Các giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi ở các làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 83)

3.2.1 .Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết ngang

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi ở các làng

nghề chè huyện Định Hóa

3.3.1. Định hướng

- Các cấp, các ngành của xã, huyện, tỉnh cần hỗ trợ các làng nghề xây dựng thường hiệu chè riêng của từng làng nghề.

- Các làng nghề cần thành lập Hợp tác xã để hoạt động theo Luật doanh nghiệp, từ đó ký kết các hơp đồng kinh tề với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc sản xuất chè, tạo ra các chuỗi liên kết trong sản xuất chế biến, tiêu thụ chè.

3.3.2. Mục tiêu

Đến năm 2025 phát triển liên kết sản xuất giữ các hộ, các tổ hợp tác, các hợp tác xã trong cùng làng nghề vơi nhau, tiến tới liên kết giữa các tổ hợp tác, các hợp tác xã trong các làng chè trên cùng một xã (liên kết ngang) và liên kết sản xuất giữa các làng nghề trên địa bàn huyện ; đẩy nhanh quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ phẩm giữa tổ hợp tác, hợp tác xã, các làng nghề với nhà máy Chè Sơn Phú năm trên địa bàn (liên kết dọc)

Từ năm 2019 đến năm 2025 xây dựng được từ 1 đến 3 làng nghề có thương hiệu ; đến năm 2030 xây dựng thương hiệu các làng nghề còn lại 100% làng nghề chè có thương hiệu riêng.

3.3.3. Giải pháp

a, Giải pháp kỹ thuật

- Tăng cường công tác nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến các quy trình để phù hợp với điều kiện canh tác chè của huyện Định Hóa và các làng nghề.

- Định hướng công tác chọn, thử nghiệm các giống chè cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa.

- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình về sản xuất theo hướng bền vững, nhất là các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng sinh học.

- Đầu tư các trang thiết bị, các phần mềm ứng dụng hiện đại để phục vụ trong trong việc điều tra phát hiện dự tính, dự báo, giám sát dịch hại, quản lý dịch hại, công tác phân tích giám định mẫu, giám sát phân tích dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm.

Thực hiện được các giải pháp trên thì trình độ sản xuất của các hộ trong làng nghề cơ bản là đồng đều, từ đó tiến hành liên kết sản xuất ngang giữa các làng nghề.

b. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Cần cho lao động ở các hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề đi đạo tạo lớp ngắn hạn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè.

- Cho những người đứng đầu làng nghề, Hợp tác xã đi tập huấn, học tập kinh nghiệp về các quản lý, vận hành, liên kết các hộ trong làng nghề và với các làng nghề khác trong việc sản xuất, chế biến chè.

c. Giải pháp chính sách

- Triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất chè an toàn theo quy định

- Củng cố, nâng cao năng lực của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn

- Phát triển đa dạng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn trên địa bàn huyện.

- Tổ chức vận dụng và thực hiện tốt các chính sách nhà nước đã ban hành.

d. Giải pháp phát triển chuỗi sản xuất

Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu về mức liên kết giữa các thành phần trong chuỗi nhằm tăng cường sự kết nối, trao đổi thông tin, hợp tác giữa các thành phần trong chuỗi, đồng thời tăng cường hiệu quả kinh doanh và phát triển ngành Chè huyện Định Hóa một cách bền vững, xin đề xuất một số giải pháp trọng điểm như sau:

Thứ nhất: Cần xây dựng chuỗi và phát triển thương hiệu của các làng nghề

một cách an toàn, đảm bảo chất lượng và sản lượng, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, nhằm mở rộng qui mô thị trường cho chuỗi cung ứng. Thông qua hoạt động kiểm soát từ gốc thông qua khuyến khích nông dân sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Các sở, ngành sẽ tăng cường tuyên truyền, kêu gọi các hộ dân trồng chè trên địa bàn tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, góp phần cải thiện quy trình sản xuất theo hướng hiện đại.

Thứ hai: tăng cường sự kết nối trong chuỗi, thông qua hoạt động tuyên

truyền các hộ trồng chè tham gia vào chuỗi cung ứng chè nhằm tận dụng lợi thế của chuyên môn hóa trong chuỗi cung ứng. Kết nối giữa các hộ dân và các doanh nghiệp kinh doanh chè, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp chè ổn định và đảm bảo an toàn. Tăng cường tổ chức các hoạt động quảng bá, điển hình là Festival Chè Thái Nguyên, nhằm quảng bá hình ảnh về sản phẩm chè của các làng nghề, đồng thời cũng là thời điểm để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin, tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

Thứ ba: khuyến khích các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng kí kết hợp

đồng với các hộ sản xuất chè, các làng nghề, các Hợp tác xã về cung cấp số lượng chè, vừa đảm bảo lợi ích cho người trồng chè, vừa tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, do có nguồn cung ứng ổn định và an toàn.

Thứ tư: khuyến khích các thành phần trong chuỗi cung ứng sử dụng các

qui mô thị trường, kết nối với khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động kết nối thông tin giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng cũng sẽ làm tăng cường sự liên kết trong chuỗi, giúp chuỗi cung ứng chè hoạt động có hiệu quả hơn.

đ. Giải pháp về kinh tế

- Các làng nghề, HTX chè cần chủ động phát huy nội lực như: Khuyến khích huy động vốn từ các thành viên trong làng nghề, HTX; nâng cao vai trò của các thành viên tham gia trong việc đảm nhiệm khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm nghề,... Các làng nghề, các HTX cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư máy móc, công nghệ cho sản xuất sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho HTX và cho các thành viên tham gia.

- Phát triển các DN sản xuất và kinh doanh chè trong làng nghề, để phát triển doanh nghiệp cần tạo môi trường pháp lý ổn định, có chính sách hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp, có chính sách quy hoạch nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trong các làng nghề. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự đổi mới trang thiết bị, công nghệ để mở rộng sản xuất, cần phải giải quyết tốt khâu đầu ra cho sản phẩm, tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

- Tạo điều kiện cho các làng nghề chè, các HTX chè tiếp cận với các nguồn tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho vay đối với các HTX, doanh nghiệp. Đặc biệt, cần tạo điều kiện cho các HTX chè, doanh nghiệp kinh doanh chè tiếp cận với các khoản tín dụng của các chương trình phát triển công nghiệp nông thôn, của các chương trình, dự án hỗ trợ ngành chè và làng nghề chè.

- Triển khai chương trình tín dụng, thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi với các hộ làng nghề, các THT, HTX nghề và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè. Tăng lượng vốn vay, thời gian vay vốn cho các hộ kinh doanh để các hộ có đủ vốn để đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ưu đãi đối với các đối tượng vay vốn là

với các đối tượng này. Ưu tiên nguồn vốn vay cho các hộ làng nghề trong việc mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư xử lý môi trường,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 83)