Thanhtra Sở Xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành của sở xây dựng và thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 42 - 47)

6 .Kết cấu của luận văn

2.2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của sở xây dựng và thanhtra xây dựng tỉnh

2.2.2. Thanhtra Sở Xây dựng

Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương (sau đây gọi là Thanh tra Sở) là cơ quan thanh tra Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, giúp Giám đốc Sở Xây dựng tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Sở Xây dựng theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Xây dựng; chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng. Thanh tra Sở là tổ chức có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở Luật Thanh tra năm 2004, Nghị định số 46/2005/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng, Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT/BXD-BNV của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Xây dựng ở địa phương, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành các Quyết định số 3503/QĐ-UBND ngày 01/8/2006 về việc thành lập Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, Quyết định số 3504/QĐ- UBND ngày 01/8/2006 về việc thành lập các Đội Thanh tra xây dựng huyện, thị - tỉnh Bình Dương và Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 30/01/2007 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương. Sở Xây dựng và Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương đã thống nhất ban hành văn bản số 1678/HDCN/SXD-SNV ngày

16/11/2006 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Đội Thanh tra xây dựng huyện, thị - tỉnh Bình Dương. Căn cứ vào các văn bản pháp lý trên, UBND các huyện, thị xã trong tỉnh đã ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của các Đội Thanh tra xây dựng (gọi tắt là Đội). Theo đó, các Đội là tổ chức thuộc UBND cấp huyện, chịu sự chỉ đạo về mọi mặt của UBND cấp huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra Sở Xây dựng. Các Đội vừa là cánh tay nối dài của Sở Xây dựng vừa góp phần giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng và một số nhiệm vụ khác được UBND cấp huyện giao. Nhìn chung, các Đội đi vào hoạt động đã giúp tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý việc xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, cho thấy tính hiệu quả và cần thiết của lực lượng này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các Đội tồn tại một số bất cập cụ thể như: các Đội có chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng nhưng hoạt động theo đơn vị hành chính cấp huyện nên việc kiểm tra, chỉ đạo, điều hành của Sở Xây dựng đối với các Đội trong việc thực hiện theo kế hoạch, chương trình thanh tra chuyên ngành được giao chưa đảm bảo; khó khăn trong việc phối hợp chỉ đạo các Đội xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn giữa UBND cấp huyện và Thanh tra Sở Xây dựng; các Đội chỉ đáp ứng một phần chức năng thanh tra chuyên ngành, chủ yếu tổ chức quản lý trật tự xây dựng, còn lúng túng trong công tác xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng, nghiệp vụ công tác thanh tra chuyên ngành hạn chế, chưa thể thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực khác của ngành xây dựng. Đồng thời, mơ hình này đã khơng cịn phù hợp với quy định khi Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 26/2013/NĐ- CP của Chính phủ được ban hành.

Với việc ban hành Luật Xây dựng năm 2013, cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngày được chuyển sang cơ chế hậu kiểm, do đó việc tăng cường về số lượng và chất lượng cho lực lượng Thanh tra xây dựng là hết sức cần thiết. Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định cơ quan thanh tra ngành xây dựng chỉ có ở 2 cấp là Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở xây dựng, do đó hồn thiện, kiện tồn cơ cấu tổ chức, đổi mới cải tiến hoạt động, nâng cao chất lượng thanh tra của Thanh tra Sở xây dựng là việc làm hết sức quan trọng. Từ cơ sở đó, Sở Xây dựng đã lập và trình UBND tỉnh Đề án kiện tồn cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2490/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 về kiện toàn

tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương. Theo đó, Thanh tra Sở Xây dựng được kiện toàn “…trên cơ sở chuyển giao nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị

của các Đội Thanh tra xây dựng huyện, thị xã, thành phố về Thanh tra Sở Xây dựng. Chấm dứt hoạt động của các Đội Thanh tra xây dựng huyện, thị xã, thành phố được thành lập tại Quyết định số 3504/QĐ-UBND ngày 01/8/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.” và “Thanh tra Sở có chức năng giúp Giám đốc Sở Xây dựng tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật.”

