1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nợ tại Vietinbank
1.3.2.1. Công tác lập kế hoạch quản lý nợ
Việc quản lý nợ được thực hiện thông qua một kế hoạch chặt chẽ từ lúc khoản nợ được giải ngân tới lúc đáo hạn. Vietinbank xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung từ hội sở đến các chi nhánh, kiểm soát kép và thắt chặt quy trình tín dụng. Việc phê duyệt các khoản vay cũng phải đưa về hội sở để đánh giá lại sau thẩm định tại chi nhánh. Sau đó, các khoản nợ được phân cho từng cá nhân quản lý và chịu trách nhiệm trong mỗi giai đoạn thanh tốn.
1.3.2.2. Cơng tác thực hiện quản lý nợ
Vietinbank rất chú trọng tới việc trích lập dự phịng rủi ro cho vay và khi cần thiết thì các khoản nợ xấu, nợ quá hạn sẽ được xử lý b ng qu dự phịng rất lớn.
Các khoản nợ thơng thường được nhân viên quản lý thường xuyên theo dõi, có hệ thống nhắc nợ tự động điện tử.
Đối với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, Vietinbank dùng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý một cách linh hoạt sau khi họp đánh giá về tình hình nợ như khoanh nợ, dãn nợ, cơ cấu lại nợ hoặc xử lý dự phòng rủi ro, thanh lý tài sản… Ngồi ra, ngân hàng cịn tìm đến các trung gian để thực hiện xử lý nợ xấu hoặc bán lại nợ. Cách thức quản lý này giúp Vietinbank có thể khống chế các khoản nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp.
Vietinbank cũng quản lý nợ rất khoa học thơng qua mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng. Điều này giúp cho ngân hàng ln có báo cáo chính xác về tình hình nợ đang diễn ra và tìm ra biện pháp quản lý phù hợp.
Các nhóm nợ được phân loại và có kế hoạch quản lý cụ thể theo những lộ trình nhất định. Các kế hoạch này sẽ thay đổi khi các báo cáo thường xuyên về tình hình nợ được cơng bố.
Ngân hàng cũng tách bạch giữa việc kinh doanh, quản lý rủi ro, chăm sóc khách hàng và phân cơng trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận để tránh tình trạng cấu kết, tư lợi gây thiệt hại cho ngân hàng trong việc quản lý nợ.