Giảm thiểu chất thải y tế và quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ

1.6 Giảm thiểu chất thải y tế và quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục

mục đích tái chế

1.6.1 Giảm thiểu chất thải y tế

CSYT phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTYT theo thứ tự ưu tiên 23. Các chính sách giảm thiểu, tái chế và thay thế cần được xem xét như vấn

23 Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế.

28

đề ưu tiên vì giúp làm giảm chất thải phát sinh vào môi trường. Một số quốc gia hiện đang áp dụng lệnh cấm đối với một số loại nhựa sử dụng một lần hoặc áp dụng các hệ thống trả lại tiền đặt cọc để tránh rác thải nhựa đi vào môi trường. Kenya đã áp dụng lệnh cấm sử dụng túi nilon, California đang đề xuất cấm sử dụng ống hút bằng nhựa trừ phi khách hàng yêu cầu. Ấn độ đang xây dựng quy định về nhựa sử dụng một lần. Tại hội nghị G7 gần đây ở Canada, năm trong số 7 nhà lãnh đạo đồng ý với điều lệ nhựa đại dương. Tập trung vào chống ơ nhiễm và có thể tái chế tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và xây dựng cơ sở hả tầng tái chế hướng tới các công nghệ bền vững hơn24.

1.6.2 Quản lý chất thải y tế thơng thường phục vụ mục đích tái chế

QLCTYT thơng thường phục vụ mục đích tái chế được hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài ngun và Mơi trường ban hành, theo đó chỉ được phép tái chế CTYT thông thường và CTLN sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như CTYT thông thường25; Không được sử dụng vật liệu tái chế từ CTYT để sản xuất các đồ dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm. CTLN sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như CTYT thơng thường. Để phục vụ mục đích tái chế, CSYT phải thực hiện 26

Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.

24 Thơng tin tổng hợp từ Nhóm chun gia Mơi trường cao cấp của Ngân hàng thế giới

25 Khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015

26 Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín và có biểu tượng chất thải tái chế

Ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải phục vụ mục đích tái chế theo mẫu Bảng 1.3 Danh mục chất thải y tế thơng thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế Thơng tư liên tịch số 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015

29

1.7 Tác hại của chất thải y tế và ảnh hưởng của chất thải y tế 1.7.1 Tác hại của chất thải y tế

1.7.1.1 Tác hại của chất thải lây nhiễm

CTLN có thể chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các đường như vết thương hở, tiêu hóa học do hít phải. Trong đó, sự lây nhiễm HIV và viêm gan virut B và C là thường gặp nhất, thơng qua bơm kim tiêm cịn dính máu người.

CTLN cịn được quy cho là một trong những nguyên nhân gây ra sự kháng thuốc của một số chuẩn vi khuẩn. Sự tồn tại và lây nhiễm của các vi khuẩn có trong CTYT gây ra những khó khăn trong việc sử dụng đúng phát đồ điều trị cho loại vi khuẩn đó khi mà sự kháng thuốc đã tăng lên.

CTLN sắc nhọn được xếp vào loại A vì chúng có thể gây ra nguy hại gấp đôi đối với người tiếp xúc. Không chỉ gây ra các vết xước hay vết cắt, khả năng nhiễm khuẩn thông qua các vết thương này cùng rất lớn. Các loại kim tiêm dưới da là chất thải nguy hiểm nhất trong nhóm này vì nó thường bị dính lẫn máu của người bệnh.

Bệnh lây nhiễm Tác nhân gây bệnh Đường lây nhiễm Đường tiêu hóa Salmonella, Shigella spp,

Vibriocholerae

Phân, nơn ói

Đường hơ hấp Mycobacterium tuberculosis Streptococcus pneumoniae

Nước bọt, đường thở

AIDS HIV Máu, quan hệ tình dục

Da Streptococcus spp Mủ vết thương

Bệnh than Bacillus anthracis Tiếp xúc qua da

Viêm màn não Neisseria meningtidis Dịch não tủy

Viêm gan virút A Viêm gan virút A Phân

30

Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật 6 tháng đầu năm 2019 tại tỉnh Bình Thuận về các bệnh truyền nhiễm có đến 1.410 ca mắc bệnh Sốt xuất huyết tăng 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2018 là 368 ca, số ca nặng là 16 ca, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ là 6 ca, trong đó có 01 trường hợp tử vong tại huyện Tánh Linh. Số ổ dịch là 113 tăng 2,5 lần so với cùng kỳ là 32 ổ dịch. Số bệnh nhân mắc bệnh Sốt rét là 106 ca tăng 100% so với cùng kỳ năm 2018 là 53 ca, tập trung tại huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh. Nghi sởi 291 ca, tăng 41,6 lần so với cùng kỳ năm 2018 là 7 ca. Bệnh Tay chân miệng số mắc 161 ca.

