Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố đà lạt (Trang 49)

CHƯƠNG 2 : XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng

4.2.1 Nguyên nhân khách quan:

4.2.1.1. Ý thức chấp hành pháp luật Thuế của đối tượng nộp Thuế

Tại CCT TP Đà Lạt có bộ phận Tuyên truyền và hỗ trợ NNT nhưng hầu hết NNT có tâm lý e ngại khi tiếp xúc với cơ quan Thuế dẫn đến nhiều sai phạm trong thủ tục kê khai và nộp thuế, khi tiếp nhận quyết định xử phạt của CCT lại có thái độ khơng hài lịng và gây trở ngại cho việc hướng dẫn, hỗ trợ các vấn đề khác trong thủ tục về Thuế.

Trình độ của người dân tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành pháp luật. Dân trí càng cao, hiểu biết về nghĩa vụ với Nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng càng sâu sắc, người nộp Thuế càng có ý thức tuân thủ. Nếu nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ Thuế và quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền Thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính Thuế, kê khai và nộp Thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp Thuế của mình thì người nộp Thuế sẽ tự nguyện trong việc khai, nộp Thuế.. Hành vi trốn Thuế sẽ ít xảy ra, cơng tác quản lý thu

Thuế và thanh tra Thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Trình độ dân trí cao của dân cư là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới hoạt động quản lý nhà nước đối với Thuế TNCN.

4.2.1.2. Tính nghiêm minh và biện pháp chế tài của Pháp luật

Theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP27, các hành vi vi phạm về Luật

Thuế chỉ xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số Thuế cịn thiếu cùng số tiền phạt nộp chậm, có thể đây cũng là sự khoan nhượng của Pháp luật khiến các cá nhân có thu nhập cao khơng tự giác nâng cao ý thức chấp hành. Bên cạnh đó các khoản nợ Thuế từ 90 ngày trở lên cơ quan Thuế phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ để thu hồi số tiền Thuế chưa nộp vào NSNN. Trong các biện pháp cưỡng chế nợ Thuế áp dụng cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền cơng chỉ là trích tiền và phong tỏa tài khoản của cá nhân. Đối với các cá nhân phát sinh thu nhập chịu thuế nhưng không thường xuyên sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch như hộ kinh doanh cá thể thì biện pháp cưỡng chế này không đạt hiệu quả. Đối với riêng TP Đà Lạt và trên toàn tỉnh Lâm Đồng để tiếp cận với công nghệ giao dịch không dùng tiền mặt vẫn là một bước tiến đầy khó khăn.

Biện pháp cưỡng chế trích tiền và phong tỏa tài khoản tại ngân hàng thương mại chỉ có hiệu lực trong 30 ngày do đó các doanh nghiệp và cá nhân bị cưỡng chế thường không nghiêm túc chấp hành Quyết định xử phạt này. Mặc dù thực tế đơn vị hoặc cá nhân có khả năng nộp tiền Thuế nợ nhưng vẫn cố tình dây dưa để chiếm dụng tiền Thuế TNCN. Khi nhận được giấy mời làm việc của CCT thì doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có vi phạm dùng nhiều lý do khác nhau để thối thác, khơng thực hiện hoặc cử người khơng có tư cách pháp nhân đại diện lên làm việc. Nợ thuế TNCN càng cao,

27 Chính Phủ, 2013. Nghị Định số 129/2013/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính

phần nào chứng minh được ngồi ý thức của mỗi NNT, các biện pháp chế tài chưa thật sự nghiêm minh và đủ sức răn đe để xử phạt những hành vi coi thường, bất chấp Pháp luật của một bộ phận NNT

4.2.1.3. Sự thay đổi thường xuyên của chính sách Thuế và nâng cấp phần mềm nộp Thuế.

Luật thuế TNCN được thực hiện từ năm 2009 đến nay vẫn chưa có quy định nào về các khoản thu nhập được miễn, giảm khi tính thuế TNCN được xem là phù hợp hồn tồn với mọi đối tượng có thu nhập đến mức nộp Thuế TNCN. Có thể nói đây là một thách thức lớn, địi hỏi có sự thực tế và sâu sát tình hình thu nhập, chi tiêu của mỗi địa phương và của mỗi đối tượng nộp thuế mới có thể đưa ra những quy định hợp lý.

