Tổng quan về chất thải y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ

2.1 Tổng quan về chất thải y tế

2.1.1 Tình hình chung trên thế giới

Theo các báo cáo thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khối lượng CTYT phát sinh có sự khác nhau giữa từng khu vực, từng quốc gia và từng CSYT trong mỗi quốc gia đó, tùy vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Năm 2007, tổng khối lượng CTYT trung bình phát sinh từ bệnh viện của một số quốc gia như Hoa kỳ là 3-6 kg/giường bệnh/ngày trong đó có khoảng 1,3 kg là CTYT lây nhiễm; Kuwait là hơn 8 kg/giường/ngày trong đó có 2,2 kg CTYT lây nhiễm; Ấn Độ 0,2-2,5 kg/giường/ngày trong đó có 0,3 kg là CTYT lây nhiễm; hay Philippines có tổng khối lượng CTYT trung bình trong một ngày là 1,8 kg/giường bệnh và có 0,2 kg là CTYT lây nhiễm28. Như vậy có thể thấy rằng các quốc gia phát triển có khối lượng CTYT phát sinh lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển.

Về khâu xử lý CTYT, cũng có thể thấy sự chệnh lệch về công nghệ xử lý CTYT một cách rõ ràng. Các quốc gia phát triển đã sử dụng phương pháp thiêu đốt từ rất lâu trước đây, hiện nay đã và đang dần tiến hành loại bỏ gần hết phương pháp này do sự nguy hại của khí thải phát sinh trong q trình đốt CTYT và chuyển sang sử dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Trong khi đó, các quốc gia kém phát triển hơn lại chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu đốt để xử lý CTYT. Chẳng hạn như, năm 1984 Đức có hơn 550 lò đốt CTYT trên khắp cả nước và Chính phủ Đức đã cho đóng cửa tồn bộ các lị đốt tại các bệnh viện nhỏ vào năm 2002, chỉ còn một số lị đốt tập trung với quy mơ lớn cịn hoạt động cho đến hiện nay; hay ở Mỹ đã giảm hơn 2000 lò đốt CTYT trong vòng 15 năm kể từ 1995 đến 2010. Để giảm thiểu phương pháp thiêu đốt gây ô nhiễm môi trường các quốc gia

28 WHO, 2013, Safe management of wastes from health-care activities, tr.3,

36

phát triển đã tăng cường sử dụng nhiều loại công nghệ không đốt hơn để xử lý CTYT như khử khuẩn bằng hơi nước (lị hấp), khử khuẩn bằng cơng nghệ vi sóng, khử khuẩn bằng hóa chất, cơng nghệ tan chảy hay plasma. Cơng nghệ lị hấp được các bệnh viện trên thế giới sử dụng để khử khuẩn vật liệu nuôi cấy vi sinh vật (xử lý sơ bộ CTLN) trong khoa xét nghiệm từ những năm 197029 cho đến nay.

2.1.2 Tình hình chung tại Việt Nam

2.1.2.1 Chất thải rắn y tế

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế năm 2010, trên cả nước hiện có 13.640 cơ sở KBCB các loại bao gồm: 1.263 cơ sở KBCB thuộc tuyến trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, bệnh viện chuyên ngành và bệnh viện tư nhân; 1.016 CSYT dự phòng từ trung ương đến địa phương; 77 cơ sở đào tạo chuyên ngành y dược; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế cấp xã (phường); với tổng số 219.800 giường bệnh. Với số lượng giường bệnh lớn như vậy thì số lượng CTYT phát sinh hằng ngày trên toàn quốc là rất nhiều. Tổng lượng phát sinh chất thải từ các CSYT trên cả nước vào năm 2005 là khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40 – 50 tấn CTYT nguy hại, chiếm khoảng 14 – 16%. Đến năm 2008, con số này tăng lên 490 tấn/ngày, số lượng CTYT nguy hại là 60 – 70 tấn, gấp hơn 1,6 lần trong vòng ba năm30. Nếu chỉ tính riêng 36 bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, tổng số lượng CTYT phát sinh vào năm 2009 trong một ngày là 31,68 tấn, trung bình cứ một giường bệnh thải ra 1,53 kg/ngày; bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) có lượng CTYT phát sinh cao nhất tính theo giường bệnh 3,72 kg/giường/ngày và thấp nhất là bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với 0,01 kg/giường/ngày31. Và những con số về khối lượng CTYT sẽ vẫn còn tăng cao trong những năm tiếp theo.