Tính từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/6/2019 tại các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh đã phát hiện 36 trường hợp nhiễm HIV mới có địa chỉ tại tỉnh Bình Thuận (trong đó nam: 16, nữ: 08), tích lũy 1.444 (trong đó nam: 965, nữ:479); chuyển AIDS: 21 (trong đó nam: 16, nữ: 05) tích lũy: 1020 (nam: 709, nữ: 311); tử vong mới: 04 (01 tại Phan Thiết, 01 tại Lagi, 02 tại Tuy Phong). Số nhiễm HIV mới không gia tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn còn tiềm ẩn trong cộng đồng, nhất là nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục27.

1.7.1.2 Tác hại của chất thải hóa học và thuốc

Rất nhiều chất thải hóa học và thuốc là có hại. Các chất thải này thường chỉ có một lượng nhỏ trong CTYT, lượng lớn hơn có thể tìm thấy ở các loại hóa chất đã hết hạn sử dụng được thải ra ngồi mơi trường. Chúng có thể gây ra sự nhiễm độc cấp tính hay mạn tính, thơng qua da, niêm mạc, đường thở hoặc đường tiêu hóa. Tổn thương thường gặp nhiều nhất là bỏng.

Các chất tẩy rửa là loại quan trọng nhất trong nhóm này.Chúng được sử dụng rộng rải và thường gây ăn mòn. Các kim loại nặng, các chất gây độc tế bào từ các CTYT có thể dần dần lâu ngày ảnh hưởng xấu đến những người thường xuyên tiếp xúc với chúng.

27 Trung tâm kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Thuận, 2019, Báo cáo số liệu thống kê tình hình KBCB 6 tháng đầu năm 2019

31

Thuốc Tác động trên da

Methotrexate Nhạy cảm ánh sáng, đổi sắc tố da, phát ban, rụng tóc

5-Fluoro uracil Phát ban, ban đỏ nhiều hình dạng Bleomycin Đổi sắc tố da, ban đỏ nhiều hình dạng Vinblastine Nhạy cảm ánh sang, phát ban, rụng tóc

Cyclophosphamide Thay đổi móng tay, chân, đổi sắc tố da, phát ban, rụng tóc

Asparaginase Mày đây, phát ban

1.7.1.3 Tác hại của chất thải phóng xạ

Các dạng bệnh gây ra bởi các chất phóng xạ tùy thuộc vào loại và mức độ lan tràn của chúng, có thể làm đau đầu chóng mặt và nơn ói hoặc những triệu chứng nặng hơn. Các chất thải phóng xạ cũng như chất thải hóa học có thể mang tính di truyền và ảnh hưởng đến thế hệ sau. Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp một cộng đồng dân cư cùng mắc một chứng bệnh vì sự thải ra của các chất phóng xạ độc hại từ các cơ sở y tế gần đó.

1.7.1.4 Tác hại của nước thải y tế

Nước thải từ các CSYT, là nơi “cung cấp” các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thơng qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống…

32

1.7.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế

1.7.2.1 Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường

Khi CTYT không được sử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt khơng đúng quy định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí. Sự ơ nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.

Ảnh hưởng tới môi trường đất và nước: Trong rác thải y tế sinh ra từ các hoạt động chun mơn, thường có chứa các mầm bệnh, các loại vi khuẩn, ký sinh trùng…; nếu không được sử lý đúng quy định thì khả năng phát tán vào mơi trường rất cao, các mầm bệnh này có khả năng tồn lưu lâu trong mơi trường đất, sau đó sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người qua da, hô hấp, ăn uống rồi gây bệnh hoặc xâm nhập vào môi trường nước gây ô nhiễm cho môi trường nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm, và sẽ tiếp tục gây bệnh cho con người.

Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, CTYT cịn tác động mơi trường khơng khí: gây ra mùi hôi thối nếu CTLN được lưu giữ không đúng theo quy định, hay lưu giữ quá lâu. Bên cạnh đó, bụi khói sinh ra cho việc đốt rác bằng các lị đốt thủ cơng, bao gồm cả các khí độc như đioxin, CO… sẽ gây ơ nhiễm tới mơi trường khơng khí.

1.7.2.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe con người

Việc tiếp xúc với các CTYT có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong CTYT có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn….CTYT nếu khơng được xử lý tốt, khi ra ngồi mơi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra những bệnh dịch lớn trong cộng đồng.

Những người có nguy cơ lây nhiễm cao: Những người có nguy cơ bị bệnh do CTYT là những cá nhân thường xuyên tiếp xúc với chúng. Họ thường nằm trong các nhóm sau: Bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc sức khỏe và các nhân viên trong bệnh viện; Bệnh nhân của các bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe;

33

Khách hay người nhà tới bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe; Nhân viên trong các dịch vụ hỗ trợ cho bệnh viện, Trung tâm châm sóc sức khỏe như giặt ủi, vận chuyển và xử lý chất thải; Nhân viên làm việc ở những thiết bị xử lý chất thải như hố tiêu hủy hay lò đốt chất thải.

