Tình hình cơ cấu nhân sự của Cơng ty tính đến 31/12/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp tại công ty cổ phần sonadezi long bình (Trang 50)

Số lượng Tỷ lệ % PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ Trên Đại học 7 6,25 Đại học 51 45,54 Cao đẳng 19 16,96 Trung cấp, thợ (3/7) 13 11,61

Phổ thông trung học trở xuống 22 19,64

Tổng cộng 112 100

PHÂN THEO GIỚI TÍNH

Nam 92 82,14

Nữ 20 17,86

Tổng cộng 112 100

Nguồn: Phòng nhân sự SZB Bảng 2.2 cho thấy, đội ngũ nguồn nhân lực của SZB có chất lượng cao khi tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ khá cao với 51,79%. Nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp, thợ chiếm tỷ lệ 28,57% và lao động phổ thông trung học trở xuống chiếm tỷ lệ 19,64%.

2.1.5. Các dự án Khu công nghiệp của công ty

KCN Biên Hòa 2 là một trong những khu công nghiệp hình thành sớm nhất trong thời kỳ mở cửa thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Nai. Có vị trí địa lý chiến lược, cận kề cửa ngõ đầu mối giao thông khu vực tứ giác kinh tế (Đồng Nai – Bình Dương – Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh) và đáp ứng đầy đủ về các dịch vụ tiện ích ngay trong KCN. Khu công nghiệp được đầu tư trang bị hạ tầng kỹ thuật hồn chỉnh và đồng bộ, có nhà máy xử lý nước thải cơng suất 8.000 m3/ngày đêm với công nghệ xử lý tiên tiến từ Châu Âu, KCN này là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Hiện KCN Biên Hoà 2 đã khai thác và lấp đầy 100% diện tích với hơn

130 dự án, thu hút các nhà đầu tư nổi tiếng như Nestle, Hisamitsu, Mabuchi, Aqua, Cargill, Meggit…với tổng vốn FDI 2,252 triệu USD.

KCN Gò Dầu là khu cơng nghiệp duy nhất có hệ thống cảng nội khu hồn chỉnh với cơng suất đến 30.000 DWT, KCN Gò Dầu đem lại lợi thế đặc biệt về vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và gần nguồn cung cấp khí gas tự nhiên từ Bà Rịa – Vũng Tàu. Với ưu thế về kết nối giao thơng thuận lợi, Gị Dầu đã đạt được hiệu quả khai thác theo đúng định hướng quy hoạch ban đầu là trở thành khu cơng nghiệp có khả năng phát triển công nghiệp mạnh trên trục hành lang Quốc lộ 51, tập trung thu hút các dự án thuộc cơng nghiệp hóa chất, nhiên liệu. KCN Gị Dầu được đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh với hệ thống cấp nước công suất 10.000 m3/ngày, nhà máy XLNT công suất 1.000 m3/ngày và hệ thống hành lang kỹ thuật hoàn chỉnh cho các dịch vụ viễn thông. Sau khi đi vào hoạt động, KCN Gị Dầu đã nhanh chóng thu hút dự án của các nhà đầu tư như Shell, Total Gas, Samsung Chemical, LG Chemical … và lấp đầy 100% diện tích.

KCN Xn Lộc khởi cơng xây dựng năm 2005 tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, KCN Xuân Lộc có lợi thế lớn về vận chuyển hàng hóa với vị trí nằm cạnh Quốc lộ 1, trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam của Việt Nam và khoảng cách khá gần từ KCN Xuân Lộc đến các địa điểm như ga đường sắt Gia Ray, đường cao tốc Tp HCM - Dầu Giây – Long Thành và cảng Phú Mỹ. Tồn bộ diện tích 108 ha của KCN Xuân Lộc đã đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ, bao gồm hệ thống cấp nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, đường giao thơng, hệ thống thốt nước, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 1000 m3/ngày đêm với kết quả xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Trường mẫu giáo với diện tích hơn 22.000 m2 nằm ngay trong khuôn viên KCN, đáp ứng nhu cầu về giáo dục và chăm sóc con em của người lao động trong KCN.