29 Lê Minh Sang (2016), “Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý chất thải y tế”, Tạp

chí Mơi trường số 5/2016, http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Kinh-nghi%E1%BB%87m-

c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-qu%E1%BB%91c-gia-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF- gi%E1%BB%9Bi-trong-qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD-ch%E1%BA%A5t-th%E1%BA%A3i-y-

t%E1%BA%BF-41225 truy cập ngày 02/10/2019.

30 Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010, Báo cáo môi trường quốc gia 2010 - Tổng quan môi trường Việt

37

Biểu đồ 2.1: Sự gia tăng CTYT của một số địa phương giai đoạn 2005 – 2009 (đơn vị: tấn)

Nguồn: Sở TN&MT các địa phương (2010)32

Lượng CTRYT phát sinh trong ngày là khác nhau giữa các bệnh viện và tùy thuộc vào số giường bệnh, số bệnh nhân, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các hoạt động chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện.

Bảng 2.1: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện

Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế (2009)33

32 Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011, Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn, Hà Nội, tr.87.

38

CTRYT nguy hại cũng có sự chênh lệnh về số lượng phát sinh giữa các địa phương, tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Nếu tính theo bảy vùng kinh tế trên cả nước (trong đó vùng Đơng Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ được gộp chung), Đông Nam Bộ có lượng CTYT nguy hại lớn nhất (32%), với tổng số lượng là10.502,8 tấn/năm, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (21%). Danh sách mười tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có lượng CTTY nguy hại lớn nhất (> 500 tấn/năm) theo thứ tự là: TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hịa, Thừa Thiên Huế, An Giang, Cần Thơ34.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phát sinh CTYT nguy hại của bảy vùng kinh tế

Nguồn: Cục Khám chữa bệnh, BộY tế; Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông

thôn, Bộ Xây dựng (2010)35

Công tác thu gom, phân loại CTRYT cũng đã được các CSYT từ trung ương đến địa phương quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo quy định. Có 95,6% bệnh viện trên cả nước đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn36. CTRYT phát sinh từ các CSKCB thuộc sự quản lý của Bộ Y tế hầu như đều được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ tập

34 Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011, Báo cáo môi trường quốc gia 2011 - Chất thải rắn, Hà Nội, tr.85.

39

trung sau đó được tiêu hủy tại các lị đốt chất thải rắn bên trong CSYT hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa phương nơi CSYT đó đang hoạt động. Còn tại các CSYT địa phương do cấp Sở quản lý, công tác công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTRYT vẫn chưa được chú trọng, đặc biệt là phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn.

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường năm 2010, mới chỉ có khoảng 68% CTYT nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn, 32% chưa đạt còn lại phát sinh chủ yếu ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. CTRYT thơng thường do Công ty Môi trường đô thị tại các tỉnh, thành phố thu gom, xử lý và tái chế theo quy định. Đối với CTRYT nguy hại chủ yếu được xử lý bằng phương pháp sử dụng lò đốt chuyên dụng. Tại khu vực Đồng bằng sơng Hồng đã có 98 cơ sở KBCB cấp địa phương có trang bị lị đốt CTRYT, hiếm 40% trên tổng số cơ sở KBCB cấp địa phương của toàn khu vực, trong đó có 63(64%) lò đốt còn hoạt động tốt. Những CSYT chưa được trang bị lị đốt, hoặc lị đốt khơng hoạt động, CTRYT nguy hại sẽ được xử lý tập trung tại các cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung của địa phương. Tuy nhiên, việc sử dụng lị đốt lại có nhiều mặt hạn chế như chi phí đầu tư, hiệu suất vận hành, chi phí xử lý khí thải quá lớn, khí thải khi khơng được xử lý đúng quy trình sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở một số tỉnh, thành phố lớn đã áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường hơn để xử lý CTYT như công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm, cơng nghệ lị vi sóng nhưng vẫn cịn chưa được sử dụng rộng rãi trên cả nước.

