Chế tài áp dụng với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thông qua hoạt động quảng cáo ở việt nam hiện nay (Trang 58 - 62)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Chế tài áp dụng với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

quảng cáo

Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật, xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.

Hiện nay, pháp luật cạnh tranh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều chưa đưa ra định nghĩa về chế tài đối với hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung, hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo nói riêng. Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm chế tài nói chung, có thể hiểu chế tài

45 Xem: Điều 96, 98, 100 Luật Cạnh tranh năm 2018.

đối với hành vi này là những hình thức trách nhiệm pháp lý được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã có hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh và các chủ thể khác.47

Vai trị của các chế tài đối với hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; và là cơng cụ góp phần tạo lập mơi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, cơng bằng.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật cạnh tranh điều chỉnh, chế tài đối với hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo được phân chia thành các loại như: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự. Việc áp dụng chế tài phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, tính chất của hành vi pháp luật, thiệt hại do các hành vi này gây ra, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chế tài hành chính. Quy định của Pháp luật cạnh tranh Việt Nam, các

hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, được quy định tại khoản 3 Điều 111 LCT 2018 về mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 02 tỷ đồng.48

Cịn đối với hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo, chế tài áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh

47 Xem: Quách Thị Hương Giang, 2011. Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh theo pháp luật Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang.

15.

tranh của Nghị định số 75/2019/NĐ-CP, theo đó, Điều 20 trong Nghị định quy định phạt tiền từ 100 triệu đến 200 triệu đồng đối với hành vi lơi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức: Đưa thơng tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hoá, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; So sánh hàng hố, dịch vụ của mình với hàng hố, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. Cũng trong Điều này quy định: Phạt tiền gấp hai lần mức quy định trên đối với hành vi vi phạm như tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc cải chính cơng khai; loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hố, bao bì hàng hố, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.49

Theo pháp luật quảng cáo, chế tài đối với hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo, nếu xét theo điều chỉnh hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn được quy định trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng, đồng thời, những quảng cáo đó sẽ bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa và cải chính thơng tin.50

Đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo LCT 2004, mức xử phạt quy định tại Điều 33 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, cụ thể mức phạt tiền

49 Xem: Chính phủ, 2019. Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

50 Xem: Chính phủ, 2013. Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi

phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Hà Nội: Nhà xuất

từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng về hành vi so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác (điểm a khoản 1 Điều 33) và bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng (điểm b khoản 1 Điều 33); mức phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 140 triệu đồng về hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: giá, số lượng, chất lượng… (khoản 1 Điều 33). Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm cịn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.51

Như vậy, mức xử phạt theo Nghị định số 75/2019/NĐ-CP đã được điều chình cao hơn mức xử phạt của Nghị định số 71/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo nhận định của người viết, mức xử phạt này vẫn còn ở mức chưa tương đồng với quy định của LCT 2018, chưa thực sự đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm. Các doanh nghiệp biết hành vi của mình là sai nhưng vẫn thực hiện bằng mọi thủ đoạn ngày càng tinh vi vì mục tiệu lợi nhuận và nó có lợi cho doanh nghiệp mình nhiều hơn là mức phạt vi phạm. Mặt khác, hậu quả của hành vi vi phạm này gây thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân (khoản 1 Điều 110 LCT 2018); gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, lợi thế cạnh tranh trên thương trường, lãng phí nguồn lực, giảm lợi nhuận… cho doanh nghiệp.

Thứ hai, chế tài dân sự. Về nguyên tắc, sau khi quyết định xử lý vụ việc cạnh

tranh có hiệu lực, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bời hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh sẽ có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thẩm quyền, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015).52

51 Xem: Chính phủ, 2014. Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm 2014 quy định

chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Hà Nội: Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia.

52 Xem: Trần Anh Tú , 2018. Về cơ chế đảm bảo quyền khiếu nại vụ việc cạnh tranh. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 21 (373)/Kỳ 1, tháng 11/2018, trang. 54.

Thứ ba, chế tài hình sự. Ngồi hai trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính

nêu trên, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỹ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS 2015) hiện chưa có quy định xử lý hình sự đối với hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo mà chỉ quy định tại Điều 197 về quảng cáo gian dối xem xét tùy tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.53

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thông qua hoạt động quảng cáo ở việt nam hiện nay (Trang 58 - 62)