KCN Thạnh Phú là một KCN nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các đơ thị lớn như thành phố Biên Hịa và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi có điều kiện cho phép hình thành những loại hình cơng nghiệp liên hồn, khơng độc hại, những loại hình cơng nghiệp hạn chế phát triển tại các đô thị lớn, là địa điểm

thuận lợi để các nhà máy, xí nghiệp trong nội thành hoặc ven đô di dời đến. Khu cơng nghiệp Thạnh Phú có mạng lưới giao thơng đường bộ thuận tiện, trục đường Đồng Khởi và đường tỉnh 768 liên hệ thuận tiện với trung tâm thành phố Biên Hòa và đi các nơi trong và ngồi tỉnh. Mặt khác, khu cơng nghiệp tọa lạc gần sông Đồng Nai rất thuận tiện về giao thông đường thủy trong việc xuất, nhập nguyên vật liệu và thành phẩm cơng nghiệp. Vì tiếp giáp các đơ thị lớn nên khu công nghiệp Thạnh Phú có lợi thế về nguồn cung cấp điện, nước, thơng tin liên lạc và nguồn lao động tại chỗ dồi dào.

2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh

Tính đến cuối năm 2019, SZB đạt tổng tài sản gần 978 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm, trong đó tài sản dài hạn chiếm 76,8% tổng tài sản, thể hiện hơn 751 tỷ đồng.

SZB hiện đang quản lý, khai thác 868 ha đất công nghiệp tại 04 KCN, bao gồm KCN Biên Hòa 2, Gò Dầu, Xuân Lộc, Thạnh Phú; thu hút gần 200 dự án đầu tư đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hiện nay, cơ cấu doanh thu thuần của SZB chủ yếu từ 05 mảng kinh doanh là cho thuê đất và kinh doanh HTKCN; kinh doanh nước; cho thuê văn phòng, nhà xưởng và nhà máy xử lý nước thải; nhà ở, đất nền và hoạt động góp vốn hợp tác kinh doanh kho ICD. Trong đó, doanh thu cho thuê đất và kinh doanh hạ tầng KCN chiếm tỷ trọng khoảng 60% doanh thu thuần hàng năm của Công ty.

ĐVT: triệu đồng

Kết quả kinh doanh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 % tăng giảm

2019/2018 % tăng giảm

Doanh thu thuần 353.268 331.101 340.547 -6,69 2,77

Lợi nhuận gộp 143.556 127.839 136.477 -12,29 6,33

Lơi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 135.893 112.742 118.361 -20,53 4,75

Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 110.208 92.217 119.458 -19,51 22,80

Nguồn: Phịng tài chính kế toán SZB

Doanh thu thuần năm 2018 giảm 22.467 triệu đồng (tương đương 6,69%) so với năm 2017 đạt 331.101 triệu đồng. Năm 2019 doanh thu thuần đạt 340.547 triệu đồng, tăng 9.446 triệu đồng (tương đương 2,77%).

Lợi nhuận gộp năm 2018 giảm 15.717 triệu đồng (tương đương 12,29%) so với năm 2017 đạt 127.839 triệu đồng. Năm 2019 lợi nhuận gộp là 136.477 triệu đồng, tăng 8.638 triệu đồng (tương đương 6,33%).

Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong năm 2018, 2019 SZB đã đầu tư một loạt các dự án mới, đây cũng là đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực BĐSKCN. Mặt khác do dự án đất nền KDC Trảng Bom đang giảm dần doanh thu do đã khai thác gần hết.

2.1.7. Các yếu tố rủi ro của Công ty

Rủi ro kinh tế: SZB là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh

doanh Khu công nghiệp với 04 Khu cơng nghiệp là Biên Hịa 2, Gị Dầu, Xuân Lộc và Thạnh Phú. Với mạng lưới khách hàng rộng lớn và ổn định, những khó khăn hiện tại của nền kinh tế có thể ảnh hưởng khơng nhiều đến nguồn thu của Công ty từ các hợp đồng cho thuê lại đất và cung cấp dịch vụ tại Khu công nghiệp nêu trên. Tuy nhiên, những biến động và khó khăn hiện tại của nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến dự án mới mà công ty đang triển khai.

Rủi ro về pháp luật: Là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần, họat động quản trị, kinh doanh của SZB chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về doanh nghiệp. Ngoài ra khung pháp lý trong lĩnh vực bất động sản hiện nay vẫn chưa hoàn thiện và thiếu nhất quán, khi các quy định này được thay đổi, điều chỉnh cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến họat động kinh doanh của toàn ngành bất động sản nói chung và cơng ty nói riêng.