2.1.2.2 Nước thải y tế

Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế năm 2015, lượng nước thải y tế phát sinh trên phạm vi cả nước là khoảng 125.000 m³/ngày đêm. Tính riêng tại Hà Nội, cứ một CSKCB do Bộ Y tế quản lý thì thải ra 1.542 m3/ngày đêm, cơ sở KBCB do Bộ, ngành khác quản lý thải ra 1.016 m3/ngày đêm, CSYT tại địa phương thuộc Sở Y tế là 4.785 m3/ngày đêm. Hiện nay, những bệnh viện của Bộ Y tế hầu hết đều đã hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện ngay trong khuôn viên bệnh viện; ngoài ra một số bệnh viện lớn tuyến trung ương cịn có một hệ thống xử lý NVYT

40

tập trung tại bệnh viện Bạch Mai, hệ thống này đảm nhận thu gom và xử lý NVYT cho một cụm các bệnh viện lân cận bệnh viện Bạch Mai bao gồm: bệnh viện bệnh viện Lão Khoa, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, bệnh viện Nhiệt đới và bệnh viện Da liễu. Còn ở các CSYT địa phương, mới chỉ có 81,4% bệnh viện cấp tỉnh và 71,7% bệnh viện cấp huyện có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn. Nhưng nhiều hệ thống xử lý nước thải trong số đó đã cũ, xuống cấp do số lượng bệnh nhân tăng cao, do khơng được bảo trì thường xun hay khơng đủ kinh phí để sửa chữa dẫn đến nước thải đầu ra không đạt các yêu cầu theo quy chuẩn kỹ thuật37.

2.1.3 Thực trạng về quá trình quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Khối lượng CTNH hàng năm ở tỉnh Bình Thuận khoảng 1000 tấn. Phần lớn CTNH được thải ra từ ngành cơng nghiệp dầu khí là 550 tấn/năm cịn ngành điện đang thải ra khối lượng lớn thứ hai là 210 tấn/năm. Khối lượng CTNH từ ngành y tế chiếm 16% khối lượng CTNH hàng năm ở tỉnh Bình Thuận và đạt 158 tấn/năm38. Phương tiện cho việc xử lý và vận chuyển còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế QLCTYT. Hệ thống xử lý chất thải ở nhiều bệnh viện đã xuống cấp, cần được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với quy mơ phát triển phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường. Các bệnh viện có hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTYT nguy hại với các Công ty có giấy phép xử lý CTNH do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp. Hợp đồng thu gom của các CSYT với công ty thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH tần suất là 2 lần/năm điều này nói lên việc CSYT khơng thực hiện đúng theo quy định của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 201539. Trong năm 2018 đến tháng 7 năm 2019 chưa có CSYT nào bị xử lý về hành vi gây ô nhiễm môi trường

37 Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 – Chuyên đề: Môi

trường đô thị, Hà Nội, tr.55.

38 Hội Luật Gia Việt Nam, Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy

hại: Các phương án và hành động, NXB Hồng Đức, 2018.

