Dịc hủ xilô

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kết hợp PHƯƠNG PHÁP ủ XI lô TRONG CÔNG NGHỆ sản XUẤT CHITIN – CHITOSANTỪ PHẾ LIỆU đầu vỏ tôm (Trang 64 - 68)

2. Nguyên liệu đầu vỏ tôm sú

3.10. Dịc hủ xilô

Bảng 3.13. Chất lượng của dịch ủ thu được

Chỉ tiêu Kết quả

Màu sắc Đỏ hồng

Mùi, vị Thơm, chua ngọt

Trạng thái Dung dịch lỏng Protein (g/l) 12,8 ± 0,70 Tro (g/l) 10 ± 0,20 Astasanthin (mg/l) 5,1 ± 0,12 Lipid (g/l) 0,5 ± 0,03 Đạm NH3 (mg/l) 0,8 ± 0,07

Kết quả thí nghiệm cho thấy, dịch ủ thu hồi theo phương pháp ủ xi lô có màu sắc đẹp, mùi thơm và có vị chua của acid lactic xen lẫn với vị ngọt của acid amin, hàm lượng protein đạt khoảng 1,3% đặc biệt là hàm lượng astaxanthin chiếm 5,1mg/l, do vậy dịch ủ là nguồn thức ăn tốt cho các loại động vật.

Hơn nữa, hỗn hợp dịch ủ có gần như đầy đủ các acid amin đặc biệt là các acid amin thiết yếu như valine, leucine, isoleucine, methionine, phenylalanine, histidine với hàm lượng cao, do đó đây là nguồn chất dinh dưỡng tốt cho các loài động vật.

Bảng 3.14. Thành phần và hàm lượng acid amin của dịch ủ

Acid amin Kết quả (mg/kg) Asparagine 19.868,05 Glutamin 6.875 Serine 11.492,33 Glysine 1.249,47 Histidine 9.796,6 Theonine 6.066,71 Alanine 2.216,89 Proline 10.663,48 Tyrosine 7.054,31 Valine 1.215,28 Isolucine 18.848,27 Phenylalanine 8.145,23 Lysine 7.009,51 Methionine 2.665,95 Leucine 7.459,91

Kết quả phân tích vi sinh vật Bảng 3.15 cho thấy, hầu hết các chi tiêu đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, do đó việc ứng dụng dịch ủ này để bổ sung vào thức ăn cho gia súc gia cầm là rất có ý nghĩa. Hơn nữa do sử dụng chủ yếu là các acid hữu cơ với nồng độ thấp nên dịch ủ không cần phải trung hòa. Từ dịch này có thể phối trộn sản xuất thức ăn giàu

đạm cho nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng trực tiếp phối chế cho thức ăn gia súc, gia cầm hoặc sử dụng cho các đối tượng có giá trị cao như tôm, cá chình, cá bống tượng,…

Bảng 3.15. Chất lượng vi sinh của dịch ủ xi lô

Chỉ tiêu Kết quả 10TCN 863 : 2006*

Tổng VSV hiếu khí (CFU/g) 0,16.104 1106

Coliforms (CFU/g) <10-3 1102

E.coli (CFU/g) Âm tính 1102

Salmonella (CFU/25g) Âm tính 0

Staphylococcus aureus (CFU/g) 0 1102

Clostridum perfringens (CFU/g) Âm tính 1105

Bacillus cereus (CFU/g) Âm tính 1102

Pseudomonas (CFU/g) Âm tính 1104

* Tiêu chuẩn vi sinh “ thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm”

3.6. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHITIN, CHITOSAN

Chitin thu được sau khi khử khoáng bằng 2 loại acid HCl và acid lactic được tiếp tục deacetyl bằng NaOH 70%, lệ w/v: 1/5, thời gian 8h, nhiệt độ 80oC (theo TS. Trang Sĩ Trung, 2008, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Trường Đại Học Nha

Trang).

