Vai trò của thanhtra Sở Xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành của sở xây dựng và thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 29 - 33)

6 .Kết cấu của luận văn

1.3. Thanhtra sở xây dựng

1.3.3.3. Vai trò của thanhtra Sở Xây dựng

Với vị trí, đặc điểm và nội dung hoạt động nêu trên, thanh tra Sở Xây dựng có một số vai trị quan trọng, sau đây:

Thứ nhất, thanh tra xây dựng góp phần đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước trong hoạt động xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đơ thị góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trong hoạt động Nhà nước, cơng tác thanh tra nói chung và thanh tra xây dựng nói riêng có một ý nghĩa rất quan trọng. Thơng qua hoạt động thanh tra xây dựng, những quy định pháp luật về xây dựng được đảm bảo thực hiện, đảm bảo trật tự văn minh đô thị. Thông qua các quy định cụ thể, chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình thực hiện các quy định về thanh tra xây dựng; pháp luật về thanh tra xây dựng tạo ra hành lang pháp lý bảo đảm cho cơ quan thanh tra xây dựng và Thanh tra viên xây dựng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được quy định làm cho các quy định về xây dựng

được thực thi trên thực tế. Nếu công tác thanh tra xây dựng không được quan tâm đầy đủ và khơng có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực, tác động đến toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, đô thị của các cơ quan có thẩm quyền; trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân bị xâm phạm. S ự đơ thị hóa khơng đúng quy hoạch, thiếu tổng thể, sự vi phạm các quy định về trật tự quản lý đô thị, ... đang là những vấn đề bức xúc trong nhân dân. Chính vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa và đúng pháp luật, thanh tra xây dựng góp phần đảm bảo trật tự pháp luật trong lĩnh vực xây dựng và văn minh đô thị, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật và tăng cường pháp chế trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị, mang lại niềm tin cho nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ hai, thanh tra xây dựng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân

dân.

Đặc thù của thanh tra xây dựng - một lĩnh vực “nóng” của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa - là sự kết hợp chặt chẽ giữa vai trò chủ động, phát huy trách nhiệm của Thanh tra viên xây dựng, cơ quan thanh tra xây dựng và sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan tổ chức có liên quan, sự đồng tình của quần chúng, tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc đảm bảo trật tự xây dựng đô thị, nhất là những nơi đang trong q trình đơ thị hóa. Thanh tra xây dựng không chỉ là hoạt động nghiệp vụ riêng của cơ quan thanh tra xây dựng, Thanh tra viên xây dựng mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đồn thể xã hội và mọi thành viên trong cộng đồng. Thông qua các quy định của pháp luật về thanh tra xây dựng và áp dụng trong việc xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, quản lý đô thị, mọi người dân thấy được thái độ cụ thể của pháp luật đối với những người cố ý vi phạm từ đó nhận thức pháp luật được nâng lên, ý thức pháp luật của nhân dân, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được nâng cao, niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật và sức mạnh của Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc.

Thứ ba, thanh tra xây dựng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.

quy định đòi hỏi sự tuân thủ của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, nếu khơng có hoạt động thanh tra xây dựng thì những quy định đó khó có thể được tuân thủ trên thực tế bởi vì lĩnh vực xây dựng liên quan nhiều vấn đề quản lý Nhà nước khác như đất đai, giao thông, cảnh quan môi trường, .... Thông qua hoạt động thanh tra xây dựng, các quy định pháp luật về thanh tra xây dựng mới có thể tạo sự đồng bộ, thống nhất có hiệu lực trên thực tế. Với ý nghĩa đó, thanh tra xây dựng là một hoạt động không thể thiếu được của quá trình quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Thông qua thanh tra xây dựng, hiệu lực quản lý Nhà nước được tăng cường, các quy định pháp luật về xây dựng được bảo đảm, đồng thời thanh tra xây dựng còn là sự kiểm nghiệm thực tiễn những quy định pháp luật về xây dựng có thực sự phù hợp với thực tiễn hay không để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp.

1.3.3.4. Hình thức thanh tra của Thanh tra Sở Xây dựng

Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, gồm các hình thức như sau:

- Thứ nhất, thanh tra đột xuất: theo đó, thanh tra đột xuất được tiến hành khi

phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giao.

- Thứ hai, thanh tra thường xuyên: thanh tra thường xuyên được tiến hành

trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

- Thứ ba, thanh tra theo kế hoạch: là tiến hành thanh tra dựa trên kế hoạch

thanh tra đã được duyệt trước theo quy định của Luật Thanh tra4

4 Theo quy định kê hoạch thanh tra của cấp Sở phải được thủ trưởng cơ quan nhà nước phê duyệt trước ngày 15/12 hàng năm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bằng phương pháp phân tích, so sánh nhằm làm rõ một số vấn đề về thanh

tra nói chung và thanh tra chuyên ngành xây dựng nói riêng, qua đó đã làm rõ đặc điểm về tổ chức và hoạt động của công tác thanh tra xây dựng.

Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng luôn gắn liền về chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, trên cơ sở các qui định pháp luật nhằm bảo đảm cho bộ máy thanh tra xây dựng hoạt động hiệu quả.

Hoạt động thanh tra xây dựng là cách thức thể hiện vị trí, vai trị và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra xây dựng. Hoạt động thanh tra xây dựng bao gồm: xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra; quyết định việc thanh tra; tiến hành thanh tra trên thực tế; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra và xử lý kết luận thanh tra....

Hoạt động thanh tra xây dựng tiến hành trên cơ sở hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Hoạt động của cơ quan thanh tra xây dựng được thể hiện thông qua chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền thanh tra xây dựng luôn gắn với thẩm quyền cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với thẩm quyền này nhằm phân cấp việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chủ thể quản lý

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TRA XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành của sở xây dựng và thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)