Một số mơ hình liên kết sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 42)

1.2.1 .Khái quát chung về cây chè

1.2.4. Một số mơ hình liên kết sản xuất chè

1.2.4.1. Mơ hình liên kết sản xuất chè cảu Cơng ty cổ phần chè Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang

Năm 2016, Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm bắt tay vào triển khai mơ hình liên kết mới với 90 hộ trồng chè, diện tích 14,2 ha. Các hộ tham gia mơ hình được Cơng ty cử cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hái, bảo quản chè theo đúng tiêu chuẩn EU, các hộ thực hiện theo phương châm "3 cùng" cùng sử dụng một loại phân, cùng chăm sóc, cùng phịng trừ sâu, bệnh hại (sử dụng cùng 1 loại thuốc BVTV theo từng thời điểm).

Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm cho biết, muốn phát triển bền vững, sản phẩm làm ra phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ thực tế này, cơng ty nghiên cứu, tìm mơ hình liên kết sản xuất mới, thay vì quan hệ mua - bán với người dân như trước đây. Hiện nay, giữa Công ty và người dân liên kết với nhau dựa trên việc phân công công việc cụ thể. Người nông dân được công ty trả lương để chăm sóc vườn chè của chính gia đình. Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm, điều kiện đầu tiên phải quản lý được chất lượng của phân bón và thuốc BVTV. Vì vậy, Cơng ty cung ứng trước vật tư nơng nghiệp (phân bón, thuốc BVTV), hướng dẫn người dân chăm sóc chè theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm chè búp tươi đạt tiêu chuẩn EU. Hàng năm, các hộ trồng chè và công ty cùng thỏa thuận giá thu mua chè búp tươi ngay từ đầu năm, vì vậy các hộ trồng chè sẽ không phải lo biến động của giá cả thị trường.

Trước đây, giữa Công ty và người trồng chè liên kết với nhau thông qua hợp đồng khốn sản phẩm, cơng ty sẽ thu mua chè búp tươi cho người dân. Tuy nhiên, mối liên kết này còn nhiều hạn chế: người dân chỉ chú trọng đến việc nâng cao năng suất chè búp tươi để bán cho cơng ty, mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Người dân tự sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp khó khăn, việc mua vật tư nơng nghiệp cũng chịu giá cao hơn trong khi chất lượng người dân không tự thẩm định được…việc lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học để tăng năng suất, làm giảm chất lượng, phẩm cấp chè thành phẩm.

Hiện nay, Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm thành lập các đội sản xuất, mỗi đội sản xuất sẽ quản lý 40 - 50 ha chè. Các đội xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; trong đó, đội trưởng là người do cơng ty cử, chịu trách nhiệm điều hành chung kiêm giao nhận sản phẩm. Đội phó và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Ban đại diện do các hộ dân có liên kết với cơng ty bầu ra, đội phó chịu trách nhiệm giám sát sâu bệnh, kỹ thuật chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh cho chè, cấp phát vật tư và ghi chép sản lượng, Ban đại diện sẽ thay mặt các hộ trồng chè đứng ra ký kết hợp đồng mua bán với Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm và chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm chè búp tươi của đội mình trước Cơng ty. Mỗi đội có các tổ dịch vụ: tổ bảo vệ thực vật (3 người) chuyên thực hiện phun thuốc BVTV khi có chỉ định của Đội trưởng và cán bộ kỹ thuật của Công ty, tổ đốn và thu hái chè (5 người), tổ bón phân (5 người). Thành viên của các tổ dịch vụ được Công ty trả lương.

Chị Đào Thị Thương, thôn Quyết Thắng, xã Mỹ Bằng cho biết: “Thực hiện mơ hình liên kết mới với cơng ty, người dân có nhiều thuận lợi. Tồn bộ vật tư phân bón, thuốc BVTV được Cơng ty ứng trước cho các hộ, chè được chăm sóc, thu hái đúng kỹ thuật nên sản lượng tăng, ít sâu bệnh, hạn chế tối đa việc phun thuốc bảo vệ thực vật nên giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó, mỗi tháng chỉ làm 8-10 công lao động/ha, giảm gần một nửa số ngày công lao động so với trước đây nên có thời gian làm các cơng việc kinh tế khác nâng cao thu nhập cho gia đình… Gia đình hiện có 6.000 m2 đất trồng chè, tham gia mơ hình liên kết sản xuất mới năng suất chè của gia đình bà tăng từ 10,62 tấn ban đầu lên 12,64 tấn.

