Thiếu yêu cầu về chứng nhận tập huấn QLCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 59 - 65)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ

2.3 Những khó khăn trong q trình quản lý chất thải y tế

2.3.3 Thiếu yêu cầu về chứng nhận tập huấn QLCT

QLCTYT khơng đúng hiện nay là vấn đề nóng bỏng tại nước ta, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của con người và môi trường. Việc đánh giá kiến thức và thực hành của NVYT về QLCTYT và hiệu quả của việc QLCT tại các Bệnh viện trong tỉnh Bình Thuận sẽ giúp cho NVYT biết được thực trạng QLCTYT tại CSYT của mình để từ đó có chiến lược thay đổi thái độ và hành vi trong QLCTYT, hướng tới nâng cao mơi trường an tồn cho người bệnh nằm viện cũng như bản thân và cộng đồng. Vì vậy trang bị kiến thức tập huấn là nhu cầu cần thiết.

Với tổng số 415 đối tượng khảo sát là NVYT bệnh viện tham gia vào nghiên cứu, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 26 - 36 tuổi (39.8%), thấp nhất là 21 tuổi và cao nhất là 59 tuổi, tuổi trung bình là 38.2 ± 9.7. Về giới tính, nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam (61.2% và 39,8%). Về thâm niên cơng tác, đối tượng nghiên cứu có thời gian làm việc từ 6 - 10 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (26%), kế đến là nhóm đối tượng 11 - 20 năm ( 25.5%), > 20 năm (22.2%), 1 - 5 năm (19.5%), thấp nhất < 1 năm (6.7%). Về nghề nghiêp của đối tượng nghiên cứu, Điều dưỡng - Nữ hộ sinh chiếm tỉ lệ cao nhất (60%). Tỉ lệ này phù hợp với nhiều nghiên cứu và đặc biệt phù hợp với tình hình nhân lực của bệnh viện hiện nay. Tỉ lệ Bác sĩ chỉ chiếm 11.8%, Kỹ thuật viên chiếm 11.1% và Hộ lý 17,31%. Kết quả cũng phản ảnh được trong quá trình làm việc, các đối tượng nghiên cứu đã bị phơi nhiễm với vật sắc nhọn là 6.3%, phơi nhiễm với máu và dịch tiết là 6.5%. Về công tác đào tạo tập huấn thuộc lĩnh vực QLCTYT, có 72.8% đối tượng được tập huấn trong thời gian làm việc tại bệnh viện.

50

Kiến thức về QLCTYT Trước can thiệp (%) Sau can thiệp (%)

Yếu TB Khá Tốt Yếu TB Khá Tốt

Kiến thức cơ bản về

CTYT 16.3 38.8 20.4 24.5 0 2 2 95.9

Kiến thức các quy định

chung về QLCTYT 4.1 6.1 36.7 53.1 0 6.1 4.1 89.8 Kiến thức về giảm thiểu

CTYT 0 2 22.4 75.5 0 0 2 98

Kiến thức về mã màu, dán nhãn và tiêu chuẩn túi, thùng đựng CTYT

20.4 18.4 38.8 23 2 4.1 4.1 89.7

Kiến thức về quy trình phân loại và thu gom CTYT trong khoa phòng

8.2 24.5 26.5 40.8 0 2 4.1 93.9

Kiến thức về đánh giá sự cố và an toàn trong lao động

24.5 32.7 10.2 32.6 2 0 2 95.9

Bảng 2.2 Kiến thức về QLCTYTcủa đối tượng bác sĩ

Theo kết quả từ bảng 2.2 trên, tình hình kiến thức về QLCTYT của NVYT chưa được chú trọng. Các nhóm đối tượng bác sĩ, điều dưỡng - nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý đều có điểm hạn chế ở kiến thức cơ bản về CTYT; kiến thức về mã màu, dán nhãn và tiêu chuẩn túi, thùng đựng CTYT; kiến thức về đánh giá sự cố và an toàn trong lao động. Nhiều NVYT vẫn còn chưa hiểu và phân loại đúng CTYT, còn nhầm lẫn màu của thùng, túi đựng CTYT. Tình trạng chưa xử lý đúng khi có sự đổ tràn CTYT ra ngồi mơi trường, chưa thực hiện vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với CTYT. Khi có sự cố về an tồn CTYT xảy ra, NVYT vẫn chưa biết quy trình báo cáo các cấp. Ngồi ra, bãi lưu giữ CTYT thơng thường tại bệnh viện chưa được thiết kế đúng, nền nhà thấp, đọng nhiều nước, khơng có cửa kín, thiếu ánh sáng. Phương tiện đựng rác chưa được trang bị đầy đủ, khơng có nhân viên chuyên trách vệ sinh quản lý tồn thời gian. Chính vì điều này, tình trạng bỏ rác