Theo Quyết định số 2490/QĐ-UBND của UBND tỉnh về kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, Sở Xây dựng đã phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc kiện toàn Thanh tra Sở Xây dựng theo quy định và Thanh tra Sở Xây dựng đã đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2014.

Sau khi được kiện toàn tổ chức theo Quyết định số 2490/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Thanh tra Sở Xây dựng có tổng số 52 cơng chức (gồm 12 cơng chức đang công tác tại Thanh tra Sở Xây dựng trước khi kiện toàn tổ chức và 40 công chức thanh tra của các Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện chuyển về) trong đó có Chánh Thanh tra và 02 Phó Chánh Thanh tra. Thanh tra Sở Xây dựng được tổ chức gồm 07 Tổ Thanh tra xây dựng tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, 01 Tổ Thanh tra chuyên ngành và 01 Tổ Thanh tra hành chính, theo quy mơ và tính chất phức tạp của địa bàn, các Tổ Thanh tra xây dựng được bố trí từ 02 đến 08 công chức thanh tra phụ trách. Về trình độ chun mơn, Thanh tra Sở Xây dựng có 01 cơng chức trình độ thạc sĩ, 37 cơng chức trình độ đại học, 04 cơng chức trình độ cao đẳng, 13 cơng chức trình độ trung cấp, có 03 cơng chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, 01 công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra chính. Cơng chức thanh tra của các Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện chuyển về hầu hết chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và không được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên. Để đáp ứng việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thời gian qua Sở Xây dựng đã lập kế hoạch và cử công chức thanh tra tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hàng năm. Hiện nay, Thanh tra Sở Xây dựng có 05 cơng chức trình độ thạc sĩ, 39 cơng chức trình độ đại học, 08 cơng chức trình độ trung cấp; có 02 thanh tra viên chính, 23 thanh tra viên, 01 kế tốn viên và 26 cơng chức

đã được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên.

Ngày 29/12/2013, tỉnh Bình Dương thực hiện Nghị quyết12 của Chính phủ thành lập 02 huyện mới đó là huyện Bắc Tân Uyên tách từ Thị xã Tân Uyên và huyện Bàu Bàng tách từ thị xã Bến Cát. Nhằm đáp ứng công tác quản lý xây dựng trên địa bàn huyện Bàu Bàng và huyện Bắc Tân Uyên, Thanh tra Sở Xây dựng đã thành lập thêm 02 Tổ Thanh tra xây dựng phụ trách địa bàn 02 huyện này. Đến nay, Thanh tra Sở Xây dựng được tổ chức gồm 09 Tổ Thanh tra xây dựng tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, 01 Tổ Thanh tra chuyên ngành và 01 Tổ Thanh tra hành chính với tổng số 52 công chức thanh tra.

Kể từ ngày 01/04/2014, Sở Xây dựng tập trung chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Thông tư số 06/2014/TTLT-BXD-BNV ngày 14/5/2014 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng. Theo đó, Thanh tra Sở Xây dựng chủ trì thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng của Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh trình Giám đốc Sở phê duyệt và tham mưu triển khai các Đoàn thanh tra, kiểm tra do Sở Xây dựng quyết định thành lập theo Chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm của Sở Xây dựng trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Sở Xây dựng như: quy hoạch