Hiện nay, Công ty trao quyền tự chủ cho người nông dân, các hộ tự quyết định chất lượng sản phẩm của mình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu bằng cách: Trong đội, các hộ giám sát chéo lẫn nhau trong việc thực hiện quy trình chăm sóc và sử dụng thuốc BVTV đúng chủng loại thuốc theo quy định của Công ty, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hái; tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ cỏ. Mỗi lứa hái, Công ty sẽ chọn ngẫu nhiên 1 số hộ tự lấy mẫu gửi sang kiểm tra, phân tích mẫu tại trung tâm phân tích mẫu Eurofins -HamBurg (Đức) để phân tích và kết quả được Trung tâm gửi lại cho hộ có mẫu gửi đi và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đội trưởng của đội đó, các hộ tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm chè búp tươi của mình.

Với hiệu quả thiết thực mà mơ hình sản xuất mới mang lại, hiện nay cơng ty đã mở rộng mơ hình này với 500 hộ trồng chè trên diện tích 273 ha chè.

Ơng Trần Văn Tuấn, Trưởng phịng Nơng nghiệp, Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm cũng cho biết, sản phẩm chè của mô hình sản xuất mới vượt trội về mẫu mã và chất lượng (tăng 30% so với chè sản xuất theo mơ hình cũ). Chè đảm bảo an tồn thực phẩm theo cam kết của công ty với đối tác (chủ yếu theo tiêu chuẩn của EU), giảm 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm 25% chi phí thu hái chè. Chè đảm bảo chất lượng nên giá bán chè khô cao hơn, thị trường mở rộng ổn định. Mơ hình liên kết mới xây dựng được tính cộng đồng, đồn kết và tác phong công nghiệp cho người nông dân.

(Cổng thông tin điên tử tỉnh Tuyên Quang, 2017)

1.2.4.2. Mơi hình liên kết sản xuất chè tại Xn Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

“Nâng cao chất lượng sản xuất chè hàng hóa” giai đoạn 2016 - 2020 của huyện được triển khai, trong đó, chú trọng vào việc xây dựng các mơ hình liên kết sản xuất chè theo quy trình khép kín. Đặc biệt, từ thành cơng của mơ hình liên kết sản xuất chè theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ tại Bản Ven của HTX Thân Trường, đến nay, mơ hình này đã được triển khai nhân rộng tại nhiều bản trên địa bàn xã Xuân Lương, qua đó, góp phần thay đổi tập quán canh tác, tạo đầu ra ổn định và nâng cao thu nhập cho người trồng chè.

Gia đình anh Nguyễn Anh Tuấn, bản Xn Mơi, xã Xn Lương có kinh nghiệm trồng chè từ lâu, song trước đây việc sản xuất chè của gia đình anh rất manh mún, năng suất khơng cao. Thấy ở Bản Ven, các hộ dân tham gia mơ hình liên sản xuất chè theo quy trình khép kín, đầu ra thuận lợi, anh cùng với một số hộ trồng chè trong Bản đã thành lập tổ sản xuất chè, đưa các giống chè mới vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trồng, cùng hỗ trợ nhau về KHKT, đầu ra… nhờ vậy, năng suất, chất lượng chè không ngừng tăng lên.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, bản Xuân Môi, xã Xuân Lương cho biết: “Từ những thành cơng của mơ hình chè Bản Ven, chúng tơi đã học hỏi và rút kinh nghiệm, áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình mình. Mặt khác chúng tơi cũng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, kết quả là năng suất, chất lượng chè được nâng lên đáng kể”.

