Khó khăn, bất cập trong việc quản lý Thuế TNCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố đà lạt (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 2 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích thực trạng

4.1.2. Khó khăn, bất cập trong việc quản lý Thuế TNCN

4.1.2.1. Vi phạm xuất phát từ khe hở của cơ chế tự khai – tự nộp

- Cơ chế tự khai tự nộp nhằm mục đích tạo được sự thoải mái và tự do cho NNT nhưng đây cũng là một bất cập khi nó phụ thuộc vào ý thức và sự tự giác của NNT. Tình trạng thất thu Thuế được minh chứng bằng số lượt xử lý vi phạm, số tiền Thuế truy thu và phạt, số Thuế nợ đọng mỗi năm. Hiện nay CCT TP Đà Lạt vẫn chưa kiểm soát một cách hiệu quả nguồn thu nhập của cá nhân có thu nhập chịu Thuế TNCN. NNT có thu nhập cao nhưng mức Thuế TNCN phải nộp không tương xứng với thu nhập thực tế được chi trả. Nói đến số thu lớn đồng thời số lượt NNT vi phạm và số Thuế TNCN truy thu qua thanh, kiểm tra cũng khơng nhỏ. Tình hình vi phạm được phản ánh qua biểu đồ 4.2 như sau:

Biểu đồ 4.2. Tình hình xử lý vi phạm khi kiểm tra tại trụ sở NNT

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác Thuế các năm, CCT TP Đà Lạt)

Trong hai năm 2014 và 2015 số cuộc kiểm tra riêng cho sắc thuế TNCN lần lượt là 24 và 39 đơn vị trên tồn địa bàn, trong đó, năm 2014 có 15 đơn vị vi phạm với số tiền thuế TNCN truy thu là 61 triệu đồng và 27 đơn vị vi phạm, truy thu 63 triệu đồng cho năm 2015. So sánh tỷ lệ vi phạm với tổng số đơn vị kiểm tra, con số này chiếm hơn một nửa (62,5% cho năm 2014 và 69% cho năm 2015). Giai đoạn tiếp theo con số này đã tăng một cách báo động, nền kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp thành lập cũng tăng tương ứng, việc tăng cường kiểm tra và số lượng đơn vị cần phải kiểm tra cũng ngày một nhiều thêm. Theo số liệu tại biểu đồ 4.2 có thể nhận thấy, số lượt vi phạm về thuế TNCN cũng gia tăng đáng kể, trong liên tục 3 năm, số thuế truy TNCN truy thu được trung bình mỗi năm tăng 100% so với năm trước liền kề. Trong năm 2016, có 45 đơn vị vi phạm trên tổng 80 đơn vị được kiểm tra, truy thu 242 triệu đồng; năm 2017 tổng số cuộc kiểm tra giảm nhẹ cịn 73 cuộc kiểm tra nhưng trong đó số đơn vị vi phạm

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng số đơn vị kiểm tra Số đơn vị vi phạm Số thuế TNCN truy thu

và số thuế truy thu lại tăng cao hơn với 60 đơn vị vi phạm (chiếm 82% tổng cuộc kiểm tra) và truy thu 310 triệu đồng, (tăng 128% so với năm 2016). Đến năm 2018, số đơn vị vi phạm vẫn tiếp tục tăng đến 99 đơn vị có hành vi vi phạm (chiếm 95% tổng số 104 cuộc kiểm tra), truy thu 414 triệu đồng (tăng 133% so với năm 2017).

Nhìn chung, với những số liệu tại biểu đồ 4.2, có thể đánh giá bao qt tình hình thực hiện nghĩa vụ về thuế TNCN của NNT tại TP Đà Lạt. Mặc dù vẫn có những nguyên nhân khách quan dẫn đến vi phạm, nhưng ý thức chủ quan của mỗi NNT vẫn là điều quan trọng quyết định hành vi vi phạm có diễn ra hay khơng. Để động viên NNT tiếp cận CNTT và thực hiện khai, nộp thuế qua mạng là một quá trình gian nan đối với CCT TP Đà Lạt. Thuế Nhà Nước đã hình thành từ xa xưa, nhưng sâu trong ý thức mỗi người dân, khai nộp Thuế vẫn là hình ảnh giấy tờ và những lượt xếp hàng dài mỗi kỳ báo cáo hoặc những tờ biên lai thu, phiếu thu viết tay giữa công chức thu Thuế và người dân. Để tiếp xúc với phần mềm khai nộp Thuế và thao tác trên máy tính vẫn là điều xa lạ với mỗi NNT mà phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh là nơng nghiệp. Đối với tình trạng sai phạm do thiếu hiểu biết phần mềm, ứng dụng do sử dụng phần mềm khai Thuế địi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác có thể xem là nguyên nhân khách quan lớn nhất dẫn đến vi phạm về Pháp luật thuế TNCN mỗi năm.