đô thị; công tác thẩm định và tổ chức quản lý thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu nhà ở thương mại, khu đô thị; công tác chấp thuận đầu tư dự án; đầu tư xây dựng các dự án khu dân cư; cấp phép xây dựng; kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép được Sở Xây dựng cấp và công tác đảm bảo an tồn lao động trong thi cơng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; sàn giao dịch bất động sản; quản lý chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng; kiểm tra công vụ; công tác xử phạt vi phạm hành chính về

lĩnh vực xây dựng,…. Với tổng số 40 cuộc thanh kiểm tra (năm 2017: 09 cuộc;

năm 2018: 13 cuộc, năm 2019: 18 cuộc), đồng thời tham gia các Đoàn thanh tra,

kiểm tra do Bộ xây dựng, UBND tỉnh quyết định thành lập và do các Sở, ngành chủ trì. Đồng thời, Thanh tra Sở Xây dựng thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tham gia tiếp công dân theo lịch định kỳ, đột xuất của Tỉnh, của Sở Xây dựng, tham mưu giải quyết đơn thư thuộc

thẩm quyền của Sở Xây dựng luôn đạt tỉ lệ cao (năm 2017: 67/67 đơn, đạt tỉ lệ

giải quyết 100%, năm 2018: 44/45 đơn, đạt tỉ lệ 97,8%; năm 2019: 21/21 đơn đạt tỉ lệ 100%). Trong cơng tác triển khai thực hiện các Đồn Thanh tra, kiểm tra và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Thanh tra Sở Xây dựng luôn tuân thủ các nguyên tắc các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản dưới Luật liên quan. Cùng với Luật Thanh tra, hệ thống các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật đã được Chính phủ, Thanh tra Chính phủ ban hành khá đầy đủ, là các cơ sở pháp lý giúp công tác thanh tra của Thanh tra Sở Xây dựng được triển khai thực hiện quy cũ, chặt chẽ và hiệu quả.

Để công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Thanh tra Sở Xây dựng và UBND cấp huyện, cấp xã đi vào nề nếp, xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cơ quan,đơn vị, Sở Xây dựng khẩn trương lập và trình UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 về quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, quy chế phối hợp đã cụ thể hóa trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cơ quan,đơn vị theo nguyên tắc: Thanh tra Sở Xây dựng quản lý, đôn đốc các Tổ Thanh tra xây dựng quản lý địa bàn phối hợp UBND cấp huyện, cấp xã kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền; UBND cấp huyện chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra UBND cấp xã và các cơ quan liên quan thực hiện quản lý trật tự xây dựng kịp thời, triệt để; UBND cấp xã có trách nhiệm chính, đầu tiên trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Thanh tra Sở Xây dựng cùng UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Sau khi được kiện toàn tổ chức và hoạt động, Thanh tra Sở Xây dựng tổ chức thực hiện theo chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng, là đơn vị phối hợp quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền, nhiệm vụ của Sở Xây dựng đồng thời hỗ trợ các địa phương trong công tác quản lý trật tự đô thị nhưng không thể thực hiện thay thế toàn bộ việc quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Để giúp UBND cấp huyện thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu quản lý trật tự đơ thị trong q trình phát triển đơ thị tại địa phương, khắc phục, ngăn chặn tình trạng xây dựng khơng phép, sai phép, bn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường xảy ra ở nhiều nơi, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND

tỉnh ban hành Quyết định số 3324/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 về Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đơ thị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó, đến nay 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập các Đội Quản lý trật tự đô thị, đây là lực lượng của UBND cấp huyện thực hiện chức năng chính trong cơng tác quản lý trật tự đơ thị bên cạnh đó cịn tham gia hỗ trợ, phối hợp Thanh tra Sở Xây dựng và UBND cấp xã quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đồng thời thực hiện kiểm tra, xử lý các cơng trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè, hàng lang, chỉ giới, vi phạm các quy định về trật tự xây dựng, kiểm tra trật tự đô thị của địa phương. Trước đây khi chưa thành lập Đội Quản lý trật tự đô thị công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị cịn bỏ ngõ. Vì vậy từ khi Đội Quản lý trật tự được thành lập và đi vào hoạt động đến nay thì cơng tác trật tự đơ thị quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị dần dần đi vào nề nếp và ổn định, các Đội đã từng bước thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành của sở xây dựng và thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)