Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách, sự hài lòng công việc và kết quả công việc của nhân viên tại TP hồ chí minh (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.3 Hàm ý quản trị

Kết quả phân tích chứng minh đặc điểm cá tính có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng và KQCV của nhân viên, cho thấy sự quan trọng của việc lựa chọn và tuyển dụng nhân viên cho phù hợp với cơng việc và văn hóa tổ chức. Do đó để nâng cao sự hài lịng của nhân viên qua đó nâng cao kết quả cơng việc nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh, các nhà quản trị cần xem xét các hàm ý quản trị sau:

Thứ nhất, để nâng cao sự hài lịng cơng việc của nhân viên cần sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả thông qua quá trình tuyển dụng đồng thời xây dựng văn hóa tổ

chức phát huy thế mạnh của từng nhân viên và quan tâm nhiều hơn đến các đặc điểm tính cách của nhân viên, đặc biệt là tính hướng ngoại, tính ổn định cảm xúc và tính tận tâm. Mặt khác, để có một nguồn nhân lực phù hợp thì trong q trình tuyển dụng nhân sự, ngồi những ứng viên có năng lực chun mơn phù hợp, nhà tuyển dụng nên lựa chọn những ứng viên có tính cách phù hợp với nghề nghiệp và công việc sẽ làm. Thứ hai, đối với những nhân viên trẻ có độ tuổi < 30 tuổi, nên lựa chọn những nhân viên có tính hịa đồng, hướng ngoại và tính ổn định cảm xúc cao nhằm nâng cao kết quả công việc. Để có thể đánh giá một ứng viên có những đặc điểm tính cách này hay khơng, ngồi những bài kiểm tra kiến thức thông thường, nhà tuyển dụng nên sử dụng những bài kiểm tra đặc biệt để đánh giá tính cách của ứng viên. Đồng thời, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên chú trọng đến cử chỉ, hành vi cũng như những câu hỏi, tình huống mà ứng viên bộc lộ, thể hiện tính cách của mình. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể xem xét và cân nhắc có nên lựa chọn ứng viên hay khơng.

Thứ ba, các nhân viên có những tính cách khác nhau hàm chứa những giá trị khác nhau và tất cả đều quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhà quản trị cần chú ý và xem xét để sử dụng nguồn lực hiệu quả, bố trí cơng việc phù hợp nhằm phát huy được các thế mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu trong tính cách của mỗi nhân viên nhằm mang lại sự hài lòng công việc của nhân viên và nâng cao hiệu quả làm việc, từ đó duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.

Thứ 4, tính cách cá nhân không phải là yếu tố bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình trưởng thành, sinh sống. Nhiều đặc điểm tính cách được hình thành nhờ việc rèn luyện và tác động của môi trường khách quan và địi hỏi của cơng việc. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị cần có phương pháp quản lý hiệu quả nhằm nâng cao đặc điểm tính cách phù hợp với công việc của họ.

- Nâng cao tính tận tâm của nhân viên: để nâng cao tính tận tâm của nhân viên nhà quản lý cần quản lý con ngườ hiệu quả. Khả năng quản lý hiệu quả thể hiện ở chổ: (1) Nói đi đơi với làm, thể hiện tính minh bạch, đối xử với mọi người trong tổ chức bình đẳng, chỉ bảo tận tình. (2) giúp nhân viên hiểu ý nghĩa của cơng việc giúp củng cố động lực làm việc của mỗi nhân viên. Các nhà quản trị cần làm cho nhân

viên hiểu được tầm nhìn mục tiêu chung và định hướng tương lai của tổ chức đồng thời cho nhân viên hiểu được tầm quan trọng và đóng góp của họ cho tổ chức hay giá trị của công việc họ đang làm.

- Nâng cao tính hướng ngoại: Nhà quản trị có thể nâng cao tính hướng ngoại của nhân viên bằng các giải pháp đào tạo phát triển trình độ chun mơn, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm như thuyết trình trước đám đơng, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức các hoạt động văn nghệ, các cuộc thi kiến thức chuyên môn...những hoạt động này giúp cho nhân viên xây dựng và phát triển tính cởi mở, thân thiện với người khác góp phần phát triển tính hướng ngoại của nhân viên.

- Nâng cao tính ổn định cảm xúc: đầu tiên cần tạo mơi trường làm việc phù hợp với vị trí cơng việc và tính cách của nhân viên. Tạo cho nhân viên cảm giác an toàn khi làm việc cho họ thấy được tương lai họ thuộc về nơi này. Tránh những căng thẳng, xung đột giúp nhân viên kiểm soát cảm xúc và tránh buồn phiền. Tiếp theo nhà quản lý cần quan tâm đến vấn đề tâm lý của nhân viên bằng cách thường xuyên tích cực lắng nghe những ý kiến, suy nghĩ của họ. Tổ chức gặp mặt cởi mở để đón nhận những ý kiến, đóng góp của nhân viên, các kỳ du lịch nghỉ dưỡng nhằm cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên.

- Nâng cao tính sẵn sàng trải nghiệm: Cần có những chính sách đào tạo những kỹ năng mới cho nhân viên, chính sách khen thưởng cho nhân viên có tư duy, sáng tạo mới trong cơng việc. Từ đó khuyến khích và nâng cao tính sẵn sàng trải nghiệm của nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đặc điểm tính cách, sự hài lòng công việc và kết quả công việc của nhân viên tại TP hồ chí minh (Trang 83 - 85)