Mỗi giai đoạn cải cách Luật Thuế TNCN, các văn bản hướng dẫn thường xuyên sửa đổi và bổ sung, dẫn đến việc không cập nhật kịp hoặc hiểu sai lệch ý nghĩa văn bản. Chưa có sự thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn, gây hiểu nhầm ý, dẫn đến nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai cho tổ chức chi trả thu nhập và các cá nhân có thu nhập chịu Thuế. Ngồi ra, với u cầu cải cách Thuế nên hệ thống mẫu biểu tờ khai, phần mềm thường xuyên thay đổi và nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu liên lạc tốt nhất giữa cơ quan thuế và NNT. Khi doanh nghiệp chưa kịp cập nhật các phiên bản mới của phần mềm hỗ trợ kê khai sẽ không thể thực hiện được các thao tác trên hệ thống nộp thuế điện tử, điều này gây trở ngại và chậm trễ hồ sơ khai thuế. Qua số liệu tại bảng 4.2 có thể nhận định một cách khách quan rằng tình hình nộp chậm hồ sơ khai thuế phần nào cũng là vấn đề của cơ quan Thuế khi chưa thể đồng bộ được hệ thống mẫu biểu và tính ổn định của các văn bản hướng dẫn.

Bảng 4.2. Tình hình nộp tờ khai quyết tốn Thuế TNCN qua các năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Số hồ sơ phải nộp 1.764 2.293 2.981 3.726 4.657 Số hồ sơ đã nộp 1.764 2.293 2.981 3.726 4.657 Số hồ sơ nộp đúng hạn 1.630 2.064 2.832 3.428 4.331 Số hồ sơ nộp chậm 134 229 149 298 326 Tỷ lệ hồ sơ nộp đúng hạn/ hồ sơ đã nộp 92% 90% 95% 92% 93%

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác Thuế các năm, CCT TP Đà Lạt)

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn ở các vùng ven thành phố, Các doanh nghiệp được khuyến khích thành lập với quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Điều đó phải đi đơi với một chế độ sổ sách kế toán nhất quán và tuân thủ theo quy định của Pháp luật. Phần lớn người đứng đầu các cơng ty, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất nơng nghiệp vẫn chưa kịp thời đáp ứng các kiến thức về Luật Quản lý thuế, tất cả sổ sách kế toán đều được giao hồn tồn cho kế tốn cơng ty là người khơng có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm với hoạt động của công ty.

4.2.1.4. Thanh toán bằng tiền mặt.

Phương thức thanh toán trên địa bàn TP Đà Lạt hầu hết vẫn sử dụng tiền mặt, đây cũng là thực tế trên toàn Việt Nam. Thanh toán và giao dịch qua tài khoản ngân hàng chủ yếu phổ biến ở các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, chỉ trả tiền lương nhân viên qua chuyển khoản. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan Thuế trong việc kiểm tra và xác thực nguồn thu nhập của đối tượng lao động. Thanh toán bằng tiền mặt, sẽ khơng có chứng từ lưu giữ và xác nhận chứng minh cho việc thanh toán đồng thời các khoản thu phát sinh khơng thường xun dẫn đến việc cơ quan Thuế khó xác thực và

thẩm tra tính trung thực của NNT khi tự kê khai thu nhập và tự nộp thuế TNCN của mình.

Truyền thống và văn hóa phong tục tại địa phương cũng có thể xem là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc vận động người dân chuyển đổi và làm quen với phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. TP Đà Lạt từ khi hình thành và phát triển đã có sự sinh sống của rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Lạch, K’Ho…Bên cạnh đó người dân sản xuất kinh doanh thuần nông vốn đã quen thuộc với đồng tiền giấy, họ nhận thấy việc cất giữ bên mình và tính thanh khoản cao của tiền mặt luôn là điều thuận lợi nhất khi giao dịch. Đối với các vùng ven xa thành phố, việc vận động người dân nâng cao trình độ dân trí đã là một vấn đề khó khăn và càng gian nan hơn với việc phổ biến và cập nhật CNTT. Vì vậy, nếu có thể đảm bảo phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt trên tồn địa bàn thành phố sẽ phát huy được hiệu quả tối ưu nhất trong việc quản lý thuế TNCN và phát hiện vi phạm kịp thời. Nhưng có thể đây là một cuộc vận động và đấu tranh đường dài của tồn ngành Thuế khơng chỉ riêng CCT TP Đà Lạt.

