Quan điểm quản lý nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) adebt management at vietnam bank for agriculture and rural development (AGRIBANK) (Trang 111 - 114)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Quan điểm, mục tiêu quản lý nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

4.2.1. Quan điểm quản lý nợ

Mặc dù là một doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu nhưng gần 1 năm nay, Agribank hoạt động với tư cách là một công ty TNHH một thành viên hạch toán kinh doanh độc lập nên ngân hàng phải có trách nhiệm với chính hoạt động của mình chứ khơng cịn theo hình thức “bao cấp” như trước đây. Các hoạt động tuy phải tuân thủ theo sự chỉ đạo ưu tiên của Nhà nước nhưng mục tiêu hoạt động đã là của một doanh nghiệp theo hướng tối đa hố lợi nhuận. Chính vì vậy, sự phát triển của ngân hàng phải dựa hoàn toàn vào sự phát triển kinh doanh của hệ thống và mọi sự rủi ro đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại của ngân hàng. Tại Agribank, hoạt động cơ bản nhất là đi vay và cho vay phải được ngân hàng đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ. Để phát huy tính tự chủ, ngân hàng ln phải chủ động quản lý nợ từ khi phát sinh tới lúc hoàn trả cuối cùng mới có thể giữ ổn định kinh doanh và phát triển bền vững. Từ đó góp phần lành mạnh hoá hoạt động của thị trường tiền tệ. Chủ động quản lý nợ cũng là cách thể hiện khả năng tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình, chịu trách nhiệm với tư cách là một chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ hai, tối ưu hoá tiềm lực tài chính để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nợ.

Tăng cường tiềm lực tài chính sẽ giúp cho ngân hàng có thể áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ khi có rủi ro xảy ra. Tăng cường tiềm lực tài chính cũng giúp cho ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như thị phần trên thị trường. Có hai cách để tăng cường tiềm lực tài chính là tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng hiệu quả kinh doanh và hồn thiện chính sách phân phối. Bởi Agribank là ngân hàng dựa phần lớn vào vốn nhà nước nên việc tăng tiềm lực tài chính theo cách thứ nhất khá khó khăn, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Khi NSNN hay thu nhập của nền kinh tế giảm thì việc thực hiện tăng cường tiềm lực tài chính theo cách thứ nhất gần như không thể thực hiện được. Cách thứ hai lại là một phương thức tăng cường tiềm lực tài chính của nhiều NHTM khác thực hiện. Việc bổ sung vốn b ng nguồn lợi nhuận sẽ giúp cho ngân hàng phát triển bền vững. Muốn làm được như vậy, ngân hàng buộc phải rà sốt lại tồn bộ

hoạt động, tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, và phải tối đa hoá lợi nhuận. Ngược lại, trong hoạt động cốt lõi của mình, chỉ có quản lý nợ chặt chẽ, tránh rủi ro thì mới mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Như vậy, việc tối ưu hoá tiềm lực tài chính thơng qua minh bạch hố các khoản nợ, tiết kiệm chi tiêu, phân phối 1 phần lợi nhuận cho việc mở rộng nguồn vốn là sự cần thiết để giúp tổ chức tốt hơn các biện pháp xử lý nợ, tránh rủi ro.

Thứ ba, ln rà sốt, bổ sung, điều chỉnh chiến lược kinh doanh và quản lý nợ phù hợp với bối cảnh theo hướng hiện đại, tiếp cận thông lệ quốc tế.

Nếu như trước đây, Agribank không cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể bởi với tư cách là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, được “bao cấp” nên không phải lo tới đầu vào và đầu ra nhưng hiện nay, ngân hàng buộc phải thay đổi quan điểm kinh doanh. Một chiến lược kinh doanh tốt giúp ngân hàng không chỉ đạt được mục tiêu hoạt động mà còn đứng vững khi phải tự chủ với tư cách là một NHTM. Mặc d Agribank đã xây dựng được kế hoạch hoạt động kinh doanh từng năm một cách đơn giản nhưng một chiến lược kinh doanh dài hạn thì gần như khơng có. Đặc biệt, kế hoạch quản lý nợ cũng chưa được chú trọng nhiều. Điều này cũng góp phần tạo ra những hạn chế của công tác quản lý nợ của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch quản lý nợ là một trong những căn cứ quan trọng để thúc đẩy hoạt động ngân hàng hiệu quả trên nền tảng phân tích những vấn đề đang diễn ra. Những rủi ro sẽ được lường trước và vì thế các khoản nợ cũng được kiểm sốt chặt chẽ.

Thứ tư, luôn chủ động giảm thiểu tổn thất rủi ro.

Rủi ro trong quản lý nợ là vấn đề mà mọi ngân hàng phải đối mặt. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro nhưng không phải chúng không xảy ra. Điều quan trọng là Agribank cần nhận thức ln phải có s n các biện pháp xử lý rủi ro để giảm thiểu tổn thất. Việc xử lý rủi ro cần thực hiện qua thị trường còn giảm tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, duy trì khả năng sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của người đi vay. Từ đó cũng cải thiện

mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Đây là một trong những biện pháp cần chú ý nh m hướng tới quản lý nợ hiệu quả.

Thứ năm, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh để quản lý nợ hiệu quả.

Nâng cao chất lượng tín dụng chính là thực hiện các biện pháp quản lý nợ chặt chẽ bao gồm: nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay, thận trọng trong việc cấp tín dụng, thực hiện giám sát tín dụng từ khi bắt đầu đến lúc đáo hạn một cách chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và luôn thực hiện kiểm tra ch o đối với các khoản nợ. Ngồi ra, ngân hàng ln phải cập nhật thơng tin khách hàng, xác định các vấn đề có thể phát sinh để sớm có biện pháp khắc phục phù hợp. Như vậy, các khoản nợ xấu sẽ ít có cơ hội tồn tại vì ngay từ khi có biểu hiện, ngân hàng đã cần phải xây dựng những phương án, lộ trình xử lý. Ngồi ra, các chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng cũng cần ln được rà sốt và bổ sung, chỉnh sửa để phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, yêu cầu đảm bảo chất lượng tín dụng và bối cảnh của kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) adebt management at vietnam bank for agriculture and rural development (AGRIBANK) (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)