6 .Kết cấu của luận văn
2.3. Hoạt động thanhtra xây dựng tại sở xây dựng tỉnh Bình Dương
2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế
Chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ của Sở Xây dựng hiện đang tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng của Sở, đồng thời để hướng dẫn, nhắc nhở UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực xây dựng theo quy định. Đồng thời, lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng và các đơn vị vừa tham gia công tác thanh tra theo chương trình kế hoạch định kỳ đồng thời tham gia các Đoàn Thanh tra, kiểm tra khác khi được yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện, đối chiếu với các quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về các hành vi vi phạm hành chính trong kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương nhận thấy hiện nay có khó khăn trong việc xác định nội dung các hợp đồng tại các dự án là vi phạm các quy định về kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở để tiến hành xử lý vi phạm do các chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân thực hiện các hợp đồng mang tính chất hợp đồng dân sự tự nguyện, chưa thể hiện rõ các nội dung để xác định các vi phạm. Cụ thể, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương chưa rõ được căn cứ pháp lý để xác định việc chủ đầu tư các dự án bất động sản có hành vi vi phạm “huy động vốn trái phép” theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 57 và các hành vi vi phạm khác có liên quan quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ khi Chủ đầu tư dự án và các tổ chức, cá nhân thực
hiện các thỏa thuận, hợp đồng. Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ khơng có quy định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cơng trình sử dụng sai cơng năng nên Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khó khăn trong việc củng cố căn cứ pháp lý để tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này.
Do Nghị định 180/2007/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành khi Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nên không thể áp dụng các biện pháp cắt điện, nước, tịch thu tang vật...và áp dụng trình tự thủ tục cưỡng chế tháo dỡ cơng trình xây dựng vi phạm như trước đây, trong khi đó Nghị định 139/2017/NĐ-CP lại không quy định và hướng dẫn đối với công tác này.
Một số tổ chức, cá nhân liên quan chưa nắm bắt được đầy đủ nội dung Quy chế phối hợp Quản lý trật tự xây dựng quy định theo Quyết định số 37/2015/QĐ- UBND của UBND tỉnh về trách nhiệm, thẩm quyền, chức năng của mình trong quản lý trật tự xây dựng nhất là về trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu chính quyền cấp xã chưa cao, có nhiều thay đổi về lãnh đạo địa phương và cán bộ quản lý chuyên trách nên việc nắm bắt tình hình quản lý của địa phương và các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng còn hạn chế.
Đến nay, Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh Bình Dương về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã ban hành và áp dụng thực hiện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý của Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã hết hiệu lực, do bị thay thế như: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004; Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Thông tư số 02/2014/TT- BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ
thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Nhưng nhiều nội dung của Quy chế được viện dẫn từ các quy định các văn bản trên, nhất là từ Nghị định số 180/2007/NĐ- CP; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP; Thông tư số 02/2014/TT-BXD.
Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật thay thế (Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở thay thế Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật xây dựng về xử lý trật tự xây dựng đô thị; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP; Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng quy định một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP thay thế Thông tư số 02/2014/TT-BXD quy định một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt độngxây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và cơng sở) có nhiều nội dung quy định mới, không kế thừa các quy định của văn bản cũ đã thay thế hoặc chưa quy định rõ nhiều nội dung liên quan đến cơng tác thực tế trong q trình kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng làm cho nhiều nội dung của Quy chế khó thực hiện như: khơng có quy định trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng đơn vị, khơng có việc áp dụng Quyết định và biện pháp đình chỉ thi cơng xây dựng cơng trình vi phạm trật tự xây dựng, khơng có quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền trong việc cưỡng chế tháo dỡ cơng trình như tại Nghị định số 180/2007/NĐ- CP; khơng quy định các hành vi vi phạm như Nghị định số 121/2013/NĐ-CP (xây dựng cơng trình nhà ở riêng lẻ tại nơng thơn),…
Sau khi Quy chế này được ban hành, do yêu cầu thực tế trong công tác quản lý đô thị, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3324/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương, làm cơ sở để thành lập các Đội Quản lý trật tự đô thị giúp UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị và trật tự xây dựng. Vì vậy, Quy chế chưa quy định rõ vị trí, trách nhiệm, thẩm quyền của các Đội Quản lý trật tự đô thị trong công tác phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan khác trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Từ đó dẫn đến thực tế tại một số địa
phương, công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra và công tác báo cáo trao đổi thông tin về quản lý trật tự xây dựng giữa Đội Quản lý trật tự đô thị với Thanh tra Sở Xây dựng và UBND cấp xã chưa thống nhất, đồng bộ.