4.2.2 Nguyên nhân chủ quan.

4.2.2.1. Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức Thuế

Trên thực tế, q trình tồn cầu hố với hàng hố dịch vụ được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dàn xếp các giao dịch để trốn Thuế, vì vậy trong việc quản lý và thu Thuế TNCN địi hỏi phải có đội ngũ cơng chức có trình độ cao, nhạy bén với các thao tác trên phần mềm hệ thống quản lý Thuế tập trung để đảm bảo sự chuyên nghiệp và chính xác trong nghiệp vụ để có đủ khả năng phát hiện các thủ đoạn trốn Thuế ngày càng phức tạp của NNT. Tháng 12/2015 ngành Thuế chính thức đưa vào sử dụng phần mềm quản lý Thuế tập trung (gọi tắt là TMS), CCT TP Đà Lạt hiện có trên 50% cơng chức đến độ tuổi hưu trí, đây là một khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả hệ thống TMS khi chỉ trong 6

tháng cuối năm 2015 phải chuyển đổi và nhập liệu toàn bộ số liệu quản lý thuế TNCN vào phần mềm TMS để thực hiện kiểm soát và đối chiếu các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập để phục vụ cơng tác thanh tra kiểm tra thuế TNCN. Các công chức lớn tuổi phải mất rất nhiều thời gian để vừa làm quen, tìm hiểu các thao tác trên phần mềm vừa phải ứng dụng ngay vào nghiệp vụ để đảm bảo khơng làm trì trệ cơng việc. Có thể nhận định rằng, đối với CCT TP Đà Lạt đội ngũ công chức Thuế phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ khơng những là kinh nghiệm nghiệp vụ cũng như kiến thức về CNTT để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo thực thi được những mục tiêu đã đề ra của nhiệm vụ quản lý Thuế TNCN tại địa bàn.

Đối với cán bộ công chức vẫn tồn tại sự hời hợt, khơng tích cực tìm hiểu và học tập các chính sách Thuế nghiêm túc, để hỗ trợ và tuyên truyền cho người dân về quyền lợi hợp pháp, nghĩa vụ đối với NSNN. Vì vậy trình độ hiểu biết về Pháp luật Thuế chưa đầy đủ dẫn đến thiếu ý thức chấp hành nghĩa vụ Thuế, những biểu hiện trốn tránh, thoái thác nghĩa vụ Thuế vẫn ln diễn ra ở bất cứ cơ quan hành chính, sự nghiệp hoặc tổ chức xã hội nào và đặc biệt đối với cán bộ cơng chức có nguồn thu nhập từ hộ kinh doanh cá thể.

Phẩm chất đạo đức của công chức ngành Thuế vẫn luôn là điều kiện tiên quyết để duy trì và vận hành một bộ máy quản lý Thuế và thu Thuế một cách minh bạch và hiệu quả. Nhưng yếu tố này chịu ảnh hưởng hồn tồn của ý thức và tính cách của mỗi cơng chức. Bản chất Thuế đã là một công việc nhạy cảm, người thi hành công vụ Thuế Nhà nước luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân và Nhà nước. Bên cạnh những chiến sỹ thi đua trong công tác quản lý và thu Thuế vẫn cịn những cơng chức vì lợi ích riêng dẫn đến sai phạm, quan liêu, hạch sách NNT hoặc thông đồng giao dịch với NNT để tạo cơ hội cho NNT trốn thuế, lách thuế. Những hành động đó vơ tình gây mâu thuẫn và sai lệch đường lối chính sách Thuế TNCN của Nhà nước đối với NNT.

