.1. Lập kế hoạch kiểm soát và quản lý nợ ngắn hạn và dài hạn
Các kế hoạch kiểm soát và quản lý nợ dài hạn sẽ hướng tới các mục tiêu dài hạn trong kinh doanh ngân hàng, đảm bảo đúng định hướng phát triển của Agribank. Tuy nhiên, kế hoạch ngắn hạn dựa trên việc đánh giá bối cảnh hiện tại, những thay đổi của thị trường để có các điều chỉnh phù hợp. Chính vì vậy, kế hoạch kiểm soát nợ và quản lý nợ ngắn hạn sẽ không giống nhau theo từng năm.
Hiện nay, cơng tác xây dựng kế hoạch kiểm sốt nợ và quản lý nợ trong hoạt động kinh doanh của Agribank vẫn cịn hạn chế, chưa tính tốn chi tiết các khoản nợ có khả năng bị chuyển nhóm để chuẩn bị tốt hơn cho khâu quản lý nợ. Điều đó cần thiết phải rà soát và xây dựng lại quy trình lập kế hoạch quản lý nợ một cách chặt chẽ hơn.
Các bước để lập kế hoạch kiểm soát và quản lý nợ hiệu quả bao gồm: đánh giá bối cảnh hiện tại, phân loại rủi ro và lên kế hoạch kiểm soát nợ.
4.2.1.1. Phân tích bối cảnh
Trước khi lập kế hoạch kiểm soát các khoản nợ, ngân hàng cần xác định và phân tích các nhân tố của mơi trường xung quanh tác động tới công tác quản lý nợ để xác định vấn đề cần giải quyết cho việc kiểm sốt các khoản nợ trong năm. Các phân tích xoay quanh những yếu tố sau:
* Mơi trường bên ngồi:
- Những thay đổi về pháp luật và vi phạm hoạt động của ngân hàng.
- Các văn bản yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước cho ph p đánh giá tính tuân thủ của ngân hàng (Các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng...)
- Các thơng lệ quốc tế về kiểm sốt nợ - Các vấn đề kinh tế - xã hội đang diễn ra - Các cơng nghệ hỗ trợ kiểm sốt nợ.
Tất cả các yếu tố này thay đổi sẽ làm thay đổi cách thức kiểm sốt nợ của ngân hàng, từ đó phải có sự điều chỉnh thích hợp về kế hoạch kiểm sốt nợ.
* Môi trường bên trong
- Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thời gian qua, so sánh với kế hoạch cũng như mức độ đạt mục tiêu đặt ra.
- Rà sốt tình trạng các khoản nợ
- Xác định các vấn đề nảy sinh, những hạn chế của hoạt động kinh doanh hiện nay
- Rà soát lại hệ thống nhân sự và năng lực làm việc, đánh giá mức độ hồn thành cơng việc và thực trạng các nội dung quản lý nhân sự.
- Rà sốt các chính sách đã ban hành bao gồm: chính sách nhân sự, chính sách kinh doanh, chính sách quản lý nợ và các chính sách khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng để xác định hạn chế và nhận biết nguyên nhân các vấn đề.
Tất cả những đánh giá trên đều phải được lập thành báo cáo tổng kết, rút ra các vấn đề ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ cũng như các lưu ý khi lập kế hoạch kiểm soát nợ và quản lý nợ.
4.2.1.2. Phân loại rủi ro
Ngân hàng cần thực hiện đánh giá và phân loại rủi ro thường xuyên với tất cả các khoản nợ phát sinh để làm căn cứ lập kế hoạch kiểm sốt. Thơng thường, ngân hàng sẽ đưa ra bảng tiêu chuẩn các mức rủi ro để đánh giá bao gồm: Rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp. Nội dung đánh giá các mức độ rủi ro bao gồm: tần suất
kiểm soát nội bộ, đơn vị được kiểm soát, nguồn lực thực hiện kiểm soát nội bộ và số lượng báo cáo.
Tất cả các đánh giá đều phải được lập thành báo cáo đầy đủ, xác định rõ ràng các mức rủi ro để định hướng kiểm soát và quản lý nợ
Xác định các báo cáo kiểm soát nội bộ cần thiết phải thực hiện để đảm bảo đánh giá đầy đủ các rủi ro được xác định, báo cáo về các đơn vị và các nghiệp vụ cần kiểm soát.
4.2.1.3. Lập kế hoạch kiểm sốt nợ
Để có thể chủ động, ngân hàng cần xác định quy trình kiểm sốt và quản lý nợ như sau:
Sơ đồ 4.1: Quy trình kiểm sốt và quản lý nợ
Kế hoạch kiểm sốt nợ được lập hàng năm và có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn từng năm. ế hoạch kiểm soát nợ hàng năm giúp cho ngân hàng có được hoạt động mang tính khả thi nhất và hướng tới đạt mục tiêu kiểm sốt nội bộ. Trong đó, phương pháp tiếp cận, biện pháp cụ thể được vạch ra một cách rõ ràng. Kế hoạch kiểm soát nội bộ là cơ sở để thực hiện tốt nhất quản lý nợ.