4.1.2.2. Nợ đọng khó thu do NNT chây ì, bỏ địa chỉ kinh doanh

Một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất và cũng là nhiệm vụ khó khăn nhất đối với CCT TP Đà Lạt là tỷ lệ nợ đọng mỗi năm đều tăng cao. Mặc dù đã có Quy chế phối hợp giữa các ban ngành và công an thành phố nhưng chưa cải thiện được tình hình nợ Thuế, tình trạng NNT khơng cịn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký mà không thông báo với cơ quan Thuế để hoàn thành thủ tục chấm dứt kinh doanh hợp pháp, cố tình chây ì nợ Thuế vẫn gây nhiều khó khăn cho CCT dẫn đến tỷ lệ nợ khơng ngừng tăng cao qua các năm. Tình hình nợ Thuế TNCN giai đoạn 2014 - 2018 được biểu diễn theo biểu đồ 4.3 sau:

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nợ đọng Thuế TNCN theo nhóm nợ qua các năm

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác Thuế các năm, CCT TP Đà Lạt)

Trong năm 2014, số thuế nợ TNCN là 4.121 triệu đồng, trong đó nợ khó thu do NNT bỏ địa chỉ kinh doanh chiếm 13,5% tổng nợ, cịn lại là nợ có khả năng thu 3.564 triệu đồng, chiếm 86,5% tổng nợ. Tổng nợ thuế TNCN giảm xuống còn 3.022 triệu đồng trong năm 2015 do CCT phối hợp với các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại thu hồi được 1.099 nợ có khả năng thu bằng biện pháp trích tiền và phong tỏa tài khoản từ tài khoản tiền lương của NNT đối với nhóm NNT nợ trên 90 ngày, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng và thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các nhóm NNT chây ì nợ thuế trên 121 ngày. Trong 3 năm tiếp theo, tỷ lệ nợ đọng thuế TNCN liên tục gia tăng lần lượt 3.126 triệu đồng, (nợ khó thu chiếm 30,9% tổng nợ TNCN) cho năm 2016, năm 2017 tăng đến 3.885 triệu đồng (nợ khó thu chiếm 34,5% tổng nợ). Riêng thời điểm cuối năm 2018, tổng nợ thuế TNCN toàn CCT tăng đột biến từ 3.885 triệu đồng (số liệu đến 31/12/2017) lên đến

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng nợ thuế TNCN Nhóm nợ có khả năng thu Nhóm nợ khó thu

6.899 triệu đồng, trong đó nợ khó thu là 3.702 triệu đồng, (chiếm 53,6% tổng nợ thuế TNCN), nợ có khả năng thu là 3.197 triệu đồng (chiếm 46,4% tổng nợ Thuế TNCN toàn Chi cục). Nguyên nhân do sát nhập hai Chi cục Thuế huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt thành một Chi cục Thuế khu vực Đà Lạt – Lạc Dương dẫn đến tổng số nợ Thuế TNCN tăng 177,6%. Nhìn chung, số Thuế thu vào NSNN theo kế hoạch mỗi năm đều tăng tương ứng với tình hình phát triển kinh tế của địa phương nhưng nợ Thuế cũng không ngừng tăng cao..

4.1.2.3. Quản lý không hiệu quả thu nhập chịu Thuế của đối tượng nộp Thuế

Thêm vào đó, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt khấu trừ thuế tại nguồn vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác số lượng người lao động thực tế và thu nhập được chi trả mỗi lần. Với cá nhân người có thu nhập ổn định như cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cán bộ thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp, những người làm cơng ăn lương… thì cơ quan là nơi chi trả tiền lương nên những đối tượng này thực hiện nghiêm túc, những người có thu nhập tự do ở nhiều nơi, kinh doanh đa vùng miền, bán hàng qua hệ thống mạng internet…, đặc biệt là một bộ phận người mẫu, ca sĩ, cầu thủ… thì cơ quan thuế chưa thể kiểm sốt được thu nhập, dẫn đến việc khai nộp thuế của một số cá nhân này thực hiện không nghiêm túc. Thực tế hiện nay, Thuế TNCN chủ yếu thu được từ cá nhân có thu nhập từ làm cơng nhận lương cố định,... cịn những người có thu nhập thấp thường khó kiểm sốt. Điều này chứng tỏ rằng cịn rất nhiều người có thu nhập cao nhưng vẫn chưa bị thu thuế thu nhập cá nhân hoặc mức thuế chưa hợp lý. Những người có hành vi tham nhũng, buôn bán trái pháp luật,... họ có thu nhập cao nhưng lại khơng bị chịu thuế của Nhà nước vì nó khơng nằm trong khoản thu nhập kê khai hợp pháp.

4.1.2.4. Nhân lực và hệ thống văn bản Thuế chưa đảm bảo thống nhất.

Bên cạnh đó sự phối hợp quản lý Thuế giữa các ban ngành chưa nhịp nhàng, chưa quản lý hết các đối tượng nộp Thuế. Đối với tình hình kinh tế - xã hội của TP Đà Lạt -

một thành phố du lịch có rất nhiều ngành nghề của hộ kinh doanh bán hàng rong và buôn bán nhỏ lẻ, có thu nhập thấp hiện nay chưa có trong danh mục thuế suất thuế quản lý hộ kinh doanh của Luật Quản lý Thuế. Đồng thời một số quy định trong Luật Thuế TNCN chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, một số quy định còn phức tạp, phát sinh thủ tục hành chính, chưa tạo thuận lợi cho NNT và gây khó khăn cho cơng tác quản lý Thuế. Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về Thuế TNCN đồng thời kèm theo các văn bản sửa đổi, bổ sung khác dễ gây nhầm lẫn giữa các điều sửa đổi bổ sung nếu không kịp thời cập nhật. Hệ thống Luật và chính sách Thuế chưa thật sự đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra đồng thời chưa đảm bảo tính minh bạch và cơng khai. Số lượng biên chế công chức quản lý Thuế cho mỗi địa bàn chưa đủ để đảm bảo hiệu quả quản lý Thuế. Cơng chức có tuổi đời trung niên chiếm đa phần trong toàn chi cục, gặp nhiều trở ngại trong việc sử dụng CNTT để quản lý Thuế một cách tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố đà lạt (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)