Đồng thời để xác định rõ ràng hơn tác dụng của phương pháp ủ xi lô đến hiệu quả kinh tế, chất lượng của chitin, chitosan thành phẩm, đề tài đã tiến hành một thí nghiệm sản xuất theo phương pháp hóa học với một chế độ thường được sử dụng nhất trong thực tế sản xuất. Qui trình sản xuất như sau: Vỏ tôm sú 

Rửa sơ bộ  Khử khoáng (HCl 7%, tỉ lệ 1w:5v, nhiệt độ phòng, thời gian 24 giờ)  Rửa sạch  Khử protein (NaOH 6%, tỉ lệ 1w:5v, nhiệt độ phòng, thời gian 24 giờ)  Rửa sạch  Phơi/sấy  Chitin  Deacetyl ( NaOH 70%, tỉ lệ 1w:5v, nhiệt độ phòng, thời gian 72 giờ)  Rửa sạch  Phơi/sấy  Chitosan.

Bảng 3.16. Chất lượng cơ bản của chitin

Chỉ tiêu Chitin 1 Chitin 2 Chitin 3

Màu sắc Trắng, sáng Trắng sáng Trắng, sẫm

Trạng thái Dạng vảy Dạng vảy, mịn Dạng vảy Protein (% vật chất khô) 0,9 ± 0,08 0,9 ± 0,02 3,3 ± 0,6 Tro (% vật chất khô) 0,8 ± 0,1 1,0 ± 0,15 2,8 ± 1,1 Độ ẩm (%) 7,9 ± 0,13 8,1 ± 0,16 13 ± 1,5

Chitin 1, 2 khử khoáng BCP bằng HCl; acid lactic, chitin 3 theo phương pháp

hóa học.

Kết quả phân tích cho thấy, chitin sản xuất bằng phương pháp ủ xi lô kết hợp hóa học có chất lượng cao hơn so với phương pháp hóa học thông thường, hàm lượng protein và khoáng còn lại ≤1%. Với hàm lượng protein và khoáng còn lại trong chitin ≤1%, chitin sản xuất bằng phương pháp ủ xi lô kết hợp hóa học đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng của chitin công nghiệp

Bảng 3.17. Chất lượng cơ bản của chitosan

Chỉ tiêu Chitosan 1 Chitosan 2 Chitosan 3

Màu sắc Trắng, sáng Trắng sáng Trắng đục

Trạng thái Dạng vảy Dạng vảy, mịn Dạng vảy

Protein (%) 0,4 ± 0,03 0,5 ± 0,02 1,2 ± 0,2 Tro (%) 0,5 ± 0,07 0,5 ± 0,07 1,7 ± 0,3 Độ ẩm (%) 13,1 ± 0,1 13,8 ± 0,2 13,1 ± 0,4 Độ deacetyl (%) 93,1 ± 0,3 93, 5 ± 0,7 82,1 ± 0,3 Độ tan (%) 97,7 ± 0,2 99,6 ± 0,1 98,1 ± 0,3 Độ nhớt (cps) 639 ± 13,7 1.063 ± 36,2 514 ± 15 Độ đục (NTU) 15,6 ± 0,6 12,3 ± 0,8 24,9 ± 2,6

Chitosan 1, 2 theo phương pháp ủ xi lô, chitin 3 theo phương pháp hóa học

Đối với sản phẩm chitosan, sự khác biệt giữa loại chitosan được sản xuất từ phương pháp ủ xi lô và chitosan được sản xuất theo phương pháp hóa học

được thể hiện khá rỏ qua độ nhớt của chitosan. Ở phương pháp hóa học thông thường độ nhớt chỉ đạt 514 cps trong khi đó đối với chitosan theo phương pháp ủ xi lô độ nhớt đạt cao nhất là 1.063 cps. Sự khác biệt này đã chứng minh được rằng có sự cắt mạch rất lớn trong các công đoạn của quá trình sản xuất chitin. Kết quả này là phù hợp với kết luận cho rằng quá trình sản xuất chitin-chitosan bằng phương pháp hoá học có thể gây nên sự thuỷ phân polymer và làm biến đổi tính chất vật lý của chitin – chitosan (Simpson và cộng sự, 1994; Healy và cộng sự, 1994). Hơn nữa, quá trình sản xuất chitin có kết hợp phương pháp ủ xi lô và xử lý enzyme làm hạn chế một lượng lớn hóa chất sử dung. Từ kết luận này có thể cho phép chúng ta nghĩ đến một công nghệ sản xuất các loại chittin chất lượng cao bằng phương pháp sinh học (Mukku và cộng sự, 2007).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu kết hợp PHƯƠNG PHÁP ủ XI lô TRONG CÔNG NGHỆ sản XUẤT CHITIN – CHITOSANTỪ PHẾ LIỆU đầu vỏ tôm (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)