CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Quan điểm, mục tiêu quản lý nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
4.2.2. Nâng cao chất ượng nguồn nhân lực quản lý nợ
Các nghiệp vụ ngân hàng khá phức tạp đòi h i nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn nhất định cùng với các k năng để xử lý công việc. Bên cạnh đó, ngoại ngữ và tin học cũng là những đòi h i quan trọng trong nền kinh tế công nghệ hiện đại như ngày nay.
Lập kế hoạch kiểm soát các khoản nợ Thực hiện quy trình kiểm soát. Lập và gửi báo cáo kiểm soát về
nợ
Giám sát việc thực hiện các kiến nghị của kiểm soát nội bộ.
Trong hoạt động quản lý nợ, công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay, phân loại rủi ro hay giám sát nợ còn tồn tại hạn chế là bởi nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là do nguồn nhân lực chưa đủ chất lượng. Cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ, k năng hoặc kinh nghiệp để sàng lọc khách hàng tốt. Mỗi ngày, cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau với các hoàn cảnh và điều kiện khác nhau đòi h i họ phải có những am hiểu nhất định về lĩnh vực mà khách hàng hoạt động kinh doanh, đánh giá, phân loại khách hàng. Bên cạnh trình độ chuyên môn để thực hiện các nghiệp vụ, nhân viên tín dụng cũng phải có k năng để phân tích chính xác về thông tin khách hàng cũng như dự án đề nghị vay và dự đoán các vấn đề liên quan đến khách hàng vay. Làm được điều đó hiệu quả thì việc quản lý nợ mới có thể đảm bảo đạt được mục tiêu.
Hiện nay, trong công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, Agribank vẫn còn tình trạng bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn chưa phù hợp, hoặc cán bộ, nhân viên chưa có trách nhiệm làm việc cao để có thể đạt được hiệu quả tốt trong công việc. Những cán bộ này đôi khi còn chưa khách quan trong công tác giám sát, kiểm tra sau khi cho vay để từ đó có những phản ánh trung thực, cần thiết đối với món vay đó.
Chính vì vậy, giải pháp hiện nay mà Agribank cần phải thực hiện là tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng. Bắt đầu từ việc rà soát lại toàn bộ cơ cấu tổ chức, thực hiện phân tích công việc để xác định các vị trí phân công đã ph hợp chưa? Cán bộ nào chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, trình độ và k năng nào còn thiếu, ở mức độ nào? Đồng thời, bộ phận quản lý nhân sự cũng cần rà soát lại bảng mô tả công việc, các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, nhân viên đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển mới hiện nay. Tất cả những công việc này giúp cho hoạt động tuyển dụng, sử dụng lao động có căn cứ thực tiễn hơn và đạt được hiệu quả theo mục tiêu đặt ra. Việc đánh giá thực hiện công việc cũng cần tiến hành thường xuyên, không chỉ để phục vụ cho trả công công b ng mà còn để xác định cán bộ nhân viên cần đào tạo thêm.
Đào tạo là hoạt động quan trọng nh m trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngân hàng. Cán bộ, nhân viên phải được đào tạo bài bản và k lưỡng, toàn diện để gây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn và khả năng nhanh nhạy trong việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản vay. Tình trạng nợ xấu rất dễ xuất hiện khi cán bộ tín dụng cố tình làm sai qui trình tín dụng hay b sót một vài bước trong qui trình nh m nhận được khoản bồi thường từ khách hàng.
Như thế có thể thấy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Agribank cần phải đổi mới một loạt các hoạt động quản lý nhân sự hiệu quả phù hợp với bối cảnh hiện nay. Trong đó, việc rà soát hệ thống nhân sự rất quan trọng làm nền tảng cho các hoạt động khác thực hiện. Còn đào tạo là hoạt động quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung vào việc trang bị đầy đủ các kiến thức, k năng để phát triển trình độ chuyên môn và hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên. Ngân hàng cần thiết phải xây dựng bộ phận đào tạo để thiết kế các chương trình bồi dưỡng được đầy đủ và cập nhật. Những chương trình đào tạo này phải luôn mang lại kiến thức, thông tin theo quy định hiện hành.