Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 33)

5 .Ý nghĩa của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất

1.1.3.1. Khái niệm

Trong kinh tế hiện đại, càng ngày khái niệm liên kết càng được ứng dụng nhiều hơn và trong nhiều ngành, lĩnh vực hơn nhằm mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ… của các chủ thể tham gia liên kết (Porter, 1985). Liên kết là một trong những hình thức hợp tác của con người ở trình độ cao, đã được con người vận dụng từ rất lâu đời và xã hội càng phát triển thì trình độ hợp tác của con người trong xã hội càng được nâng cao và phát triển thành các hình thức liên kết đa dạng hơn (Kaplinsky and Morris, 2002). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh liên kết là một trong những phương thức tất yếu để tăng cường nội lực cho các chủ thể kinh tế với đặc điểm chung là dù theo hình thức nào, ở mức độ nào thì các liên kết cũng đều nhằm mang lại vị thế lớn hơn, năng lực lớn hơn và lợi nhuận lớn hơn cho các chủ thể tham gia liên kết.

Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học, liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khn khổ pháp luật của Nhà nước (Hữu Khuê Mai, 2001). Liên kết kinh tế chính là những phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thức hoạt động của các hình thức hợp tác trong kinh tế và do vậy liên kết kinh tế cũng phát triển ngày càng phong phú, đa dạng theo sự phát triển của kinh tế; tất cả các mối quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay nhiều đối tác với nhau dựa trên những hợp đồng với những thoả thuận nhất định.

1.1.3.2. Khái niệm Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Tại Điều 3, Điều 4, Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, có nêu:

“ Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là liên kết) là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các đối tượng tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi chung là các bên tham gia liên kết) để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

2. Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp quy định tại Nghị định này là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây gọi chung là liên kết chuỗi giá trị). Các hình thức liên kết cụ thể quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung: Là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nơng nghiệp cùng loại có quy mơ phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an tồn dịch bệnh, bảo vệ mơi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Điều 4. Các hình thức liên kết

1. Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

2. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

3. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

4. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

5. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

6. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

7. Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp” .

Tóm lại, liên kết có thể được hiểu là một cơ chế hợp tác, nó phản ánh mối quan hệ về phân cơng lao động trong q trình sản xuất giữa các vùng địa lí, các ngành, các đơn vị, thành phần kinh tế… Liên kết là sự hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất. Liên kết trong sản xuất và chế biến chè cũng có khái niệm chung tương tự như vậy - là sự hợp tác, phối hợp có tính chất lâu dài giữa người trồng

chè và doanh nghiệp chế biến chè nhằm nâng cao được sản lượng và chất lượng chè nuôi cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

1.1.3.3. Liên kết ngang

Về khái niệm, liên kết ngang là hình thức tổ chức mà trong đó mỗi bên tham gia là một chủ thể, đơn vị riêng biệt nhưng có mối quan hệ ngang (dạng lát cắt ngang) với nhau trong cùng luồng hoạt động sản xuất kinh doanh (Porter,1985). Kết quả của liên kết ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như HTX, liên minh, hiệp hội... và chính vì vậy có nhiều khả năng dẫn đến độc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

quyền trong một thị trường cụ thể nếu khơng được kiểm sốt. Tuy nhiên, trước khi tiến tới độc quyền, với loại liên kết này, ngành nơng nghiệp có thể hạn chế được việc bị ép cấp, ép giá nông sản khi tiêu thụ nhờ khả năng làm chủ thị trường dựa trên năng lực liên kết (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006). Khác với liên kết dọc phát triển theo hướng chuyên mơn hóa sản xuất, phân khúc sản xuất theo chuỗi thì liên kết ngang là phát triển theo hướng tập trung hóa cả trong sản xuất và tiêu thụ. Liên kết ngang là loại hình liên kết phù hợp với mục tiêu hỗ trợ nâng caokhả năng cạnh tranh cho những lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp với chủ thể chính là các hộ gia đình nơng dân sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006). Liên kết ngang cũng có thể sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường lớn, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, thị phần lớn (Porter, 1985).