51

bừa bãi trên nền nhà rất nhiều, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, là nơi cho nhiều côn trùng sinh sống (chuột, giòi, kiến...). Nhân viên vận chuyển thì khơng trang bị phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc, chỉ mang với tính cách đối phó.

Từ kết quả nghiên cứu của chúng tơi và kết quả của các nghiên cứu43, chúng ta có thể thấy rằng, tỉ lệ kiến thức về QLCTYT trong bệnh viện của tỉnh tôi thấp hơn so với các nghiên cứu bạn. Điều này cũng có thể lý giải rằng, suốt trong một thời gian dài, NVYT không được tập huấn và đào tạo về QLCTYT. Bên cạnh đó, ngân sách đầu tư cho QLCTYT trong bệnh viện thấp. Năm 2017, các bệnh viện cũng có một lị đốt CTYT lây nhiễm, nhưng do sản phẩm sau đốt quá nhiều độc hại, nhiều khói độc và nhiều mùi hơi phát sinh, nên lị ngưng hoạt động44.

Theo kết quả từ biểu đồ 2.3, trước can thiệp, tỉ lệ tuân thủ thực hành của các đối tượng được xếp loại ở mức tốt và khá < 40%. Riêng đối tượng Hộ lý, xếp loại yếu chiếm tỉ lệ cao hơn các đối tượng khác (19,8%). Điều này, chúng ta có thể thấy rằng, đối tượng Hộ lý là đối tượng tiếp xúc nhiều với công tác QLCTYT tại bệnh viện. Từ khâu phân loại - thu gom - lưu giữ - vận chuyển - xử lý trực tiếp khi có sự đổ tràn CTYT trong bệnh viện. Thế nhưng nhân lực Hộ lý lại không ổn định. Họ làm một thời gian rồi nghỉ việc lại phải thay thế Hộ lý khác. Những Hộ lý mới về lại thiếu được đào tạo, tập huấn kiến thức QLCTYT, nên đối tượng Hộ lý có tỉ lệ thực hành xếp mức yếu nhất. Các đối tượng khác do không thực sự chú trọng về

43 Trong nghiên cứu của tác giả Dương Duy Quang, 2015, Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán, tỉ lệ NVYT có kiến thức về phân loại CTYT trong bệnh viện rất cao (91,5%), có kiến thức về mã màu thùng đựng CTYT là 98%, 100% biết được tác hại của CTYT nếu không quản lý kỹ . Đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bông, 2017, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, tỉ lệ nhân viên phân loại đúng về CTYT là 78,97%, có kiến thức về mã màu của thùng hoặc túi đựng CTYT 100%. Tác giả M. Junaid Khan và cộng sự tại bệnh viện Pakistan khi khảo sát kiến thức của nhân viên y tế về QLCTYT trong bệnh viện, kiến thức về phân loại và thu gom CTYT của đối tượng bác sĩ là 92 %, NVYT khác đạt 83%, Hộ lý 84%. Kiến thức về phân loại mã màu của thúng và túi đựng CTYT của bác sĩ là 69%, NVYT khác 80%. Còn đối với nghiên cứu của tác giả Ramesh Lakshmikantha (2019), với 337 đối tượng, tỉ lệ 88,4% là bác sĩ nha khoa đã thể hiện có kiến thức về QLCTYT trong bệnh viện.

44 Trang Hiếu, Bệnh viện đa khoa Bình Thuận: Xử lý chất thải y tế thân thiện môi trường. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019 tại http://www.baobinhthuan.com.vn/doi-song/benh-vien-da-khoa-binh-thuan-xu-ly-chat- thai-y-te-than-thien-moi-truong-112653.html

52

QLCTYT vì thiếu kiến thức nên họ cũng khơng đạt về đánh giá thực hành. Việc phân loại rác sai thường phổ biến tại các khoa phòng đưa đến hậu quả NVYT phơi nhiễm với vật sắc nhọn và dịch tiết nguy hại. Đối tượng Bác sĩ là người làm phát sinh ra CTYT nhưng lại không phân loại rác tại nguồn. Đây là một thói quen khơng tốt mà đối tượng này cần phải thay đổi. Đối tượng Kỹ thuật viên, nhân viên Dược làm việc nhiều tại các khoa cận lâm sàng, khoa Dược ít tiếp xúc với đa dạng CTYT nên việc thực hành QLCTYT cũng gặp nhiều hạn chế.

