C. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘ
14 Xem Đinh Văn Quế "Xác định tuổi của người bị hại trong vụ án hình sự như thế nào" Tạp chí dân chủ và Pháp luật số 7 năm
này khác với trường hợp "giết phụ nữ mà biết là có thai" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Do đó, Nhà làm luật chỉ quy định "đối với phụ nữ có thai" chứ không quy định "mà biết là có thai". Vì vậy, chỉ cần xác định người phụ nữ bị hành hạ đang có thai là người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 2 Điều 110 Bộ luật hình sự.
Khi áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với người phạm tội cần chú ý một số điểm như sau:
Người phụ nữ đang có thai, không kể cái thái đó ở tháng thứ mấy;
Việc xác định người phụ nữ có thai hay không nhất thiết phải do giám định viên hoặc bác sỹ chuyên khoa;
Hành hạ người tàn tật
Hành hạ người tàn tật là đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà người bị lệ thuộc là người bị tàn tật
Người bị tàn tật là người bị một tật và bị tàn phế, không có khả năng tự vệ như người bình thường, như bị cụt chân, bị bại liệt, bị mù, bị câm điếc... Tuy nhiên, không coi là hành hạ người tàn tật nếu người bị hành hạ chỉ bị một tật nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, vẫn có khả năng tự vệ như người bình thường. Ví dụ: Một người bị thương tật có tỷ lệ 12%, thậm chí 21% nhưng vẫn khoẻ mạnh.
Phạm tội đối với nhiều người (điểm b khoản 2 Điều 110)
Hành hạ nhiều người là trường hợp đối xử tàn ác với từ hai người lệ thuộc mình trở lên. Có thể cả hai người trở lên cùng bị hành hạ trong một thời gian hoặc có thể không cùng một thời gian. Ví dụ: Tô Sỹ T là chủ Nhà hàng Caraoke đã có hành vi hành hạ chị Đỗ Thị L là tiếp viên Nhà hàng làm chị L phải bỏ trốn khỏi Nhà hàng, nhưng không dám tố cáo hành vi phạm tội của T. sau đó T lại tiếp tục có hành vi hành hạ chị Trần Kim D và bị chị D tố cáo hành vi phạm tội của T trước cơ quan pháp luật. Trong quá trình điều tra,mới phát hiện trước đó T còn hành hạ chị L nên T bị truy cứ trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điều 110
19. TỘI HIẾP DÂM (ĐIỀU 111)
Hiếp dâm là hành vi của một người dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ.
Hiếp dâm là tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của phụ nữ
A. CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM
Người phạm tội thực hiện việc hiếp dâm có thể dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ.
So với Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, thì Bộ luật hình sự năm 1999 mô tả hành vi khách quan đầy đủ và cụ thể hơn. Nếu như Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định: "người nào dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác" thì Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác". Như vậy, so với Bộ luật
hình sự năm 1985, Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thêm hai hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm này, nhưng không vì thế mà cho rằng tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 đã thay đổi về chất so với tội hiếp dâm quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985. Việc nhà làm luật quy định thêm hai hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm chỉ làm cho việc áp dụng dễ dàng, thuận tiện hơn, chứ không làm cho bản chất thay đổi. Tuy nhiên, về cấu tạo, Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 được cấu tạo lại hợp lý hơn so với Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985.