CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ
1.3 Quy trình quản lý và xử lý chất thải rắ ny tế
1.3.2 Thu gom chất thải rắ ny tế
1.3.2.1 Thu gom chất thải lây nhiễm:
Thu gom CTYT lây nhiễm được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về QLCTYT do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường. CTLN phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên CSYT. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm khơng bị rơi, rị rỉ chất thải trong quá trình thu gom. CSYT quy định tuyến đường và thời điểm thu gom CTLN phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong CSYT.
Đặc biệt, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên CSYT. Tần suất thu gom CTLN từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khn viên CSYT ít nhất 01 (một) lần/ngày. Đối với các CSYT có lượng CTLN phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom CTLN sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên CSYT hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng. Thời gian này đảm bảo mức độ an toàn cho phép đối với sự phát tán của vi khuẩn từ chất thải lây nhiễm vì trong CTLN chứa các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm như: Tụ cầu, HIV, viêm gan B… Chúng có thể xâm nhập qua cơ thể người thơng qua các hình thức qua da tại các vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da; qua các niêm mạc từ màng nhày; qua đường hơ hấp do hít phải. Đối với nhóm NVYT thường xun tiếp xúc với các CTLN thì có tỉ lệ mắc bệnh nội khoa cao hơn rõ rệt (điển hình như bệnh viêm phế quản, bệnh tiêu hóa, bệnh thần kinh, nhiễm trùng tiết niệu, thiếu máu) so với nhóm nhân viên khơng tiếp xúc11. Bên cạnh đó, nếu mơi trường nước và khơng khí bệnh viện bị ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm
17
khuẩn mắt cụ thể là 9,84% ở nhóm nhân viên thường xuyên tiếp xúc và 2,27% ở nhóm khơng tiếp xúc chất thải lây nhiễm12. Có sự liên quan giữa việc tiếp xúc với CTYT với thực trạng mắc bệnh viêm kẽ tay – chân, đau mắt, viêm mũi, tiêu chảy của người dân xung quanh khu vực bệnh viện13. Thời gian càng lâu thì việc bốc mùi hơi thối càng nặng từ môi trường thuận lợi cho việc sản sinh các vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, CTYT lây nhiễm có thể làm lan rộng các vi sinh vật kháng thuốc từ các CSYT ra môi trường.
1.3.2.2 Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm
Thu gom CTYT lây nhiễm được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về QLCTYT do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường. CTNH không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên CSYT. Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm khơng bị rị rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
1.3.2.3 Thu gom chất thải y tế thông thường
CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế và CTYT thơng thường khơng phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng. Đối với CTYT thơng thường phục vụ mục đích tái chế phân loại riêng nhằm mục đích hạn chế một lượng CTRYT ra môi trường đồng thời giúp tăng thêm tài chính trong việc bán cho các nhà thu mua phế liệu tái chế. Hoạt động tái chế chủ yếu được thực hiện bởi khu vực tư nhân khơng chính thức14. Thu gom các vật liệu tái chế chủ yếu là chất thải bao bì, thường được
12 Trần Thị Minh Tâm, 2007, Thực trạng mắc bệnh viêm kẽ tay – chân, đau mắt, viêm mũi, tiêu chảy của người dân xung quanh khu vực bệnh viện
13 Trần Thị Minh Tâm, 2007, Thực trạng mắc bệnh viêm kẽ tay – chân, đau mắt, viêm mũi, tiêu chảy của người dân xung quanh khu vực bệnh viện
18
thực hiện bởi khu vực khơng chính thức trước khi chất thải đi vào kênh thu gom chính thức. Một số nguyên liệu được phân loại tại nguồn và các phần khác được cơng nhân thu gom phân loại trong q trình thu gom và vận chuyển. Người bn bán thu mua từ những người gom rác thải khơng chính thức và trong một số trường hợp từ khu vực chính thức (URENCO). Những người thu gom rác thải khơng chính thức này phân loại, đóng kiện và bán sản phẩm cho ngành công nghiệp chế biến. Việc chế biến các vật liệu tái chế phần lớn được thực hiện ở các làng nghề mà khơng có giám sát hoạt động phù hợp. Những hoạt động này sẽ dẫn đến ô nhiễm đáng kể khơng khí, nước và đất và các mối nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe người lao động. Đồng thời làng nghề giúp cung cấp việc làm đáng kể.