Bác sĩ Điều dưỡng Nữ hộ sinh -Kỹ thuật

viên Hộ lý

Biểu đồ 2.3 Đánh giá thực hành về QLCTYT theo từng đối tượng trước can thiệp

Kết quả về tỉ lệ NVYT tuân thủ thực hành QLCTYT của Tác giả Thu Hương45 và của chúng tôi tương đương nhau. Điều này cho thấy rằng, NVYT tại

45 Đặng Thị Thu Hương và cộng sự, 2017, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017, tỉ lệ đánh giá thực hành của NVYT về QLCTYT như sau: phân loại đúng mã màu (37,7%), phân loại đúng nhóm CTYT (35,1%), phân

53

các bệnh viện chưa thực sự chú trọng về QLCTYT, chưa thấy hậu quả của việc khơng kiểm sốt tốt CTYT và hậu quả của nó đối với con người và mơi trường. Do đó, vấn đề tập huấn, đào tạo cùng những chính sách tốt đầu tư về QLCTYT trong bệnh viện hết sức quan trọng.

Kết quả từ nghiên cứu của tác giả M. Junaid Khan và cộng sự tại một bệnh viện Pakistan46 cao hơn kết quả của chúng tơi. Có thể ở những đất nước này, khi nền y học phát triển, vấn đề CTYT trong bệnh viện và những hoạch định quản lý tốt rất được quan tâm. Đã là NVYT thực hành trong bệnh viện, thì lĩnh vực CTYT nhân viên cũng phải có kiến thức và thực hành tốt.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

QLCT ở Việt Nam có đặc điểm khá hạn chế trong việc thu gom, xử lý và tiêu hủy đối với hầu hết tất cả các loại chất thải. Đối với các loại chất thải khác nhau, việc quản lý và hoạt động gắn liền với hạn chế trong giám sát, thiếu vốn để đầu tư và vận hành. Do đó, một lượng lớn các loại chất thải không được xử lý hoặc tiêu hủy một cách có kiểm sốt. Những thiếu sót trong QLCT đang ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững ở Việt Nam. Các hậu quả về môi trường và sức khỏe cộng đồng khá nghiêm trọng, đặc biệt là ở địa phương có mức thải cao và mật độ dân số cao, dẫn đến nước ngầm bị nhiễm bẩn, ô nhiễm đất, lây lan bệnh tật. Trong thời gian qua, các CSYT đã có nhiều nỗ lực trong công tác QLCT, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong ngành y tế. Tuy nhiên, cơng tác QLCTYT nói riêng và quản lý mơi trường nói chung tại các bệnh viện vẫn đang bộc lộ một số bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở y tế chưa có đủ nguồn lực trong cơng tác quản lý môi trường, đồng thời ngành y tế vẫn cịn thiếu các hướng dẫn cụ thể cho cơng tác QLCTYT. Có rất nhiều quy định về cơng tiện phòng hộ cá nhân (38,9%), thực hiện được các quy trình ứng phó sự cố khi có đổ tràn CTYT (30,6%), thực hiện được quy trình báo cáo sự cố trong quá trình phân loại sai CTYT (38,9%).

46 Tác giả M. Junaid Khan và cộng sự tại một bệnh viện Pakistan, đánh giá tỉ lệ thực hành QLCTYT của đối tượng Bác sĩ là 92%, Hộ lý là 94 % và các nhân viên y tế khác 60 %.

54

tác quản lý môi trường đặc biệt là QLCTYT nhưng trên thực tế các CSYT không thực hiện đúng các quy định trên, nguyên nhân chính là các quy phạm pháp luật cịn thiếu sót chưa rõ ràng, phù hợp với thực tế, thiếu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho việc QLCTYT và kiến thức cơ bản về xử lý CTYT của NVYT còn hạn chế.

55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)