Vụ việc thứ hai: Quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thông qua hoạt động quảng cáo ở việt nam hiện nay (Trang 66 - 75)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Thực tiễn xử lý hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt

2.3.2. Vụ việc thứ hai: Quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn nhằm

lành mạnh

Giới thiệu vụ việc: Ngày 14/11/2008, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (Cơng ty Panasonic) giới thiệu dịng máy điều hịa khơng khí mới Envio I2 và Envio P2. Dòng máy điều hòa Envio I2 và P2 mới không chỉ làm lạnh hiệu quả, tiết kiệm đến 50% lượng điện năng tiêu thụ mà cịn có khả năng lọc khơng khí tuyệt vời, làm sạch đến hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc. Hệ thống lọc khí e-ion đã chứng tỏ khả năng thu gom bụi nhanh 5,5 lần so với thông thường và hiệu quả hơn 10% so với các model năm 2007… Bên cạnh đó, Panasonic cịn cho ra đời sản phẩm tủ lạnh mới mà theo quảng cáo thì tủ lạnh này có tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm lên tới 12%.58 (Phụ lục 2)

Nhận thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh đã điều tra, xử lý Công ty Panasonic về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Ngày 22/3/2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành Quyết định số 36/QĐ- QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh đối với Công ty Panasonic; Ngày 22/4/2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ký Quyết định số 50/QĐ- QLCT về việc điều tra chính thức đối với Cơng ty Panasonic do đã thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

57 Xem: Khoản 1 Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.

58 Bộ Công thương, 2010. Cục Quản lý cạnh tranh điều tra, xử lý Công ty TNHH Panasonic Việt Nam về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Bản tin Cạnh Tranh và

Sau khi điều tra, kết quả điều tra cho thấy, Quảng cáo của Công ty Panasonic với tính năng “bất hoạt đến 99,9% vi khuẩn và nấm mốc” là không đúng thực tế, trong khi doanh nghiệp mới chỉ thử nghiệm tác động kháng khuẩn với đối với 02 loại vi khuẩn là Staphylocccus và Escherichia Coli mà khơng thể diệt hay vơ hiệu hóa tất cả các loại virus, vi khuẩn; Còn đối với mẫu quảng cáo tủ lạnh Panasonic, kết quả thử nghiệm mà công ty cung cấp lại chỉ áp dụng với rau quả chứ khơng phải thực phẩm nói chung. Ngày 16/6/2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định số 66/QĐ- QLCT xử phạt Công ty Panasonic với số tiền là 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh.

Phân tích vụ việc:

Quy định của LCT 2004, trong vụ việc này, chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là Công ty Panasonic. Công ty Panasonic là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập 2005 tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm từ điện tử tiêu dùng đến các thiết bị công nghiệp, xây dựng và gia dụng, cung cấp các dịch vụ khác. Kể từ khi thành lập tại Việt Nam cho đến nay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Như vậy, có thể thấy rằng Cơng ty Panasonic là một doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường, theo pháp luật cạnh tranh là chủ thể của hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi vi phạm: Công ty Panasonic đã vi phạm điểm a khoản 3 Điều 45 LCT 2004: “3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây: a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công”, mà cụ thể hơn là Công ty đã thực hiện hành vi quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm. Theo Luật này, hành vi quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn là việc chủ thể thực hiện quảng cáo đưa ra các thơng tin có thể khơng hồn tồn sai lệch so với thực tế nhưng

lại không đầy đủ, không rõ ràng làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm về hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người quảng cáo có thể cố ý hoặc khơng cố ý làm khách hàng hay người tiêu dùng hiểu sai nhưng nội dung quảng cáo vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực. Đối tượng tác động trực tiếp của các hành vi này là khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng tác động gián tiếp là các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của Công ty Panasonic trên thị trường.

Nội dung quảng cáo là hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn về các thông tin liên quan công dụng của sản phẩm. Các quảng cáo gây nhầm lẫn thường cung cấp những thông tin mập mờ, không đầy đủ, khơng rõ ràng, làm cho người tiêu dùng có những hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Với những nhận thức thơng thường của mình về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là những thơng tin chính xác, đâu là những thơng tin gây hiểu nhầm.

Mục đích của hành vi là nhằm gây nhầm lẫn cho khách hàng, qua đó tác động đến sức mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, đồng thời cạnh tranh khơng lành mạnh với doanh nghiệp khác.

