BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Một phần của tài liệu Bài giảng về khoa học bộ luật hình sự 1999 (Trang 172 - 175)

THỂ

1. trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Nếu gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì người có hành vi gây thiệt hại không phải bồi thường, nhưng nếu do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, mức bồi thường phải căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên, người phạm tội chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Ví dụ: A gây thương tích cho B trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tổng số thiệt hại mà A gây cho B là 80 triệu đồng, nhưng B có lỗi nặng nên Toà án chỉ buộc A phải bồi thường cho B 50 triệu đồng.

2. trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

Người phạm tội do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, nếu có người đã gây ra tình thế cấp thiết để người khác phải phạm tội do vượt qú yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người đã gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Ví dụ: T là dân quân được phân công bảo vệ bãi chiếu phim. Trong lúc mọi người đang xem phim thì T phát hiện ông K là người bị bệnh tâm thần xách can xăng và cầm chiếc bật lửa chạy vào trong bãi chiếu phim vừ chạy vừa hô: "Tao sẽ đốt cả nhà mày!". T cũng biết ông K là người bị tâm thần, nhưng nếu để ông K chạy vào bãi chiếu phim thì sẽ gây nguy hiểm cho nhiều người nên T chạy đến ôm ông K đẩy ra khỏi bãi chiếu phim, vì bị tâm thần nên ông K giơ bật lửa quẹt, làm bắt lửa vào can xăng bốc cháy. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan điều tra phát hiẹn là M đã đưa can xăng và bật lửa cho ông K nhằm mục đích trêu chọc ông K.

3. trong trường hợp do người dùng chất kích thích gây ra

Người phạm tội do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cả mình thì vẫn phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Tuy nhiên, nếu người phạm tội lại bị người khác cố ý làm cho họ say hoặc lâm vào trong tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, thì người có hành vi cố ý đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại. Ví dụ: Q và N biết A khong uống rượu, nhưng đã đè A ra đổ rượu vào miệng cho đến khi A bị say không biết gì

nữa, Q và N thấy A bị say khong những không đưa A về mà còn để A voà trong trường phỏ thông cơ sở đuổi đánh các em học sinh còn mình thì đứng cười. Do vị A rượt đuổi một số em chạy khong kịp nên đã bị A đẩy ngã, trong đó có một em bị đập đầu vào gốc cây bị chấn thương sọ não có tỷ lệ thương tật 61% và phải bỏ học.

4. Trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại

trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại, thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị hại, trách nhiệm liên đới là trách nhiệm của nhiều người cùng phải bồi thường cho người khác, mặc dù mỗi người có phần trách nhiệm riêng của mình theo phần tương ứng với mực độ lỗi của họ, nhưng cơ quan thi hành án có thể buộc một người trong số nhưng người đó phải trả toàn bộ khoản tiền mà người bị hại được hưởng, rồi sau đó những người khác có nghĩa vụ thanh toán lại cho họ. Trong trường hợp không xác định được mức độ lỗi của mỗi người, thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

5. Trong trường hợp do người của pháp nhân, do công chức, viên chức Nhà nước gây ra Nhà nước gây ra

Pháp nhân phải bồi thường tiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bòi thường, thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà pháp nhân đã bỏ ra bồi thường cho người bị hại.

Cơ quan Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do cong chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ và có trách nhệm yêu cầu công chức, viên chức phải hoằn trả khoản tiền mà cơ quan đã bồi thường cho người bị hại.

--- PHẦN PHỤ LỤC

1. Chương XII các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người từ Điều 93 đến Điều 122 Bộ luật hình sự;

2. Nghị quyết sô 32/ 1999 ngày 21-12-1999 của Quốc hội;

3. Nghị quyết sô 229/2000 ngày 28-1-2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội;

4. Chỉ thị số 04/2000 ngỳa 17-2-2000 của Chính phủ;

5. Thông tư lien tích số 01/ ngày 12-6-2000 và thông tư liên tịch số 02 ngày 5-7-2000 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tói cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an;

6. Nghị quyết số 01 ngày 4-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

---

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

1. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người ( NXB Công an nhân dân – năm 1994) của con người ( NXB Công an nhân dân – năm 1994)

2. Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự- những vấn đề lý luận và thực tiễn ( NXB Chính trị Quốc gia - năm 1995) tiễn ( NXB Chính trị Quốc gia - năm 1995)

3. Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (NXB Chính trị Quốc gia năm 1995, tái bản năm 2000 ) Chính trị Quốc gia năm 1995, tái bản năm 2000 )

4. Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (NXB Chính trị quốc gia – năm 1997, tái nhân phẩm, danh dự của con người (NXB Chính trị quốc gia – năm 1997, tái bản năm 1999)

5. Bình luận án ( NXB thành phố Hồ Chí Minh - năm 1998)

6. Thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật hình sự Việt Nam ( NXB Chính trị Quốc gia - năm 2000, tái bản năm 2001 ) Quốc gia - năm 2000, tái bản năm 2001 )

7. Thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam ( NXB Chính trị Quốc gia - năm 1998 ) Quốc gia - năm 1998 )

8. Thủ tục giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam ( NXB Chính trị Quốc gia - năm 1999 ) Chính trị Quốc gia - năm 1999 )

9. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ( NXB Chính trị Quốc gia - năm 1998 ) gia - năm 1998 )

10. Pháp luật- Thực tiễn và án lệ ( NXB Đà Nẵng - năm 1999 )

11. Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự( NXB Đà Nẵng - năm 2000 )

12. Hình phạt và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam

(NXB Chính trị Quốc gia - năm 2000 )

13. Bình luận phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 ( NXB thành phố

Hồ Chí Minh - năm 2000 )

14. Tội phạm trong luật hình sự năm 1999 ( NXB Thành phố Hồ Chí

Minh - năm 2001 )

15. Tội phạm và hình phạt trong luật hình sự Việt Nam ( NXB Đà Nẵng – năm 2001 – năm 2001

16. Bình luận Bộ luật hình sự 1999 ( phần riêng) chương XIV- Các tội

Một phần của tài liệu Bài giảng về khoa học bộ luật hình sự 1999 (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w