34

Tiểu Kết Chương 1

CSYT là nơi phát sinh lượng lớn CTYT mỗi ngày bao gồm chất thải rắn, lỏng và khí. Đặc điểm của chất thải từ CSYT có loại mang theo rất nhiều vi sinh vật gây bệnh như CTLN hay độc chất như chất thải hoá học nguy hại. Chính vì vậy, việc xử lý đúng cách chất thải tại CSYT là rất cần thiết để làm giảm khả năng lan truyền vi sinh vật gây bệnh, độc chất ra môi trường. Trong thời gian qua, các CSYT đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác QLCT, góp phần thực hiện tốt cơng tác bảo vệ môi trường trong ngành y tế. Tuy nhiên, cơng tác QLCTYT nói riêng và quản lý mơi trường nói chung tại các bệnh viện vẫn đang bộc lộ một số bất cập. QLCT ở Việt Nam có đặc điểm khá hạn chế trong việc thu gom, xử lý và tiêu hủy đối với hầu hết tất cả các loại chất thải.

35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

2.1 Tổng quan về chất thải y tế

2.1.1 Tình hình chung trên thế giới

Theo các báo cáo thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khối lượng CTYT phát sinh có sự khác nhau giữa từng khu vực, từng quốc gia và từng CSYT trong mỗi quốc gia đó, tùy vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Năm 2007, tổng khối lượng CTYT trung bình phát sinh từ bệnh viện của một số quốc gia như Hoa kỳ là 3-6 kg/giường bệnh/ngày trong đó có khoảng 1,3 kg là CTYT lây nhiễm; Kuwait là hơn 8 kg/giường/ngày trong đó có 2,2 kg CTYT lây nhiễm; Ấn Độ 0,2-2,5 kg/giường/ngày trong đó có 0,3 kg là CTYT lây nhiễm; hay Philippines có tổng khối lượng CTYT trung bình trong một ngày là 1,8 kg/giường bệnh và có 0,2 kg là CTYT lây nhiễm28. Như vậy có thể thấy rằng các quốc gia phát triển có khối lượng CTYT phát sinh lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển.

Về khâu xử lý CTYT, cũng có thể thấy sự chệnh lệch về công nghệ xử lý CTYT một cách rõ ràng. Các quốc gia phát triển đã sử dụng phương pháp thiêu đốt từ rất lâu trước đây, hiện nay đã và đang dần tiến hành loại bỏ gần hết phương pháp này do sự nguy hại của khí thải phát sinh trong q trình đốt CTYT và chuyển sang sử dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường. Trong khi đó, các quốc gia kém phát triển hơn lại chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu đốt để xử lý CTYT. Chẳng hạn như, năm 1984 Đức có hơn 550 lò đốt CTYT trên khắp cả nước và Chính phủ Đức đã cho đóng cửa tồn bộ các lò đốt tại các bệnh viện nhỏ vào năm 2002, chỉ còn một số lị đốt tập trung với quy mơ lớn cịn hoạt động cho đến hiện nay; hay ở Mỹ đã giảm hơn 2000 lò đốt CTYT trong vòng 15 năm kể từ 1995 đến 2010. Để giảm thiểu phương pháp thiêu đốt gây ô nhiễm môi trường các quốc gia

28 WHO, 2013, Safe management of wastes from health-care activities, tr.3,

36

phát triển đã tăng cường sử dụng nhiều loại công nghệ không đốt hơn để xử lý CTYT như khử khuẩn bằng hơi nước (lò hấp), khử khuẩn bằng cơng nghệ vi sóng, khử khuẩn bằng hóa chất, cơng nghệ tan chảy hay plasma. Cơng nghệ lị hấp được các bệnh viện trên thế giới sử dụng để khử khuẩn vật liệu nuôi cấy vi sinh vật (xử lý sơ bộ CTLN) trong khoa xét nghiệm từ những năm 197029 cho đến nay.

2.1.2 Tình hình chung tại Việt Nam

2.1.2.1 Chất thải rắn y tế

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế năm 2010, trên cả nước hiện có 13.640 cơ sở KBCB các loại bao gồm: 1.263 cơ sở KBCB thuộc tuyến trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, bệnh viện chuyên ngành và bệnh viện tư nhân; 1.016 CSYT dự phòng từ trung ương đến địa phương; 77 cơ sở đào tạo chuyên ngành y dược; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế cấp xã (phường); với tổng số 219.800 giường bệnh. Với số lượng giường bệnh lớn như vậy thì số lượng CTYT phát sinh hằng ngày trên tồn quốc là rất nhiều. Tổng lượng phát sinh chất thải từ các CSYT trên cả nước vào năm 2005 là khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40 – 50 tấn CTYT nguy hại, chiếm khoảng 14 – 16%. Đến năm 2008, con số này tăng lên 490 tấn/ngày, số lượng CTYT nguy hại là 60 – 70 tấn, gấp hơn 1,6 lần trong vịng ba năm30. Nếu chỉ tính riêng 36 bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, tổng số lượng CTYT phát sinh vào năm 2009 trong một ngày là 31,68 tấn, trung bình cứ một giường bệnh thải ra 1,53 kg/ngày; bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) có lượng CTYT phát sinh cao nhất tính theo giường bệnh 3,72 kg/giường/ngày và thấp nhất là bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với 0,01 kg/giường/ngày31. Và những con số về khối lượng CTYT sẽ vẫn còn tăng cao trong những năm tiếp theo.

29 Lê Minh Sang (2016), “Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý chất thải y tế”, Tạp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)