Đánh giá chung về điều kiện tự nhiêm, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)

1.2.1 .Khái quát chung về cây chè

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiêm, kinh tế, xã hội

- Huyện có vị trí địa lý tiếp giáp với 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn. Đây là vùng núi cao, núi đất xen núi đá vôi, nhiều hang động, sông suối vây quanh, thác nước bốn mùa tạo nên phong cảnh hữu tình, lại có nhiều di tích lịch sử như: Nhà tù Chợ Chu; Cơ quan Trung ương Đảng, Chính Phủ, Bộ quốc phịng và Bác Hồ đã làm việc tại đây; liên khu di tích lịch sử Tân Trào. Do nơi đây có cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường trong lành, là điều kiện để phát huy tiềm năng du lịch sinh thái. Khi hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh thì ATK trở thành điểm tham quan du lịch tạo diều kiện cho các làng nghề quảng bá sản phẩn từ đó tạo động lực cho các làng nghề phát triển.

- Nền kinh tế của huyện trong những năm qua có sự tăng trưởng khá cao và ổn định. Tuy nhiên, cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Nhìn chung, đất đai của huyện đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hoá cây trồng. Do đó, cần có các biện pháp bố trí hệ thống cây trồng phù hợp để khai thác lợi thế này, đặc biệt là cây chè.

- Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hóa chun mơn ngày càng cao. Đây là nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Năng lực trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tổ chức sản xuất kinh doanh có nhiều kinh nghiệm ... là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 56)