Đối với vụ việc công ty Panasonic giới thiệu về dịng máy điều hịa khơng khí mới (Envio I2, Envio P2) và tủ lạnh Panasonic, công ty đã đưa ra quảng cáo về sản phẩm của mình: Máy điều hịa Envio I2 và Envio P2: có khả năng lọc khơng khí tuyệt vời, làm sạch đến hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc; Và tủ lạnh Panasonic: có tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm lên tới 12%.

Trong khi đó, căn cứ vào kết quả điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, quảng cáo điều hòa Envio I2 và Envio P2 của Panasonic với tính năng “bất hoạt đến 99,9% vi khuẩn và nấm mốc” là không đúng thực tế, trong khi doanh nghiệp mới chỉ thử nghiệm tác động kháng khuẩn với đối với 02 loại vi khuẩn là Staphylocccus và Escherichia Coli mà không thể diệt hay vơ hiệu hóa tất cả các loại virus, vi khuẩn. Đối với tủ lạnh, kết quả thử nghiệm sản phẩm mà công ty cung cấp lại chỉ áp dụng với rau quả chứ khơng phải thực phẩm nói chung. Hơn nữa, điều kiện thử nghiệm sản

phẩm phải đáp ứng điều kiện môi trường nghiêm ngặt mà không phải được tiến hành trong mơi trường bình thường.

Nếu như người tiêu dùng chỉ đọc thông tin mà công ty quảng cáo, rõ ràng họ sẽ hiểu rằng sản phẩm điều hịa Envio có các tính năng ưu việt, tác dụng bất hoạt 99,9% đối với tất cả các loại vi khuẩn, nấm mốc, cịn Tủ lạnh có thể làm tăng cường vitamin của thực phẩm (bao gồm cả rau củ, thịt, cá…) lên đến 12% mà không nghĩ rằng các sản phẩm này khơng hề có tính năng ưu việt đến vậy, những thông tin mà họ nhận được về sản phẩm là sai lệch so với thực tế.

Hành vi đưa thông tin quảng cáo sản phẩm đến khách hàng hoàn toàn khác với kết quả thử nghiệm sản phẩm của Công ty Panasonic rõ ràng là hành vi cố ý đưa thông tin gây nhầm lẫn về công dụng sản phẩm. Đây là hành vi không trung thực, trái với chuẩn mực đạo đức thơng thường trong kinh doanh, nhằm mục đích cạnh tranh.

Xem xét kỹ quảng cáo của Công ty Panasonic, hành vi quảng cáo của công ty không thể là quảng cáo so sánh bởi Công ty không đưa ra bất cứ một sản phẩm cùng loại nào để nhằm so sánh tính năng của sản phẩm, cũng không thể là hành vi quảng cáo bắt chước bởi quảng cáo của công ty không khiến khách hàng nhầm tưởng tủ lạnh, điều hòa của Panasonic là sản phẩm của một doanh nghiệp khác.

Về việc gây thiệt hại của hành vi quảng cáo trên, dựa vào các thông tin quảng cáo, người tiêu dùng sẽ đem so sánh với các sản phẩm cùng loại của công ty khác, họ sẽ có xu hướng muốn tiêu dùng sản phẩm điều hịa và tủ lạnh của Cơng ty Panasonic hơn, vì thế sẽ làm giảm sức tiêu thụ sản phẩm của công ty khác. Việc công ty Panasonic quảng cáo sản phẩm đưa ra thông tin sai lệch đến khách hàng đã gây cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đối thủ.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng Cơng ty Panasonic đã thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo điểm a khoản 3 Điều 45 LCT 2004, cụ thể là hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm.

Về thẩm quyền xử lý vụ việc: quy định của LCT 2004, vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh do Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý giải quyết (Điều 49 LCT 2004). Cơ quan này sẽ giải quyết căn cứ vào khiếu nại của đối thủ cạnh tranh của chủ thể có hành vi vi phạm hoặc khiếu nại từ người tiêu dùng hoặc Cơ quan Quản lý cạnh tranh tự phát hiện ra vi phạm (Điều 58 LCT 2004).

Về hướng xử lý vi phạm: Tại thời điểm xảy ra vụ việc (năm 2010), Cục Quản lý cạnh tranh đã xử lý hành vi vi phạm của Công ty Panasonic căn cứ Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó, hành vi quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng sản phẩm nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh có thể bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Nếu hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này hoặc quy mô quảng cáo thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm cịn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục sau đây: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; b) Buộc cải chính cơng khai.59 Như vậy, Cục Quản lý cạnh tranh đã phạt Công ty Panasonic 30 triệu đồng, ngồi việc bị phạt tiền, cơng ty cịn buộc phải cải chính cơng khai.