Rủi ro cạnh tranh: Với lợi thế về thương hiệu, sự năng động, sự hiểu biết và trình độ quản lý, sự ủng hộ của Tổng công ty Sonadezi, SZB có đủ khả năng để kiểm soát rủi ro này, từng bước mở rộng họat động kinh doanh.

Rủi ro khác: Họat động kinh doanh của Cơng ty có thể chịu ảnh hưởng bởi những rủi ro khác như ảnh hưởng những biến động chính trị, xã hội trên thế giới, chiến tranh, bệnh dịch...làm cho thị trường giảm sút và các thị trường tiềm năng mất ổn định. Những rủi ro này có thể sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến họat động kinh doanh của Công ty.

2.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp tại SZB vực hạ tầng khu công nghiệp tại SZB

2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu của luận văn bao gồm Các lãnh đạo, các nhân viên phòng kinh doanh, ban quản trị tổng hợp tại SZB và các lãnh đạo, trưởng/ phó phịng, các nhân viên phịng kinh doanh làm việc tại các cơng ty HTKCN trong Tổng công ty Sonadezi và các khách hàng của công ty… nhằm đánh giá NLCT của SZB thông qua phát phiếu khảo sát với số lượng là 175 phiếu. Kết quả khảo sát 175 phiếu thì có 1 phiếu khảo sát bị loại bỏ do bị trùng lặp, còn lại 174 phiếu.

2.2.2. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh

Tính đến năm 2019, địa bàn Đồng Nai có 27 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực

kinh doanh hạ tầng KCN quản lý 32 KCN trong tồn tỉnh với diện tích 10.200 ha, diện tích cơng nghiệp có thể cho th là 6.958 ha, diện tích đã cho thuê 5.520 ha, tỷ lệ lấp đầy 79,34% (Nguồn Ban quản lý KCN tỉnh Đồng Nai). Để lựa chọn đối thủ cạnh tranh tác giả dựa trên các tiêu chí sau:

Cơng ty có uy tín và thương hiệu trên thị trường

Cơng ty có quy mơ và thị trường hoạt động tương đồng với SZB

Tác giả đề xuất chọn đối thủ cạnh tranh của công ty là Công ty TNHH Amata (Việt Nam) và Tổng cơng ty Tín Nghĩa.

Bảng 2.4. So sánh một số tiêu chí với đối thủ cạnh tranh Công ty Số lượng Công ty Số lượng KCN Diện tích KCN (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) 2017 2018 2019 SZB 4 868 98% 94% 87% Amata 2 619 45% 43% 51% Tín Nghĩa 7 1.653 81% 89% 90% Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai Công ty TNHH Amata được thành lập vào tháng 12 năm 1994, là một công ty liên doanh giữa Việt Nam và Thái Lan. Hiện nay cơng ty có 3 dự án KCN tại Việt Nam gồm 1 KCN tại Quảng Ninh và 2 KCN tại Đồng Nai (trong đó KCN cơng nghệ cao Long Thành diện tích 275 ha đang chuẩn bị xây dựng hạ tầng). Cơng ty có hơn 20 năm kinh nghiệm trong kinh doanh khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng KCN theo công nghệ hiện đại.

Tổng cơng ty Tín Nghĩa được thành lập ngày 07/09/1989, là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, các lĩnh vực kinh doanh như: Dịch vụ hạ tầng Khu công nghiệp, chế biến và xuất khẩu Nông sản, Logistics, Xăng dầu và khí đốt, Bất động sản, Du lịch và nghỉ dưỡng, Vật liệu xây dựng, Kinh doanh thương mại. Hiện nay Tổng Cơng ty Tín Nghĩa đã và đang đầu tư 8 KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Cơng ty có hơn 30 năm kinh nghiệm trong kinh doanh khu công nghiệp, quản lý nhiều KCN trên địa bàn.

2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Thông qua kết quả khảo sát tác giả nhập liệu excel và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS để xác định giá trị trung bình của 6 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của cơng ty. Từ giá trị trung bình của các biến quan sát, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đánh giá thực trạng cơng ty kết hợp phân tích đối thủ để đưa ra giải pháp nâng cao NLCT. Sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Các kết quả đánh giá cho từng yếu tố và các chỉ số trung bình được tính tốn và dựa vào thang đo likert 5 cấp độ mà tác giả nhận định về NLCT của công ty như sau:

- Rất kém: điểm trung bình dưới 1,8 - Kém: điểm trung bình từ 1,81đến 2,60

- Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,40 - Khá: điểm trung bình từ 3,41 đến 4,20

- Tốt: điểm trung bình từ 4,20 đến 5,00

2.2.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo theo từng nhóm yếu tố trong mơ hình. Những biến quan sát không đạt độ tin cậy sẽ bị loại.

