giới thiệu” chiếm gần phân nữa nguồn thơng tin để học viên có thể biết đến Nhà Văn hóa, tuy nhiên lại có sự giảm nhẹ nên cần tìm hiểu lý do và đẩy mạnh hơn nữa chất lượng để kênh truyền miệng này càng nhân rộng và đạt hiệu quả tốt.
Tóm lại, có thể đánh giá giá trị thương hiệu của Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2018 như sau: từ năm 2013 đến năm 2018 như sau:
Trong thời gian qua Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.Hồ Chí Minh chưa thật sự đầu tư cho việc định vị thương hiệu một cách có hệ thống mà chỉ thực hiện một số tiêu chí trùng với cơng tác định vị như định hướng trở thành nơi dẫn đầu trong việc đào tạo kỹ năng trên địa bàn TP.HCM.
Cơng tác đầu tư cho thương hiệu: Đã có sự quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho nhà trường như xây dựng được hệ thống Nhận biết thương hiệu , đầu tư về tài chính cho các hoạt động liên quan. Tuy nhiên, nguồn nhân sự làm công tác xây dựng thương hiệu là kiêm nhiệm nên tạo ra những bất cập, nguồn kinh phí dành cho các hoạt động quảng bá chưa có sự đầu tư dài hơi.
Đối với công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu: Xây dựng được mối quan hệ với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động quảng bá thiếu một chiến lược lâu dài. Các hoạt động diễn ra rời rạc, chưa có một bộ phận chuyên trách.
Lấy chất lượng dạy nghề làm điểm tựa lớn nhất để xây dựng thương hiệu, trong nhiều năm qua, Nhà Văn hóa Phụ nữ thành phố đã tổ chức đưa gần 70 lượt giáo viên và cán bộ, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn tại Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản; đặc biệt, tổ chức cho các giáo viên bộ mơn Thẩm mỹ, Cắt – Uốn tóc được tham gia nhiều hội thi tay nghề tại Hàn Quốc và đã đạt được nhiều giải thưởng cao. Thường xuyên mời các nghệ nhân ẩm thực của các vùng, miền trong nước đến giao lưu, hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm nhằm giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề và cập nhật thêm những kiến thức về nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam, với tổng chi phí đào tạo là trên 600.000.000 đồng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các khóa học nhanh và đáp ứng ngay nhu cầu của học viên chưa được chú trọng và xây dựng định hướng phù hợp, phần lớn các nội dung và phương pháp giảng dạy và học cịn mang tính học thuật, chưa phát huy hiệu quả học và hành song song như các cơ sở đối thủ khác.
Trong tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn, ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn, Ban Giám đốc và
các tổ chức Đoàn thể của đơn vị đã tổ chức chăm lo tốt đời sống tinh thần, vật chất, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, tạo sự yên tâm, gắn bó và tồn tâm, tồn ý cho công việc và cho sự nghiệp phát triển của đơn vị.
Các hoạt động chiêu thị, giới thiệu hình ảnh, khóa học đến cơng chúng đã có sự đầu tư như:
- Giới thiệu hoạt động đến cơng chúng: quảng cáo qua hình thức bảng thơng tin lớp học, thông báo chiêu sinh gửi các đơn vị (trung bình gửi đến 300 đơn vị/khóa), gửi email cho học viên về thơng tin hoạt động (trung bình gửi đến 1000 địa chỉ email/ khóa), dán poster trên các phòng học, đảm bảo trang tin điện tử hoạt động liên tục, thường xuyên, cập nhật thông tin mới, trả lời kịp thời thắc mắc của học viên (trung bình trên
2.500 lượt truy cập/tháng), trang mạng xã hội facebook cũng được đưa vào sử dụng để
đến gần hơn với giới trẻ (tính đến hiện nay hơn 19.000 lượt theo dõi)… Xác định công tác tuyên truyền giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm vừa mang ý nghĩa chính trị vừa mang ý nghĩa rút ngắn khoảng cách giữa công chúng với các hoạt động tại đơn vị. Thời gian qua, Nhà Văn hóa Phụ nữ thành phố đã tập trung đầu tư và thực hiện hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực cho phụ nữ. Nổi bật là đơn vị đã thực hiện hiệu quả việc đa dạng hóa các hình thức tun truyền, thơng qua việc tổ chức các buổi nói chun chuyên đề, tổ chức các hội thi, triển lãm, văn hóa – văn nghệ, tổ chức các hoạt động về nguồn, giao lưu nhân chứng lịch sử, chiếu phim tài liệu… qua đó đã chuyển tải đầy đủ và kịp thời các nội dung tuyên truyền về chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Hội Phụ nữ đến với chị em phụ nữ.
