Nội dung các quy phạm pháp luật cịn thiếu sót và chưa rõ ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ

2.3 Những khó khăn trong q trình quản lý chất thải y tế

2.3.1 Nội dung các quy phạm pháp luật cịn thiếu sót và chưa rõ ràng

Khó khăn có lẽ là lớn nhất đối với cơng tác QLCTYT trên cả nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng chính là sự bất cập, thiếu sót ngay trong chính những quy định pháp luật về quản lý CTYT hay hiện tượng chồng lấn giữa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nhau:

Đầu tiên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: tại Điều 72 có quy định về việc bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và CSYT. Người viết luận văn này cho rằng đối tượng của điều khoản này là chưa chính xác vì CSYT là nơi diễn ra các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và bệnh viện là một loại hình của CSYT. Như vậy sẽ dễ gây hiểu nhầm bệnh viện và CSYT là hai đối tượng khác nhau, dẫn đến áp dụng các quy phạm pháp luật khác nhau. Cũng tại Điều 72, Khoản

46

4 có quy định " Người đứng đầu bệnh viện, CSYT có trách nhiệm thực hiện yêu cầu

về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và quy định pháp luật liên quan". Quy định này chưa phù hợp ở điểm, người đứng đầu bệnh viện,

CSYT có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ mơi trường vậy cịn những người khác như cán bộ, NVYT đang làm việc tại cơ sở đó thì sao, họ khơng có trách nhiệm phải thực hiện những yêu cầu đó hay sao; việc khơng quy định rõ ràng sẽ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sai phạm hay người đứng đầu không làm hết trách của mình gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác QLCTYT tại CSYT.

Tiếp theo là về vấn đề phân loại CTYT còn thiếu sót và chưa có sự thống nhất giữa các văn bản có liên quan: Thơng tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT quy định CTYT bao gồm CTYT nguy hại, CTYT thông thường và nước thải y tế nhưng Nghị định số 38/2015/NĐ-CP lại khơng nói đến nước thải y tế mà chỉ có "nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế". Hay trong nhóm CTYT nguy hại trong Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT chưa đề cập đến CTYT có thể chứa chất phóng xạ; vì trong quá trình khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học y học sẽ có thải ra những loại rác thải có chứa chất phóng xạ trong các thiết bị y tế như máy chụp X-quang, máy chụp CT hay xạ trị bệnh ung thư...; đây là những CTYT có mức độ nguy hại khá cao, nếu không được xử lý đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật nào về khí thải y tế, mà mới chỉ có quy định về CTRYT và nước thải y tế. Trong q trình KBCB cũng có thể phát sinh ra rất nhiều những khí thải độc hại hay q trình xử lý CTRYT bằng phương pháp thiêu đốt cũng phát sinh khí thải, nếu khơng được quản lý chặt sẽ sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Ngồi ra Thơng tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT có quy định: QLCTYT là một quá trình bao gồm các khâu giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quá trình thực hiện. Nhưng khơng hề quy định "giám sát q trình thực hiện" là gì, quy chuẩn giám sát như thế nào, đối tượng nào chịu trách nhiệm giám sát,...

47

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh bình thuận (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)