- Sau khi kiểm định 30 biến, kết quả loại đi biến MA2, QL1, TC5 vì có hệ số tương quan lớn hơn hệ số tương quan biến tổng.

- Ở phân tích nhân tố EFA, tất cả các nhân tố đều thỏa mãn (>0,5).

Các thang đo đạt độ tin cậy khi có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Bảng sau đây thể hiện kết quả cuối cùng về hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố sau khi loại biến không phù hợp

Bảng 2.5. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Các yếu tố Hệ số Cronbach’s Alpha Biến quan sát còn lại

Năng lực marketing 0,858 4 Năng lực tổ chức quản lý 0,843 4 Năng lực sản phẩm 0,866 5 Nguồn nhân lực 0,828 5 Năng lực tài chính 0,874 4 Chất lượng dịch vụ 0,899 5

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả kiểm tra biến phụ thuộc bao gồm 3 biến: NLCT1; NLCT2; NLCT3 có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,910, các hệ số tương quan nhỏ hơn hệ số tương

quan biến tổng và phương sai lớn hơn 0,3. Vì vậy cả 3 biến phụ thuộc NLCT đều thỏa mãn.

2.2.5. Phân tích EFA

- Khi chạy EFA lần 1 cho các biến độc lập, Tất cả các biến đều thỏa mãn khi có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5

- Khi chạy EFA cho các biến độc lập, ta thu được kết quả phù hợp như sau: + Chỉ số KMO = 0,675> 0,5 => Đạt yêu cầu

+ Giá trị thống kê Barlett: Sig = 0,000 < 0,05 => Đạt yêu cầu + Tổng phương sai trích = 72,561% > 50% => Đạt yêu cầu

Như vậy chứng tỏ 6 nhân tố giải thích 72,561% biến thiên của dữ liệu, vì vậy thang đo chấp nhận được 6 nhân tố bao gồm:

Bảng 2.6. Kết quả phân tích EFA Các yếu tố Các biến Các yếu tố Các biến

Năng lực marketing MA1;MA3;MA4;MA5 Năng lực tổ chức quản lý QL2;QL3;QL4;QL5 Năng lực sản phẩm SP1;SP2;SP3;SP4;SP5

Nguồn nhân lực NL1;NL2;NL3;NL4;NL5

Năng lực tài chính TC1;TC2;TC3;TC4

Chất lượng dịch vụ DV1;DV2;DV3;DV4;DV5

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS - Khi phân tích EFA cho các biến phụ thuộc, kết quả phân tích EFA cho biến NLCT:

+ Chỉ số KMO = 0,740> 0,5 => Đạt yêu cầu

+ Gía trị thống kê Barlett: Sig = 0,000 < 0,05 => Đạt yêu cầu + Tổng phương sai trích = 84,839% > 50% => Đạt yêu cầu

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp tại SZB

Kết quả khảo sát cho thấy, các đối tượng khảo sát đánh giá NLCT trong lĩnh vực HTKCN tại SZB có mức điểm trung bình (3,727/5).

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh tại SZB Mã ký Mã ký hiệu Biến quan sát Số mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn NLCT1 Sự gắn bó với sản phẩm lĩnh vực HTKCN của Công ty 174 3,71 0,790

NLCT2 Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng lĩnh

vực HTKCN của Công ty 174 3,78 0,722

NLCT3 Chiến lược cạnh tranh lĩnh vực HTKCN của

Công ty 174 3,69 0,702

NĂNG LỰC CẠNH TRANH 174 3,727 0,738 Trong đó “Sự gắn bó với sản phẩm lĩnh vực HTKCN của Cơng ty” có mức đánh giá đạt số điểm trung bình là 3,71/5 và “Chiến lược cạnh tranh lĩnh vực HTKCN của Cơng ty” có mức đánh giá đạt số điểm trung bình là 3,69/5, thấp hơn “Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng lĩnh vực HTKCN của Công ty” đạt số điểm trung bình bằng 3,78/5. Để tìm hiểu kỹ hơn chúng ta đi vào phân tích từng yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp tại công ty cổ phần sonadezi long bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)