- Tổ chức quy trình thực hiện: Từ tháng 9/2006, đơn vị đã được tổ chức BVQI (Anh Quốc) công nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2000, đánh dấu quan trọng cho bước đầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, đơn vị được tái đánh giá 4 lần và xác nhận hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị được tiếp tục có hiệu lực theo phiên bản mới ISO 9001:2015; qua đó đã phần nào khẳng định về chất lượng hoạt động và chất lượng phục vụ của đơn vị, khẳng định và nâng cao uy tín thương hiệu của đơn vị trong giai đoạn phát triển mới.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên khi kết thúc khóa học trong đó đơn vị đã đào tạo nghề và cấp 70.000 Giấy chứng nhận hoàn tất khóa học cho
học viên mỗi năm theo nhu cầu của học viên và đồng thời phải đáp ứng các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo qui định của Nhà Văn hóa Phụ nữ. Đặc biệt, các giấy chứng nhận do Nhà Văn hóa Phụ nữ cấp được cơng nhận trong tồn quốc và các nước Mỹ, Pháp. Tuy nhiên, lượng học viên khi ra trường có thể đáp ứng ngay nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị tuyển dụng cịn hạn chế (do thiếu tính thực hành một cách bài bản cho học viên).
- Tổ chức các hoạt động hướng đến sự hài lòng của học viên: thực hiện trưng cầu, lấy ý kiến học viên, thực hiện phiếu khảo sát ý kiến khách hàng trong các hoạt động: nghiệp vụ, căn-tin, quầy hàng,…đồng thời bố trí 06 thùng thư góp ý để học viên và khách hàng trực tiếp gởi ý kiến góp ý, những ý kiến góp ý đều được các bộ phận chuyên mơn nghiên cứu, giải đáp và tìm biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm giúp cho hoạt động của đơn vị ngày càng tốt hơn.
Đánh giá giá trị thương hiệu của Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM 2.2.2.1 Thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và xã hội, nhu cầu của người dân trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận khơng cịn dừng lại ở việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm để học hỏi, giao lưu, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng mà cịn mong muốn tìm một nơi có thể phát huy, nâng cao sở trường cũng như tìm kiếm cơ hội để kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, căn cứ vào khảo sát ở trên, đối với những đối tượng đang theo học và gắn bó với Nhà Văn hóa trong một thời gian thì nhu cầu học nghề để làm việc tại Việt Nam tăng lên đáng kể trong năm 2018. Vì lẽ đó, họ sẽ tìm đến các nơi đào tạo, trang bị các kiến thức về kỹ năng như (nấu ăn, trang điểm, cắt uốn tóc...). Trong bài luận này, tác giả sẽ tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của các đối tượng khách hàng đang tìm hiểu về các khóa học về các kỹ năng để xác định mức độ Nhận biết thương hiệu Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM của họ và đánh giá, tìm ra hướng phù hợp để nâng cao giá trị thương hiệu mà Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM đã gầy dựng để đơn vị có thể phát triển hơn.
Qua quá trình điều tra, phát ra 200 bảng hỏi từ tháng 02 đến tháng 03 năm 2019, tác giả đã thu được 155 phản hồi. Sau khi kiểm tra thì tất cả 155 phản hồi thu về đều hợp lệ, đáp ứng đầy đủ thông tin và làm cơ sở để đánh giá kết quả khảo sát. Nghiên cứu
thu về số liệu sơ cấp của 155 mẫu khách hàng có nhu cầu tham gia các khóa học về kỹ năng trên địa bàn TP.HCM. Mẫu điều tra có những đặc điểm dưới đây:
Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 67 43,23% Nữ 88 56,77% Tổng số người trả lời 155 100% 2. Độ tuổi Dưới 19 tuổi 56 36,13% 20 đến 35 tuổi 68 43,87% Trên 35 tuổi 31 20,00% Tổng số người trả lời 155 100% 3. Nghề nghiệp
Buôn bán – Kinh doanh 31 20,00%
Học sinh – Sinh viên – Học nghề 68 43,87%
Nhân viên văn phịng - Cơng nhân viên –
Công nhân 18 11,61%
Nội trợ - Hưu trí 21 13,55%
Thợ nail, tóc, trang điểm, khác,… 17 10,97%
Tổng số người trả lời 155 100% 4. Địa chỉ sinh sống Hồ Chí Minh 67 43,23% Khác 88 56,77% Tổng số người trả lời 155 100% Đơn vị tính: (người) (Nguồn: Kết quả khảo sát)
Đặc điểm mẫu theo giới tính:
Theo kết quả thống kê, ta thấy hiện nay đối tượng có nhu cầu học kỹ năng để trang bị các kiến thức cần có để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như nấu ăn, trang điểm ... khơng chỉ là giới tính „nữ“ mà giới tính „nam“ cũng có nhu cầu (chiếm 43,23%). Hầu hết các loại hình lớp học tại Nhà Văn hóa Phụ nữ, giới tính “Nam” đều có thể tham gia, tuy nhiên đa phần số lượng học viên đều là “Nữ”. Do tên gọi của đơn vị là “Nhà Văn