4.2.2.2. Hiệu quả của quy chế phối hợp giữa CCT và các ban ngành

Công tác kiểm tra giám sát khấu trừ Thuế TNCN tại nguồn vẫn còn nhiều kẽ hở, đối với các đối tượng có thu nhập cố định từ tiền lương, tiền cơng làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp thì các cơ quan này tự giác thực hiện nghiêm túc việc khai nộp Thuế TNCN cho người lao động. Mặt khác các đối tượng hoạt động kinh doanh tự do, có nhiều nguồn thu nhập vẫn chưa được giám sát chặt chẽ. Hội đồng tư vấn Thuế phường xã và CCT chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, khơng kịp thời phát hiện và thông báo cho cơ quan Thuế đầy đủ, chính xác thơng tin của cá nhân có hoạt động kinh doanh chịu Thuế TNCN như hoạt động kinh doanh bán hàng online, hoạt động cho thuê nhà trọ, cho thuê mặt bằng, cá nhân kinh doanh khơng cư trú.

Tóm tắt chương

Trong thời gian 5 năm qua, Thuế TNCN đã đóng góp một nguồn thu đáng kể cho ngân sách TP Đà Lạt, mỗi năm số thu đều vượt trội so với chỉ tiêu kế hoạch, theo số liệu năm 2018 gần nhất, tổng số thuế TNCN thu được là 174 tỷ đồng, đạt 181% kế hoạch. Trong đó, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ cá thể và hoạt động mua bán, chuyển nhượng bất động sản chiếm phần lớn trong tổng số thu Thuế TNCN. Bên cạnh những thành quả đạt được còn nhiều tồn tại trong quản lý Thuế TNCN trên địa bàn TP Đà Lạt. Vi phạm luật Thuế TNCN vẫn diễn biến phức tạp, hành vi ngày càng đa dạng và khó kiểm sốt, số lượt vi phạm tăng cao qua mỗi cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT và số nợ đọng vẫn kéo dài mỗi năm. Những điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thói quen dùng tiền mặt để thanh tốn trong dân cư gây ra khó khăn cho CCT trong việc quản lý thu nhập của NNT, đặc biệt với NNT có nhiều nguồn thu nhập từ những địa bàn khác nhau. Thêm vào đó các biện pháp chế tài của Pháp luật vẫn chưa đủ răn đe NNT và ý thức của người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ Thuế là vấn đề lớn dẫn đến thất thu Thuế nhưng Chi cục Thuế TP Đà Lạt chưa có biện pháp kiểm sốt hiệu quả để khắc phục những tồn tại và phát huy những thuận lợi sẵn có, nâng cao hiệu quả quản lý Thuế TNCN.

CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ/ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 5.1 Các giải pháp cho vấn đề

5.1.1. Nâng cao năng lực, phẩm chất công chức Thuế tại CCT.

Để quản lý thu Thuế TNCN theo phương pháp hiện đại và có hiệu quả, phải xây dựng được đội ngũ cơng chức Thuế có trình độ chun nghiệp, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, tuyệt đối tuân thủ kỷ luật và có thái độ làm việc văn minh, lịch sự. CCT TP Đà Lạt cần xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo chuyên ngành cho từng ngạch công chức, từng loại cơng chức thống nhất và phù hợp với hồn cảnh kinh tế - xã hội tại địa bàn. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, giám sát và xử phạt nghiêm minh các trường hợp công chức Thuế vi phạm kỷ luật, nhũng nhiễu hạch sách NNT hoặc có hành vi thỏa thuận, giao dịch với NNT nhằm trục lợi riêng. Công chức Thuế là cội nguồn của CCT, để đảm bảo bộ máy toàn CCT vận hành một cách hiệu quả, lãnh đạo CCT là đầu tàu trong việc tạo điều kiện giao lưu, sinh hoạt nhằm nâng cao sự ăn ý và thấu hiểu giữa lãnh đạo CCT và nhân viên.

5.1.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa CCT với các ban ngành. ban ngành.

- CCT TP Đà Lạt cần kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chức năng trong việc quản lý Thuế TNCN để thu thập thông tin kịp thời khi xác minh hồ sơ khai thuế của NNT theo đúng quy định của pháp luật. Việc này không chỉ giảm bớt gánh nặng cho cơ quan Thuế mà còn nâng cao hiệu quả quản lý Thuế TNCN. Ngoài ra, sự kết hợp nhịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố đà lạt (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)