C. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘ
14. TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ
KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG ( ĐIỀU 106 )
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại, gây thương tật cho người xâm hại từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
Tội phạm này được tách từ khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên Điều 106 Bộ luật hình sự được cấu tạo thành hai khoản, nhưng cả hai khoản đều là tội phạm ít nghiêm trọng. So với khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985, thì khoản 1 Điều 106 nhẹ hơn vì mức cao nhất của khung hình phạt là một năm tù, nhưng khoản 2 của điều luật thì nặng hơn vì có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù ( mức cao nhất của khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 là hai năm tù )
Các dấu hiệu của tội phạm này cũng tương tự như trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự. Do đó khi xác định các dấu hiệu của tội phạm này, cũng phải căn cứ vào các quy định về phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại Điều 15 Bộ luật hình sự.
Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội phạm này với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hậu quả và ý thức chủ quan của người phạm tội đối với hậu quả.
Nếu người bị hại chỉ bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ thì tỷ lệ thương tật phải từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự , nếu tỷ lệ thương tật dưới 31% thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu người bị hại bị chết thì cái chết của người bị hại là do bị thương mà đẫn đến chết người chứ không phải vì nguyên nhân khác. Về phía người phạm tội không mong muốn hoặc không bỏ mặc cho người bị hại chết, cái chết của người bị hại là ngoài ý muốn của người phạm tội.
Các dấu hiệu khác của tội phạm này như: hành vi xâm phạm của người bị hại, hành vi chống trả của người phòng vệ đều tương tự như trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