1.1.3.4. Liên kết dọc

Về khái niệm, liên kết dọc là quan hệ tất yếu hình thành trong quá trình phát triển các chuỗi giá trị nông sản (Kaplinsky and Morris, 2002). Liên kết dọc kết hợp các khâu như sản xuất, phân phối, mua bán hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong một chuỗi duy nhất. Như vậy, một cơng ty/doanh nghiệp liên kết phía trước với các nhà cung cấp đầu vào và cũng có thể liên kết về phía sau với những người tiêu thụ (bán buôn, bán lẻ…) trong cùng chuỗi ngành hàng để bán sản phẩm (Porter, 1985). Liên kết dọc trong nông nghiệp hình thành từ hai áp lực chính: một là địi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm và hai là sự ổn định nguyên liệu và giá nguyên liệu cho chế biến (Trần Tiến Khai, 2012). Đồng thời, liên kết dọc phát sinh do yêu cầu thích ứng với thị truờng hiện đại dẫn dến việc hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm (Trần Tiến Khai, 2012). Bên cạnh đó, khái niệm chun mơn hóa sản xuất ngày càng trở nên phổ biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ở từng chi tiết riêng lẻ. Q trình chun mơn hóa có thể được tổ chức ở trong cùng một doanh nghiệp, tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đồn nhưng cũng có thể được tổ chức theo dạng liên kết dọc giữa các nhà sản xuất, trong đó nhà sản xuất ở khâu tiếp sau sẽ là người sử dụng/tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất ở khâu phía trước. Như vậy, liên kết dọc cho phép các sản phẩm và dịch vụ được xâu chuỗi lại với nhau từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng (Porter, 1985). Việc tổ chức sản xuất kinh doanh như vậy đã dần hình thành nên khái niệm “liên kết dọc” như ngày nay - được thực hiện theo trật tự các khâu của q trình sản xuất kinh doanh theo dịng vận động của sản phẩm. Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm tất cả các giai đoạn từ cung ứng đầu vào, sản xuất, chế biến, nguyên liệu đến đóng gói, phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, các chủ thể ở giữa chuỗi ngành hàng đều có vai trị là khách hàng của chủ thể ở khâu trước đó đồng thời là người cung cấp sản phẩm cho các khâu tiếp theo. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên một chuỗi giá trị của một ngành hàng cụ thể và có thể làm giảm đáng kể các chi phí trung gian (Lê Văn Lương, 2008). Tác giả đã khẳng định vấn đề phân bổ giá trị và chia sẻ rủi ro giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết là một trong những nội dung chính của hầu hết các liên kết đã và đang được xây dựng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung (Lê Văn Lương, 2008). Giải quyết được hài hòa yêu cầu này sẽ đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các liên kết. Liên kết dọc chú trọng đến cả quá trình sản xuất và phân phối và do đó các tác động trong mối quan hệ này cũng nhắm đến phạm vi của cả chuỗi hơn là chỉ nhằm điều tiết một đầu vào cụ thể nào đó của q trình sản xuất (Kaplinsky and Morris, 2002). Nói cách khác, mỗi tác nhân tham gia trong liên kết dọc sẽ phải tự chịu trách nhiệm với phân khúc của mình trong mối liên hệ với các phân khúc phía sau - đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ để cả chuỗi sản xuất tiêu thụ luôn được thơng suốt. Như vậy, liên kết dọc có thể được coi là một hình thức tổ chức sản xuất được tạo ra để xác định mối quan hệ của các giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chuỗi giá trị nông nghiệp (tiếng Anh: Agricultural value chain) được sử dụng từ khi bắt đầu thiên niên kỷ mới, chủ yếu bởi những người làm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Mặc dù khơng có một định nghĩa chính thức được sử dụng, nó thường đề cập đến tồn bộ chuỗi hàng hố và dịch vụ cần thiết cho sản phẩm nông nghiệp để di chuyển từ nông trại đến khách hàng cuối cùng hay khách hàng đơn thuần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 33)