Phạm tội trong trường hợp đặcbiệt nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Bài giảng về khoa học bộ luật hình sự 1999 (Trang 83 - 84)

C. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘ

12.Phạm tội trong trường hợp đặcbiệt nghiêm trọng.

Thực tiễn xét xử cho thấy, ngoài trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người, thì trong thực tế còn có một số trường hợp mặc dù thương tích mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân chưa phải là nặng thậm chí không đáng kể, nhưng tính chất của tội phạm rất nghiêm trọng. Ví dụ: Phạm Văn C do không nộp đủ mức khoáng sản nên bị hợp tác xã thu bớt lại ruộng, C đã đến văn phòng hợp tác xã chửi rủa, đe doạ đồng chí chủ nhiệm. Sau khi ở văn phòng hợp tác xã về, C nảy ý định trả thù đồng chí chủ nhiệm, y về nhà lấy dao sang nhà đồng chí chủ nhiệm, chỉ có ba đá con nhỏ của đồng chí chủ nhiệm đang chơi với nhau, trong đó có một cháu mới 4 tháng tuổi, C liền dùng dao chém nhiều nhát vào người vào mặt cả ba cháu, nhưng vì C chỉ dùng chiếc dao nhỏ sắc nên chỉ làm rách ra chảy máu, tỷ lệ thương tật của ba cháu không đáng kể. Sự trả thù hèn hạ này của C đáng phải bị trừng trị nghiêm khắc. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá VIII đã bổ sung trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng vào khoản 3 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 để đáp ứng yêu cầu đấu tranh đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng này. Sau khi Quốc hội đã bổ sung vào khoản 3 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 tình tiết "phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng", tuy chưa có văn bản nào hướng dẫn trường hợp cố ý gây thương tích thế nào là thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nhưng thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng đã coi các trường hợp phạm tội sau đây là trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng:

- Gây thương tích cho rất nhiều người trong đó có người bị thương tích nhẹ, có người bị cố tật nặng hoặc có tỷ lệ thương tật trên 60%.

- Gây thương tích nặng hoặc tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người (hai người trở lên) mà mỗi người đều có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên

Ngoài những trường hợp trên, tuỳ tình hình cụ thể của từng vụ án, xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do bị cáo gây ra mà có thể coi đó là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng để xử phạt bị cáo theo khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự.

Một phần của tài liệu Bài giảng về khoa học bộ luật hình sự 1999 (Trang 83 - 84)