41

do CTYT. Trong khi đó, các CSYT thực hiện các quy trình từ khâu thu gom, xử lý đến vận chuyển vẫn còn đang hạn chế chưa đạt yêu cầu theo quy định hướng dẫn của các Thông tư, Nghị định. Hiện nay, lượng CTNH phát sinh hàng năm ở Bình Thuận không lớn và hàng năm không đủ để thành lập một cơ sở xử lý CTNH tại tỉnh Bình Thuận. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận là bệnh viện hạng II, số lượng người khám bệnh nội trú khá đông. Hàng quý, số lượng chất thải thông thường là 76,118 kg, và số lượng CTNH lây nhiễm là 13,462 kg với một lượng CTYT phát sinh như vậy trong một thời gian dài mà khơng có thiết bị xử lý, thêm vào đó là khâu lưu giữ CTYT nguy hại với thời gian không đúng quy định40. Năm 2005, Bệnh viện đa khoa Bình Thuận (mới) bắt đầu hoạt động, quy mơ 500 giường bệnh; có lị đốt CTYT phát sinh trước khi thải ra môi trường với công suất 50 kg/mẻ/3 giờ; hệ thống xử lý nước thải công suất 300 m3/ngày đêm. Theo thời gian, số giường bệnh tăng thêm 350 giường, nâng tổng số hiện nay 850 giường bệnh; đi cùng là lượng chất thải phát sinh cũng tăng thêm. Chẳng hạn, khối lượng CTRYT nguy hại lây nhiễm trung bình 160 kg/ngày; chưa kể một số loại chất thải khác như: chất thải rắn thông thường, CTNH không lây nhiễm… Riêng nước thải y tế dao động gần 400 m3/ ngày đêm. Sau thời gian sử dụng, lò đốt rác xuống cấp, khói thải ra mơi trường chưa đúng quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nhiều lần sửa chữa và đã ngừng hoạt động từ tháng 10/2014, CTYT được lưu giữ vượt thời gian quy định mới vận chuyển đi xử lý, do đó nguy cơ lây nhiễm ra môi trường rất cao. Bệnh viện đã hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTYT nguy hại lây nhiễm với kinh phí 1,2 tỷ đồng/năm 41.

Bệnh viện đa khoa Bình Thuận tiếp nhận dự án “Hỗ trợ xử lý CTYT từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới với máy xử lý CTRYT lây nhiễm bằng công nghệ cắt, hấp khử trùng thân thiện với môi trường, hệ thống xử lý nước thải 200 m3/ngày đêm (trên khu đất rộng 1.814,1 m2 do UBND tỉnh cấp). Tổng số vốn đầu tư hơn 17

40 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, 2019, Báo cáo quý II về chất thải y tế

41 Trang Hiếu, Bệnh viện đa khoa Bình Thuận: Xử lý chất thải y tế thân thiện môi trường. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019 tại http://www.baobinhthuan.com.vn/doi-song/benh-vien-da-khoa-binh-thuan-xu-ly-chat- thai-y-te-than-thien-moi-truong-112653.html

42

tỷ đồng. Dự án bắt đầu khởi động từ năm 2013, đến nay cơ bản hoàn thành và dự kiến sẽ được kiểm định độc lập đầu ra và đi vào hoạt động vào tháng 12/2018. Bên cạnh đó, lượng rác thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, trung tâm khác trong cụm (Trung tâm Y tế Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền - phục hồi chức năng…) cũng đưa về đây xử lý theo mơ hình cụm.Hệ thống xử lý CTYT nguy hại lây nhiễm bằng công nghệ cắt, hấp khử trùng thân thiện với môi trường thay cho cơng nghệ lị đốt xả khói ra mơi trường trước kia mang lại nhiều lợi ích như giảm chi phí xử lý CTYT cho các cơ sở y tế tại Phan Thiết và Trung tâm Y tế Hàm Thuận Bắc; đạt các tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy định và hướng tới cơ sở y tế “xanh - sạch - đẹp”42.

Bệnh viện là mơi trường làm việc có nguy cơ rủi ro về sức khỏe và mất an toàn do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với yếu tố lây nhiễm. Trong công tác QLCTYT, có thể thấy các nguy cơ, rủi ro mất an toàn cụ thể như sau: Nguy cơ rủi ro mất an toàn từ CTLN: Gây tổn thương do vật sắc nhọn và nguy cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)