Mối quan hệ giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mức độ sở hữu nhà nước và chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.4. Mối quan hệ giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN

 Có những nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN: Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước càng cao sẽ càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Poyry và Maury năm 2010 tại Nga trong giai đoạn 2000 – 2004), Doanh nghiệp có quy mơ lớn, thành lập lâu đời và có mức độ sở hữu của cổ đông lớn nhất càng cao thì càng có khuynh hướng sử dụng nợ và nợ vay nhiều trong cấu trúc vốn. (Su năm 2010 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2000 – 2006), Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước càng cao sẽ có khuynh hướng tiếp cận với các khoản nợ và nợ vay nhiều để tài trợ cho các hoạt động của họ. (Huang và các cộng sự năm 2011 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2005), Doanh nghiệp nhà nước có khuynh hướng sử

dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. (Nguyen và các cộng sự năm 2012 tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2010).

 Ngược lại, Có những nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ SHNN và chính sách sử dụng nợ của DN: Doanh nghiệp có đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình, có mức độ thanh khoản cao và có dịng tiền dồi dào thì hạn chế sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Le và Tannous năm 2016 tại Việt Nam trong suốt giai đoạn 2007 – 2012), Doanh nghiệp nhà nước có phần chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả càng cao thì sẽ càng giảm tỷ lệ đòn bẩy xuống. (Okuda và Nhung năm 2012 tại Việt Nam từ năm 2006 – 2009), Doanh nghiệp hoạt động ở nơi có chất lượng thể chế tốt, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có lợi nhuận càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng nợ và nợ vay trong cấu trúc vốn. (Liu và các cộng sự năm 2011 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2009), Doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng càng cao, lá chắn thuế phi nợ càng cao thì sẽ càng hạn chế sử dụng nợ nhiều trong cấu trúc vốn. (Zouping năm 2010 tại Trung Quốc trong giai đoạn 2002 – 2006), Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nước ngồi càng cao thì sẽ giảm việc sử dụng nợ và nợ vay trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. (Zou và Xiao năm 2006 tại Trung Quốc giai đoạn 1993 – 2000), Doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước càng cao thì sẽ càng giảm thiểu tỷ lệ địn bẩy. (King và Levine năm 1993 tại Trung Quốc giai đoạn 2003)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mức độ sở hữu nhà nước và chính sách sử dụng nợ của các doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)