Áp dụng Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Đối với việc xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Nghị định 71/2014/NĐ-CP đã tăng mức phạt lên nhiều so với Nghị định 120/2005/NĐ-CP, hơn nữa Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh khác nhau thì chịu mức phạt khác nhau chứ không đồng nhất mức phạt đối với tất cả các hành vi như Nghị định 120/2005/NĐ-CP. Cụ thể, việc xử lý đối với hành vi quảng cáo nhằm

cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 33 Cơng ty Panasonic có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 140 triệu đồng. Ngồi ra cơng ty cịn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 28 của Nghị định 71/2014/NĐ-CP.60

Ý kiến của tác giả:

Theo quan điểm của LCT 2018: Về thẩm quyền xử lý vụ việc là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Hành vi vi phạm: Như đã phân tích ở trên, Công ty Panasonic đã thực hiện hành vi quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm. Tại điểm a khoản 5 Điều 45 LCT 2018 quy định về hành vi lơi kéo khách hàng bất chính, đó là đưa thơng tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng thơng qua hình thức quảng cáo.

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm cho hành vi này được áp dụng theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 71/2014/NĐ-CP, theo đó, mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định đối với hành vi lơi kéo khách hàng bất chính bằng hình thức quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm. Mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng; Vụ việc không cho biết qui mô quảng cáo có thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hay không, nên không thể xác định mức phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều 20 luật này; Công ty Panasonic phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 20 luật này.61

Qua hai vụ việc trên, nhìn chung hướng xử lý vụ việc tại thời điểm được điều chỉnh bởi LCT 2004 có những hạn chế, nhất là vụ việc thứ nhất, việc từ chối thụ lý hồ sơ của Cục Quản lý cạnh tranh sẽ gây ra tiền lệ xấu trong việc xử lý các hành vi

60 Xem: Khoản 4 Điều 28 của Nghị định 71/2014/NĐ-CP.

cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 5 LCT 2004 qui định về trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh khơng lành mạnh thì áp dụng quy định của luật này. Mặt khác, Cục Quản lý cạnh tranh đã nhận định là có dấu hiệu của hành vi quảng cáo nói xấu, so sánh, thế nhưng lại viện dẫn qui định về quảng cáo chứ không vận dụng quy định về cạnh tranh, do đó đã đẩy vụ việc sang Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý. Lý do dẫn đến việc này là do thiếu sự hướng dẫn cụ thể các quy định trong Luật cạnh tranh về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng. Nếu các vụ việc này xảy ra trong thời điểm hiện nay, Cục Cạnh tranh có thể có đủ cơ sở để tiến hành điều tra xử lý vụ việc. Tuy nhiên, cũng giống như LCT 2004, LCT 2018 cũng không quy định cụ thể như thế nào là hành vi quảng cáo đưa thơng tin gian dối, gây nhầm lẫn; chưa có hướng dẫn về tiêu chí xác định thiệt hại; cũng như biện pháp khắc phục hậu quả còn chung chung.

Kết luận chương 2

Thực tiễn thực hiện pháp luật cho thấy, hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khá phổ biến, được Cục Quản lý cạnh tranh (nay là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) phát hiện và xử lý đối với khá nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn.

Tuy nhiên, các hành vi này ngày càng phong phú và đa dạng, trong đó ngay cả những doanh nghiệp đã có tên tuổi trên thị trường trong nước và trên thế giới nhưng vẫn vi phạm và thậm chí cịn là vi phạm trong thời gian rất lâu trước khi bị người tiêu dùng phát hiện và tố cáo.

Nhưng từ các vụ việc trên thì các biện pháp xử lý chưa thực sự đủ mạnh để răn đe, ngăn ngừa. Bên cạnh đó, thẩm quyền xử lý các hành vi lơi kéo khách hàng bất chính thơng qua hoạt động quảng cáo được trao cho các cơ quan quản lý trong lĩnh

vực chun ngành do đó cịn chưa đảm bảo thống nhất trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Hệ thống quy phạm pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế và các quy phạm đạo đức kinh doanh, các quy tắc về tập quán thương mại, chuẩn mực đạo đức kinh doanh được coi là nguồn bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thông qua hoạt động quảng cáo ở việt nam hiện nay (Trang 66 - 75)