Phạm tội đối với nhiều ngườ

Một phần của tài liệu Bài giảng về khoa học bộ luật hình sự 1999 (Trang 90 - 91)

C. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘ

2. Phạm tội đối với nhiều ngườ

Do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích cho từ hai người trở lên hoặc dẫn đến chết hai người trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ một năm đến ba năm tù, cũng là tội phạm ít nghiêm trọng.

Tất cả những người bị thương đều phải có tỷ lệ từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 106. Nếu có nhiều người bị thương, nhưng chỉ có một người bị thương tật với tỷ lệ từ 31% trở lên thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 106 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên thực tiễn xét xử cho thấy có những trường hợp chỉ có một người bị thương có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên và có nhiều người khác bị thương tật dưới 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 31% trở lên, thậm chí có trường hợp trên 61%.Vậy có truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản 2 Điều 106 hay không ? Do tội phạm mới được tách ra từ khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985, nên các cơ quan pháp luật chưa có điều kiện tổng kết hướng dẫn. Nhưng theo chúng tôi, nếu quy định phạm tội đối với nhiều người và mỗi người có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thuộc trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự, thì trường hợp phạm tội này cũng phải truy cứu người phạm tội theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự, vì có như vậy mới bảo đảm nguyên tắc công bằng.

Tuy nhiên, nếu so sánh với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật hình sự, vẫn có những vấn đề bất hợp lý mà về lý luận cũng như thực tiễn

xét xử cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Ví dụ: Do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây thương tích dẫn đến chết một người thì thuộc trường hợp khoản 1 Điều 106, nhưng gây thương tích cho hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người là 31% thì lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự là không hợp lý, vì hai người bị thương với tổng tỷ lệ thương tật là 62% lại bị áp dụng hình phạt nặng hơn trường hợp dẫn đến chết một người. Vì vậy, chúng tôi đề nghị khi sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định phạm tội đối với nhiều người và tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết nhiều người thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự.

Đối với trường hợp có nhiều người bị chết, thì tất cả những người bị chết đó đều nằm ngoài ý muốn của người phạm tội và cái chết của họ là do bị thương mà dẫn đến chết người chứ người phạm tội không có ý định tước đoạt tính mạng của họ. Nếu có nhiều người bị chết do hành vi phòng vệ quá mức cần thiết, trong đó chỉ có một người là do bị thương tích dẫn đến chết người còn những người khác không thuộc trường hợp này thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo khoản 1 Điều 106 Bộ luật hình sự và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 96 Bộ luật hình sự. Về lý luận là thế, nhưng thực tiễn xét xử it trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng tách bạch như vậy mà thường chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo Điều 96 Bộ luật hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cả khoản 2 Điều 96 và khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự năm 1999 đều là những cấu thành mới chưa được thực tiễn xét xử kiểm nhiệm nên không thể tránh khỏi những bất cập. Hy vọng rằng những bất cập này sẽ được tổng kết qua thực tiễn xét xử và sẽ được xem xét sửa đổi bỏ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng về khoa học bộ luật hình sự 1999 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w