Các nhân tố tác động đến tính cạnh tranh trong HĐV của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 28 - 30)

2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Thứ nhất, Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về HĐV. Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh ngân hàng, thì vai trị của lãnh đạo có tính quyết định. Chính lãnh đạo là những người đề ra các mục tiêu, phương hướng, chính sách hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của ngân hàng, cũng như có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có cơng tác HĐV. Nói cách khác, mọi quyết sách của lãnh đạo NHTM đều ảnh hưởng có tính quyết định đến cơng tác HĐV của NHTM.

Thứ hai, Uy tín của NHTM. Với tính chất hoạt động là làm trung gian trên thị trường tài chính để HĐV và qua đó thực hiện cho vay, đầu tư cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính khác, cho nên uy tín là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Nó cũng là cơ sở có tính quyết định trong vấn đề nâng cao cơng tác HĐV của ngân hàng. Uy tín của NHTM thể hiện ở việc ngân hàng đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu. Khi NHTM tạo dựng được uy tín trong lịng khách hàng thì đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ yên tâm sử dụng dịch vụ của ngân hàng, điều này là rất quan trọng để NHTM có thể triển khai các sản phẩm dịch vụ truyền thống cũng như các sản phẩm mới để HĐV. Nói cách khác, khơng ngừng tạo dựng uy tín là một nhân tố có tính quyết định trong việc nâng cao cơng tác HĐV của NHTM.

Thứ ba, Cơ sở vật chất của NHTM. Cơ sở vật chất của ngân hàng là nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trong lịng khách hàng. Một NHTM có trụ sở kiên cố, bề thế, mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại... sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, hay mua công cụ nợ của ngân hàng dựa trên sự tín nhiệm đối với ngân hàng, vì vậy, việc tạo dựng niềm tin của khách hàng dựa trên việc cải thiện cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị, thậm chí là phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng...) là rất cần thiết

trong hoạt động ngân hàng, nhất là đối với việc nâng cao công tác HĐV của ngân hàng.

Thứ tư, Năng lực trình độ, tư cách đạo đức, tính chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng. Một NHTM xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn tốt, có tinh thần đồn kết, tương trợ, năng động, có tính chun nghiệp cao trong hoạt động thì sẽ là một lợi thế rất lớn trong công tác HĐV. Sở dĩ như vậy là bởi giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng chủ yếu vẫn là là giao dịch “mặt đối mặt” nên nếu như từng cán bộ nhân viên trong ngân hàng có thái độ phục vụ tận tình, có tính chun nghiệp cao sẽ tạo ra sự thiện cảm và hài lòng của khách hàng. Theo nguyên lý “hữu xạ tự nhiên hương”, điều này sẽ giúp uy tín và thương hiệu của ngân hàng ngày càng được củng cố và đây chính là cơ sở để NHTM có thể nâng cao cơng tác HĐV.

2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan

Thứ nhất, Môi trường kinh tế vĩ mô. Hoạt động của NHTM luôn chịu sự chi phối trực tiếp của mơi trường kinh tế vĩ mơ, trong đó các nhân tố tác động lớn nhất đối với công tác HĐV là lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng kinh tế. Nếu như trong nền kinh tế lạm phát được kiểm soát hiệu quả, tỷ giá ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thì đó sẽ là những nhân tố quan trọng giúp NHTM trong HĐV. Nhưng ngược lại, nếu một trong các nhân tố trên khơng được đáp ứng thì sẽ gây trở ngại rất to lớn đối với công tác HĐV của ngân hàng. Chẳng hạn, nếu như trong nền kinh tế có lạm phát cao sẽ khiến ngân hàng rất khó HĐV và để HĐV theo qui mơ cũ địi hỏi phải tăng chi phí huy động...

Thứ hai, Mơi trường chính trị, pháp lý. Hoạt động ngân hàng có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao nên ln địi hỏi phải có sự hậu thuẫn tích cực của hành lang pháp lý; đồng thời, nó cũng ln địi hỏi tình hình chính trị phải ổn định. Nếu các yêu cầu này khơng được tơn trọng, thì cơng tác HĐV của NHTM sẽ rất khó khăn, thậm chí là khơng thể. Chẳng hạn, nếu tình hình chính trị có biến động phức tạp thì nguy cơ rủi ro chính trị to lớn, khi đó những người gửi tiền sẽ không muốn chịu rủi ro và họ thường chuyển sang nắm giữ các tài sản khác an toàn hơn.

Thứ ba, Mức độ cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong HĐV. Trên thị trường tài chính tồn tại nhiều loại hình tổ chức tài chính hoạt động, hầu hết các tổ chức này đều có hoạt động HĐV, và do vậy, mức độ cạnh tranh trong HĐV thường cao. Thậm chí ở một số nước, việc kiểm sốt các định chế tài chính thường khá lỏng lẻo (cả trong cấp phép hoạt động lẫn trong hoạt động kinh doanh) thì mức độ cạnh tranh thường rất căng thẳng, thậm chí tồn tại sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các định chế tài chính. Sự cạnh tranh trong HĐV càng diễn ra căng thẳng, thì vấn đề HĐV của NHTM sẽ khó đạt được yêu cầu đặt ra.

Thứ tư, Trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của thị trường tài chính. Các NHTM huy động lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, lượng tiền này qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế càng phát triển thì lượng tiền tạm thời nhàn rỗi càng lớn, nhất là đối với lượng tiền trong dân chúng. Qui mô lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế càng lớn càng tạo thuận lợi cho các NHTM trong HĐV. Tuy vậy, việc các NHTM HĐV cịn tùy thuộc vào thói quen và tâm lý của dân chúng, cũng như sự phát triển của thị trường tài chính. Thị trường tài chính càng phát triển thì chi phí HĐV trên thị trường tài chính càng giảm và đây chính là cơ sở để các NHTM có thể quản lý tốt cơng tác HĐV của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)