Công tác phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu trong quản lý trật tự xây dựng giữa các đơn vị chưa đảm bảo theo Quy chế phối hợp. Các đơn vị chưa chủ động phối hợp lập trong kế hoạch tuần tra, kiểm tra chung tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý, chưa xây dựng được cơ chế phát hiện, phối hợp xử lý vi phạm từ địa phương, chưa phát huy được vai trò của khu phố, ấp, các tổ chức chính trị-xã hội. Cơ chế theo dõi, đôn đốc giữa các đơn vị xử lý vi phạm theo thẩm quyền và việc cung cấp thông tin xử lý giữa các đơn vị chưa thường xuyên.
Công tác phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức tham gia theo Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng vẫn còn chưa đồng bộ. Một số nơi thống nhất kế hoạch phối hợp kiểm tra, kế hoạch kiểm tra chưa khoa học, chưa thống nhất được cơ quan đầu mối theo thẩm quyền được giao.
Sau khi Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ thay thế Nghị định số 180/2007/NĐ-CP; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành, một số đơn vị và cá nhân thuộc UBND cấp huyện, cấp xã chưa hiểu đúng, đầy đủ trách nhiệm của từng đơn vị trong việc quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng (do Nghị định số 139/2017/NĐ-CP khơng có quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân như Nghị định số 180/2007/NĐ-CP) nên có tình trạng đùng đẩy trách nhiệm trong quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng). Trách nhiệm, vai trò của một số đơn vị chưa đảm bảo theo quy định của quy chế phối hợp như: UBND cấp xã chưa thực hiện quản lý, kiểm tra kịp thời tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; Đội Quản lý trật tự đô thị tập trung sâu trong công tác kiểm tra trật tự xây dựng nhưng thiếu cơ chế phối hợp với UBND cấp xã và Thanh tra Sở xây dựng dẫn đến việc phân bố lực lượng tham gia chưa phù hợp theo quy mơ, số lượng cơng trình, khơng đều dẫn đến việc trùng lắp, bỏ sót trong kiểm tra, nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý nhưng chưa bao quát kịp thời trên địa bàn quản lý, dễ có phát sinh các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trong q trình thực thi cơng vụ, chưa kiên quyết chỉ đạo xử kịp thời những hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn còn hiện tượng dung túng bao che, nể nang xử lý theo cảm tính, chỉ dừng lại ở hình thức phạt tiền mà chưa tổ chức thực hiện nghiêm minh việc cưỡng chế phá dỡ những cơng trình vi phạm trật tự xây dựng đơ thị đúng theo qui định.
Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh nên phối hợp Quản lý trật tự xây dựng chưa quy định rõ việc phối hợp, giám sát trong thực thi công vụ giữa Thanh tra Sở Xây dựng với UBND cấp xã và các Đội Quản lý trật tự đô thị trực thuộc UBND cấp huyện.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cũng như những quy định chế tài nhằm mục đích khơng để việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị xảy ra. Nhưng vấn đề bất cập là mức xử phạt hành chính đối với từng hành vi trên cịn quá thấp, chưa đủ tính răng đe cho những hành vi vi phạm đã dẫn đến tình trạng đa số người dân cố tình ngang nhiên xây dựng trái phép, chấp nhận xử phạt hành chính để bỏ qua công đoạn lập các thủ tục xin giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc không chấp hành việc cưỡng chế phá dỡ cơng trình vi phạm.
Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao mặc dù pháp luật đã có qui định rõ về trình tự thủ tục xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng các cơng trình nhà ở, các cơng trình sản xuất, kinh doanh nhưng cịn một số khơng ít nhân dân chưa có ý thức chấp hành, tuân thủ các qui định của pháp luật về xây dựng dẫn đến việc xây dựng không xin phép do ý nghỉ chủ quan “phạt cho tồn tại”; xây dựng tăng diện tích sử dụng do nhu cầu sử dụng, xây dựng lấn chiếm đất cơng cộng, khởi cơng cơng trình khi chưa có giấy phép xây dựng, xin phép xây dựng nhà ở nhưng xây dựng cơng trình khác để sử dụng vào mục đích kinh doanh…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích đánh giá thực trạng t h ì c ơ n g t á c thanh tra xây dựng ln có sự thay đổi thường xuyên pháp luật về tổ chức hoạt động thanh tra, bên cạnh đó trong cơng tác chỉ đạo điều hành, của các cấp chính quyền địa phương chưa được quan tâm đúng mức công tác thanh tra, chưa kịp thời kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm các qui định về xây dựng và trật tự đô thị. Thẩm quyền nhiệm vụ giữa thanh tra Xây dựng và Đội Quản lý trật tự đơ thị cịn chồng chéo, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong lĩnh vực xây dựng chưa nghiêm đó là những nguyên nhân của tồn tại và hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn giảm đi hiệu quả công tác thanh tra xây dựng trên địa bàn hiện nay.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG TẠI SỞ XÂY DỰNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG.