Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính làm chết nhiều người ( khoản 2 Điều 99)

Một phần của tài liệu Bài giảng về khoa học bộ luật hình sự 1999 (Trang 62 - 63)

D. PHÂN BIỆT VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC

2. Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính làm chết nhiều người ( khoản 2 Điều 99)

nhiều người ( khoản 2 Điều 99)

Làm chết nhiều người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là làm chét từ hai người trở lên và tất cả những người bị chết đều là hậu quả của hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 99 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ năm năm đến mười hai năm tù. So với đoạn hai khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 2 Điều 99 nhẹ hơn, do đó các hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới điều tra, truy tố xét xử thì Toà án được áp dụng khoản 2 Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1999 để xét xử đối với người phạm tội

Nếu chỉ có một người bị chết do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, còn những người khác chết không phải do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm

hình sự theo khoản 1 Điều 99 và tùy trường hợp mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 98 Bộ luật hình sự.

Nếu có hai người chết, trong đó có một người chết do vị phạm quy tắc nghề nghiệp và một người chết do vi phạm quy tắc hành chính, thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 99 Bộ luật hình sự nhưng tội danh của người phạm tội phải được xác định là phạm tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính" ( thay liên từ "hoặc" bằng liên từ "và" ).

Theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính còn có thể bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc từ một năm đến năm năm. Việc cấm người phạm tội đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định cần phải căn cứ vào hành vi phạm tội của họ. nếu họ vi phạm quy tắc nghề nghiệp làm chết người thì cấm họ hành nghề có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Khi cấm cũng cần phải xem xét đến khả năng thực tế nếu để họ tiếp tục hành nghề đó nữa thì có thể lại tiếp tục gây ra hậu quả nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người khác, không nên cấm một cách chung chung mà phải cấm cụ thể nghề gì. Ví dụ: Cấm vận hành máy nổ trong thời hạn 3 năm, cấm phẫu thuật trong thời hạn 2 năm...

8. TỘI BỨC TỬ (ĐIỀU 100)

Bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm cho người đó tự sát.

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu Bài giảng về khoa học bộ luật hình sự 1999 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w