C. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘ
10. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (điể mi khoản 2 Điều 120)
Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp do hành vi phạm tội mà gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như: làm cho đứa trẻ bị ốm đau dẫn đến tử vong; làm cho người thân của đứa trẻ phải bỏ công việc đi tìm đứa trẻ mất nhiều ngày, tốn kém đến thời gian, tiền bạc; làm ảnh hưởng lớn đến các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước như chính sách cho người nước ngoài nhận trẻ em nước ta làm con nuôi v.v...
Khi đánh giá hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, trong một hoàn cảnh
cụ thể, xem xét một cách khách quan toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án và hậu quả do hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gây ra để xác định hậu quả của hành vi do người phạm tội thực hiện đã nghiêm trọng chưa.
Phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thuộc các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; vì động cơ đe hèn; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em; đẻ đưa ra nước ngoài; để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; đẻ sử dụng vào mục đích mại dâm; tái phạm nguy hiểm; gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nếu người phạm tội chỉ có một tình tiết định khung hình phạt trong khi đó không có tình tiết tăng nặng mà lại có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì có thể được áp dụng hình phạt phạt dưới mười lăm năm tù, nhưng không được dưới ba năm tù, vì theo Điều 47 Bộ luật hình sự khi quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết định khung hình phạt lại có tình tiết tăng nặng, không có hoặc chỉ có một tình tiết giảm nhẹ thì không được quyết định mức hình phạt thấp nhất của khung hình phạt. So với khoản 2 Điều 149 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khung hình phạt quy định ở khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 là nặng hơn, nên không áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện xử lý.
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm theo khoản 3 Điều 120 Bộ luật hình sự. So với Điều 150 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hình phạt bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 là quy định không có lợi cho người phạm tội, bởi vì theo Điều 150 Bộ luật hình sự năm 1985 thì chỉ đối với trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội mới có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm, không quy định hình phạt tiền, hình phạt cấm dảm nhiệm chức vụ, hình phạt cấm làm hành nghề hoặc công việc nhất định. Do đó đối với trường hợp phạm tội này không áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện xử lý.
29. TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC ( ĐIỀU 121)
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.
A. CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM
1. Đối với người phạm tội
Người phạm tội phải là người có hành vi (hành động) được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, thoả mãn thú vui của xác thịt v.v...Tất cả những hành vi này chưa tới mức cấu thành tội phạm như: Hiếp dâm, cưỡng dâm và không thuộc trường hợp dâm ô với trẻ em, mà chỉ xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Ví dụ: Một bọn lưu manh bắt một cô gái mà chúng nghi là cô này đã báo cho Công an bắt chúng về hành vi tụ tập đánh bạc ăn tiền, rồi đưa cô gái này đến một đoạn đường vắng lột trần truồng thay phiên nhau có hành vi dâm ô với cô gái rồi thả cho cô gái này về nhưng không cho mặc quần áo.
Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại, để thoả mãn thú vui xác thịt.
Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế đe doạ buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình, nhưng tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Tuy nhiên, nếu hành vi đó lại cấu thàh một tội riêng thì tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Ví dụ: Phan Anh T là một tên có nhiều tiến án tiền sự, T yêu chị Lê Thị H nhưng chị H lại yêu anh Đỗ Mạnh K. Biết anh K đã có vợ, nên T rủ thêm Bùi Công Q hẹn anh K đến chỗ vắng để giải quyết việc yêu đương, anh K nhận lời đến chỗ hẹn thì bị T và Q dùng dao găm khống chế bắt anh K phải cởi hết quần áo đưa cho bọn chúng, anh K xin được mặc chiếc quần lót (quần đùi) nhưng chúng không cho, anh K định bỏ chạy thì bị T đâm một nhát vào bụng rồi chúng ôm quần áo của anh K về đưa cho vợ anh K nói rằng anh K đã ngủ với vợ người khác bị bắt quả tang. Anh K bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu và điều trị 40 ngày. Kết luận pháp y xác định anh K bị thương tích có tỷ lệ thương tật 35%. Trong trường hợp này, ngoài tội làm nhục người khác, Phan Anh T và Bùi Công Q còn bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.