Từ thành cơng của mơ hình liên kết sản xuất chè theo quy trình khép kín tại HTX Thân Trường, đến nay, không chỉ ở Bản Ven mà tại nhiều Bản khác trên địa bàn xã Xuân Lương, nhiều hộ trồng chè đã cùng nhau đứng lên thành lập các nhóm, tổ liên kết sản xuất chè. Thay vì trồng, sản xuất chè manh mún, nhỏ lẻ, các hộ tham gia nhóm, tổ liên kết đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến; tích cực hỗ trợ về KHKT, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm…Nhờ thực hiện có hiệu việc sản xuất chè theo quy trình khép kín nên năng suất chè tăng lên 1,7 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, tăng từ 70kg/sào lên 120kg/sào, giá bán cũng cao hơn.

Anh Nguyễn Văn Thủy, bản Xuân Môi xã Xuân Lương tâm sự: “Tham gia mơ hình liên kết sản xuất chè tôi thường xuyên được tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật về phương thức canh tác, cách phòng trừ sâu bệnh, kĩ thuật thu hái chè đảm bảo an tồn sinh học... Vì vậy hiệu quả sản xuất được nâng lên, kinh tế gia đình cũng phát triển hơn trước”.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nông Văn Tám, cán bộ Khuyến nông xã Xuân Lương cho biết: “Việc xây dựng tổ liên kết có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm chè. Thương lái sẽ trực tiếp đến nhà của các nhóm trưởng để thu mua chè cho tất cả các thành viên trong nhóm. Điều này sẽ giúp ổn định và mở rộng diện tích cây chè, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền nơng nghiệp hàng hóa tại địa phương”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tồn huyện hiện có trên 500 ha chè, mục tiêu của huyện đến năm 2020 nâng tổng diện tích chè lên trên 700 ha. Việc xây dựng các mơ hình liên kết sản xuất chè khép kín khơng chỉ góp phần nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm chè xanh tại địa phương mà nó cịn từng bước tạo đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người trồng chè. (Cổng thông tin điện tử huyện Yên Thê, tỉnh Bắc Giang, 2017)

1.2.4.3. Mơ hình liên kết sản xuất chè an tồn của Cơng ty cổ phần chè Tân Cương Hồng Bình, Thái Ngun.

Đỗ Thị Lý, Cơng ty cổ phần chè Tân Cương Hồng Bình, Thái Nguyên cho biết, là một trong những công ty đầu tiên xây dựng thương hiệu vùng chè Tân Cương nói riêng và ở Thái Ngun nói chung, Hồng Bình Tân Cương đã chi phí rất nhiều để quảng bá cho thương hiệu nhưng đến khi phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cũng tranh thủ sử dụng thương hiệu Tân Cương nên khó để phân biệt. Đó là thách thức đầu tiên, thách thức nữa là khi có hiện tượng tranh bán tranh mua, người nông dân sẽ sẵn sàng từ bỏ đối tác doanh nghiệp đã ký cam kết nếu có sự chênh lệch trong giá cả, đẩy doanh nghiệp sản xuất an toàn vào thế thiếu hụt hoặc mất nguồn nguyên liệu.

Với việc thực thi Luật VSATTP, bà Lý cho rằng, bản thân các DN phải tuân thủ nghiêm các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, do đó, đều phải tự xây xây dựng cho mình một chương trình theo hướng gắn kết với bà con nơng dân như thế nào để đảm bảo được vùng nguyên liệu an toàn và bền vững. Với Tân Cương Hồng Bình, doanh nghiệp xây dựng những mơ hình HTX liên kết ở trong đó, các chủ nhiệm HTX phải theo dõi q trình chăm sóc, q trình thu hái, ngay sau thu hái về cũng phải phân loại A-B-C các nguyên liệu sản xuất cho công ty. Thực tế, kỹ thuật viên của công ty cùng chủ nhiệm HTX đã phân loại ngay từ khâu nguyên liệu cho nên khi sản phẩm về đến nhà máy, một lần nữa kỹ thuật viên lại một lần nữa phân loại những nguyên liệu có đạt tiêu chuẩn A-B-C, Khi sản phẩm không đạt, công ty sẽ trả lại thẳng cho HTX chứ khơng giảm giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chính vì vậy, các chủ nhiệm các HTX phải chịu trách nhiệm và chắc chắn rằng phải làm chất lượng mới được giá thành cao như quy định, cịn nếu khơng đạt được yêu cầu như cơng ty mà mang sản phẩm đó ra ngồi thị trường thì bán khơng được giá như đưa vào cơng ty.

Cũng theo bà Lý, hiện nay, tình trạng sản xuất chè không chỉ ở Thái Nguyên mà tất cả các tỉnh khác đều rất manh mún, mỗi hộ nơng dân tự làm chủ diện tích của mình và đây chính là bất cập lớn sẽ lệ thuộc và trơng chờ chủ yếu vào ý thức tự giác của người nơng dân. Vì vậy, cần mở rộng một mơ hình với diện tích rộng lớn, tập trung thống nhất và tn thủ quy trình khép kín, đảm bảo các chu trình. Quan trọng hơn cả là gia tăng chuỗi liên kết. Để việc liên kết hiệu quả, cần phát huy tối đa đặc tính ưu điểm của từng khâu. Cụ thể, về kỹ thuật, cần các nhà khoa học, về quản lý cần các cơ quan quản lý cịn DN thì phải chịu trách nhiệm đầu ra quản lý thị trường và người nông dân phải chịu trách nhiệm về cây trồng và chăm sóc, thu hái. “Trong chuỗi liên kết, nhà nào cũng quan trọng, nếu doanh nghiệp - nông dân - cơ quan nhà nước – nhà khoa học khơng thơi thì cũng khơng đủ, mà trên hết rất cần định hướng cụ thể của cơ quan nhà nước, làm sao để các mắt xích liên kết, vận hành tốt với nhau” – bà Lý nhấn mạnh. Đối với cơ sở liên kết sản xuất Tiến n, Tân Cương, Thái Ngun, tham gia mơ hình VietGAP từ 2011. Theo đó, cơ sở sử dụng nhiều phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh để bón cho cây chè, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi dùng thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách). Điều này cho cây chè khỏe, chủ động quản lý sâu bệnh mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng cao. Xu hướng chính hiện nay là sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường. Do đó, cơ sở Tiến Yên đã chủ động tham gia liên kết, tăng cường chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, đối với cơ sở Tiến Yên, việc ký kết thu mua nguyên liệu cũng như sản phẩm với các đầu mối lớn vẫn phải được đảm bảo, giúp người dân chủ động trong sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chè. Đồng thời, nhà nước cũng cần tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người sản xuất chè an tồn có đất phát triển và mở rộng.

Đồng quan điểm này, HTX chè Tân Hương, Thái Nguyên xác định, phải sản xuất, chế biến ra những sản phẩm chè có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Trong bối cảnh cịn khó khăn để mở rộng sản xuất an tồn, từ thực tiễn hoạt động, HTX chè Tân Hương cho rằng các cơ sở, HTX và doanh nghiệp sản xuất chè an tòan cần được hỗ trợ trong ứng dụng KHKT công nghệ cao, quảng bá và xây dựng thương hiệu, vay vốn ưu đãi… nhất là quản lý tốt khâu giám sát và bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chất lượng của các sản phẩm chè ở từng địa phương cũng như trên cả nước, tạo ra một sân chơi cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Có thể thấy, trong bối cảnh gia tăng sản xuất lớn, cạnh tranh cao, việc thu hút, lôi kéo người sản xuất nhất là người sản xuất nhỏ tham gia vào chuỗi, chính các doanh nghiệp sẽ là đối tượng phát huy vai trò tiên phong, thu hút người làm ăn chân chính đưa họ lên thành số đông. Thêm nữa, quản lý của cơ quan Nhà nước cũng cần phải điều chỉnh, rà sốt, bổ sung chính sách để có những điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 42)